Bài cũ: Chiến thắng Chi Lăng

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 4 (CẢ NĂM) (Trang 29 - 30)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

2. Bài cũ: Chiến thắng Chi Lăng

- Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh ở Chi Lăng?

- Trận Chi Lăng có tác dụng gì trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?

- Nhận xét.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài:

- Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước

Hoạt động1: Nhà nước thời Hậu Lê và quyền

lực của nhà vua

- Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời:

+ Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? (HSY)

+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?

+ Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê ntn? (HSG)

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, tìm những sự việc thể hiện vua là người có uy quyền tối cao?

Hoạt động 2: Bộ luật Hồng Đức

- Để quản lí đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì? (HSY)

- Nêu những nội dun g chính của Bộ luật Hồng Đức. (HSY)

- Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? - Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?

4. Củng cố – dặn dò:

- HS trả lời

- HS đọc SGK

+ Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành lập năm 1428, lấy tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.

+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Tiền Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỉ X.

+ Dưới trều Hậu Lê, việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông

- HS thảo luận nhóm 2, trả lời: Vua là người đứng đầu đất nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội.

- Vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành Bộ luật Hồng Đức, đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta

- HS nêu

- Vua, quý tộc, làng xã, phụ nữ.

- Đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lành thổ, đề cao đạo đức của con cái đối với bố mẹ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?

- Về xem lại bài. - Nhận xét tiết học. - HS đọc - HS trả lời Duyệt (Ý kiến góp ý) ... ………, ngày…………tháng……….năm 2009

TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG

Ngày dạy: 18/01/10 Tuần: 22

Môn: Lịch sử Tiết: 22

TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ

(Chuẩn KTKN: 113; SGK: 49)

I. MỤC TIÊU:

- Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):

+ Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo, …

+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK

- Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ổn định:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 4 (CẢ NĂM) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w