Xây dựng công cụ đo lường

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 42)

Trong luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Bộ công cụ để nghiên cứu định lượng là hai mẫu phiếu hỏi ý kiến khảo sát 320 sinh viên tốt nghiệp khóa 2, 3, 4 và 5 của ngành kế toán và 60 cán bộ quản lý của các cơ quan/ doanh nghiệp hiện có cựu sinh viên nhà trường làm việc. Hai loại phiếu này có nội dung và cấu trúc tương tự như nhau, đều nhằm mục đích là tìm hiểu mức độ thích ứng công việc của sinh viên ngành kế toán về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Sau đây là nội dung và cấu trúc cụ thể của hai loại phiếu hỏi:

• Phiếu kho sát dành cho sinh viên tt nghip

- Thông tin chung về người cung cấp thông tin: Tên, tuổi, giới tính, khoá học, địa chỉ cơ quan công tác.

- Thông tin về thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp: Gồm có 11 câu hỏi ( Câu hỏi 1- 11 trong phần II của phiếu khảo sát).

- Nhóm câu hỏi khảo sát ý kiến tự đánh giá về mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp gồm 33 câu hỏi nằm trong phần III của phiếu khảo sát. trong phần này tác giả chia nhóm câu hỏi theo các chỉ số như sau:

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng công việc của sinh viên thể hiện ở tiêu chí về kiến thức gồm các câu hỏi từ 1-7.

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng công việc của sinh viên thể hiện ở tiêu chí về kỹ năng gồm các câu hỏi từ 8-24.

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng công việc của sinh viên thể hiện ở tiêu chí về thái độ gồm các câu hỏi từ 25-33. Phần trả lời cho các nội dung này được thiết kế theo thang trả lời từ 1 -5.

Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

1 2 3 4 5

+ Nhóm câu hỏi điều tra về các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán: Gồm 9 câu hỏi nằm trong phần IV của bảng khảo sát, phần trả lời cho các nội dung này được thiết kế theo thang thang trả lời từ 1 -5:

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý về cơ bản Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5

( Chi tiết xin xem ph lc 1)

• Phiếu kho sát dành cho người s dng lao động

- Thông tin về người sử dụng lao động: Tên, tuổi, giới tính, trình độ, chức vụ, số năm làm công tác quản lý.

- Thông tin về tổ chức: Tên tổ chức, địa chỉ liên lạc, điện thoại, loại hình hoạt động, lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

- Nhóm câu hỏi điều tra ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động về mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp nằm trong phần II của bảng khảo sát. Trong phần này tác giả chia nhóm câu hỏi theo các chỉ số như sau:

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng công việc của sinh viên thể hiện ở tiêu chí về kiến thức gồm các câu hỏi từ 1-7.

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng công việc của sinh viên thể hiện ở tiêu chí về kỹ năng gồm các câu hỏi từ 8-24.

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng công việc của sinh viên thể hiện ở tiêu chí về thái độ gồm các câu hỏi từ 25-33. Phần trả lời cho các nội dung này được thiết kế theo thang thang trả lời từ 1 -5:

Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

1 2 3 4 5

+ Nhóm câu hỏi điều tra về các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán: Gồm 9 câu hỏi nằm trong phần III của bảng khảo sát, phần trả lời cho các nội dung này được thiết kế theo thang thang trả lời từ 1 -5:

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý về cơ bản Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5

(Chi tiết xin xem ph lc 2)

• Phiếu phng vn sâu

Tác giả sẽ phỏng vấn các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán và cán bộ quản lý cơ quan/doanh nghiệp, nơi đang có sinh viên nhà trường làm việc nhằm làm rõ một số vấn đề còn chưa rõ ràng trong kết quả khảo sát. Phỏng vấn gồm những câu hỏi với nội dung chính như sau:

a) Đối vi sinh viên

+ Phải mất bao nhiêu thời gian kể từ khi ra trường Anh/Chị mới xin được việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo?

+ Thời gian để thích ứng được yêu cầu tối thiểu của công việc là bao lâu? Có phải tham gia khoá đào tạo lại hoặc đào tạo thêm tại cơ quan/ doanh nghiệp không? Vai trò của khoá đào tạo này trong việc thích ứng với công việc của bản thân?

+ Anh/chị tựđánh giá mức độ thích ứng công việc của bản thân mình như thế nào? + Ý kiến của Anh/ chị về các giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Đối vi cán b qun lý ca cơ quan/ doanh nghip

cơ bản của công việc là bao lâu? Cơ quan/doanh nghiệp có phải đào tạo lại những sinh viên tốt nghiệp tuyển dụng được không? Vì sao?

+ Mức độ thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán như thế nào? những năng lực nào được và chưa được? Ưu điểm và nhược điểm lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán mà khiến cơ quan/doanh nghiệp hài lòng/ không hài lòng?

+ Ý kiến của cơ quan/ doanh nghiệp về các giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán?

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 42)