- Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2014 của công ty đã tăng hơn 14% so với năm
T SP=CN+PV+QL
HÌNH 1: SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH TÍNH LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT
Quá trình tính lương cho công nhân sản xuất được công ty thực hiện minh bạch, rõ ràng và trải qua 3 bước. Sơ đồ tính lương như sau:
HÌNH 1 : SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH TÍNH LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN SẢNXUẤT XUẤT
Bước 1: tiến hành tính số sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho công nhân sản xuất. Mỗi phân xưởng đều có trách nhiệm thống kê và báo cáo số lao động làm việc theo ngày của phân xưởng mình cho phòng Lao đông – Tiền lương vào đầu giờ làm việc. Phòng Lao động – Tiền lương sẽ tiếng hành ghi số lao động và số lao động hàng ngày để theo dõi và kiểm tra tính chính xác thực hiện của các phân xưởng.
Công tác tính số sản phẩm đạt tiêu chuẩn tại các phân xưởng được thực hiện nhưng cuối tháng các phân xưởng không nộp bảng tính số sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các cá nhân trong phân xưởng mình cho phòng Lao động – Tiền lương mà nộp báo cáo kết quả sản xuất của toàn phân xưởng. Bảng tính số sản phẩm đạt tiêu chuẩn của phân xưởng sẽ được giữ lại tại thống kê của phân xưởng đó, qua đó cuối tháng sẽ căn cứ từ đó để trả lương cho người lao động.
Bảng chấm công làm thêm giờ.
Bước 2:Tính lương và chờ xét duyệt của giám đốc
Cuối tháng thì phòng Lao động – Tiền lương sẽ dựa vào kết quả sản xuất của từng phân xưởng và đơn giá thực hiện từng giai đoạn, các bước công việc khác nhau, tính ra tiền lương chung cho toàn phân xưởng. Do đặc thù công việc nên không phải lao động nào cũng làm công việc giống nhau, không phải ai cũng làm ra sản phẩm mới, mỗi sản phẩm lại có mức độ phức tạp và đơn giá khác nhau, sau đó tính tổng giá trị cho toàn phân xưởng. Phòng lao động tiền lương sẽ gửi bảng thanh toán lương của các phân xưởng theo từng tháng lên cho giám đốc xét duyệt. Sau đó thì Giám đốc sẽ chỉ đạo phòng tài chính kế toán thanh toán tiền lương.
Bước 3: Thanh toán lương cho các phân xưởng và thanh toán cho từng công nhân.
Tiền lương của phân xưởng nào sẽ được gửi về phân xưởng đó. Sau đó mỗi phân xưởng sẽ dựa vào bảng chấm công và theo dõi công việc đã lưu lại trong quá trình làm việc trong tháng để chia lương cho từng người lao động.
Áp dụng hình thức này thì có ưu điểm là : Thứ nhất, công việc tính lương của phòng Lao động- Tiền lương được giảm nhẹ. Phòng Lao động – Tiền lương không cần phải tính lương cho từng công nhân dựa vào đơn giá và số ngày công nữa mà chỉ cần tính chung cho toàn phân xưởng. Thứ hai, tăng sự giám sát chặt chẽ của từng phân xưởng. Nếu việc quản lý từng lao động trong các phân xưởng do của phòng Lao động- Tiền lương đảm nhiệm thì khối lượng công việc rất lớn, cần rất nhiều giám sát và kiểm tra, vậy nên rất phức tạp. Tuy nhiên, vẫn cần thiết thực hiện công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra tính chính xác giữa các thông tin trao đổi của các phân xưởng với của phòng Lao động- Tiền lương.
Bên cạnh đó, trong quá trình tính lương cho công nhân sản xuất thì bảng chấm công đã được theo dõi từng ngày, công nhân còn được theo dõi cả về phụ cấp, trợ cấp, khen thưởng cá nhân hay là phê bình hoặc các khoản thu phải nộp…
Kết luận
Ưu điểm của công tác trả công cho công nhân sản xuất tại công ty.
- Công ty cổ phần cơ khí xây lắp thương mại Đông Anh đã xây dựng được quy chế trả lương đầy đủ cho người lao động tại công ty. Công ty đã áp dụng tốt các
hình thức trả lương hiện tại cho từng đối tượng khác nhau, trả lương đầy đủ cho người lao động, thực hiện tốt các ưu điểm của các hình thức trả công.
- Công ty luôn luôn thực hiện các biện pháp nhằm thay cải thiện các hình thức trả công, luôn nghe theo nguyện vọng của công nhân.
- Công ty đã thực hiện tốt và đầy đủ phụ cấp cho người lao động tuân thủ đúng luật pháp quy định. Tạo được tâm lý thoải mái cho người lao động yên tâm làm việc.
- Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm thì công ty đã xây dựng một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm rất tốt, đảm bảo công nhân khi hoàn thành sản phẩm luôn được kiểm tra và thống kê đúng số lượng, ít gặp sai sót.
- Hình thức trả lương theo thời gian tại công ty theo đánh giá là tốt, các hệ số phụ cấp được hưởng cao, vấn đề tính tiền làm thêm giờ rất chi tiết, không có sự lẫn lộn cũng không tạo ra sự thắc mắc, chứng tỏ cách tính tiền làm thêm giờ của công ty rất được hưởng ứng.
- Quá trình tính lương tại công ty được thực hiện linh hoạt, phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban, các phân xưởng, luôn trả lương đúng hẹn cho công nhân, ít công nhân thắc mắc về vấn đề tiền lương.
Nhược điểm của công tác trả lương cho công nhân sản xuất tại công ty.
- Quy chế trả lương của công ty còn thiếu một số nguyên tắc như:tiền lương khi lam thêm ,làm đêm thì như thế nào so với tiền lương khi làm việc trong giờ quy định ,tiền lương người lao động nhận được căn cứ vào đâu ...
- Trong quá trình tính lương, công tác thực hiện, theo dõi, giám sát, kiểm tra tính chính xác của thông tin thì mất nhiều thời gian, khó theo dõi, giám sát sự sai lệch thông tin.
- Hiện nay Công ty vẫn còn trả lương trực tiếp tới tận tay người lao động. Vì số lượng người lao động trong công ty sẽ tăng nên công việc này mất rất nhiều thời gian, công sức, phức tạp, dễ nhầm lẫn và khó quản lý. Ngày nay đã có nhiều công ty áp dụng hình thức trả lương cho người lao động bằng thẻ thông qua hệ thống ngân hàng.
- Đối với hình thức trả lương theo thời gian có một hạn chế là thời gian tính lương lâu nếu người lao động làm thêm vào những trường hợp khác nhau, không
thể đánh giá được sự tiến bộ hay hoàn thành tốt công việc. Nên thêm một hệ số đánh giá tiến độ làm việc để đánh giá phần nào sự cố gắng hay không của người lao động.
- Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, công ty chưa trả đúng cho người lao động, sẽ tạo ra thắc mắc. Theo quy chế công ty thì trả lương theo sản phẩm thì:
Tổng tiền lương tháng = (Nsp x ĐG) + các khoản phụ cấp
Trong đó :
- Nsp : số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc làm ra đạt yêu cầu.
- ĐG : đơn giá 1 sản phẩm hoặc khối lượng 1 công việc.
Công thức trên là chưa hợp lý, chưa tuân theo đúng pháp luật, công thức này thì mới chỉ tính lương cho người lao động theo sản lượng công nhân làm ra, bao gồm cả sản phầm trong thời gian làm thêm, như vậy là chưa hợp lý.