Các hình thức khái quát hóa bản đồ

Một phần của tài liệu Một số thuật toán khái quát hóa bản đồ và ứng dụng (Trang 35)

Theo McMaster và Shea (1992) thì khung làm việc của khái quát hóa đƣợc thể hiện nhƣ trong bảng 2.1. Chúng bao gồm ba vùng thao tác mô tả tại sao cần khái quát

hóa, khi nào phải khái quát hóa và khái quát hóa bằng cách nào[1].

Tiến trình khái quát hóa thƣờng đƣợc chia nhỏ thành các tiến trình con. Các tiến trình con đôi khi đƣợc gọi là toán tử, thao tác... Ngƣời lập bản đồ quen sử dụng các khái niệm truyền thống là "chọn lựa", "đơn giản hóa", "tổ hợp" hay "thay thế" để mô tả các khía cạnh của khái quát hóa.

Tại sao cần khái quát hóa?

Khi nào phải khái quát hóa?

Khái quát hóa như thế nào? Giảm độ phức tạp Duy trì độ chính xác không gian Duy trì độ chính xác thuộc tính Duy trì chất lƣợng mỹ thuật

Duy trì phân cấp logic Nhất quán áp dụng các luật Tắc nghẽn Hợp nhất Đụng độ Phức tạp Không nhất quán Không nhận thấy đƣợc

Đơn giản hóa Làm trơn Kết hợp (aggregation) Pha trộn (amalgamation) Trộn Collaspe Lọc Phóng to (exaggeration) Nâng cấp Dịch chuyển Mục đích bản đồ và ý đồ ngƣời dùng Phù hợp với tỷ lệ bản đồ Bảo toàn tính rõ ràng Đo mật độ Đo phân phối

Đo độ dài và đo góc Đo hình dạng

Đo khoảng cách

Phân lớp

Biểu tƣợng hóa

Hiệu quả về chi phí Giảm thiểu tối đa dữ liệu Tối ƣu vùng nhớ lƣu trữ

Chọn toán tử khái quát hóa Chọn thuật toán

Chọn tham số

31

Có thể phân chia các hình thức khái quát hóa bản đồ nhƣ sau: - Xác định và phân loại

Các đối tƣợng và hiện tƣợng cần biểu thị thành từng nhóm các đối tƣợng cùng loại, có cùng đặc tính nào đó. Sự phân loại các đối tƣợng có mục đích tránh nhầm lẫn, bỏ sót đối tƣợng, thuận tiện cho việc lựa chọn , biểu thị đối tƣợng. Sự phân loại đƣợc thực hiện theo nguyên tắc từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết. Thông thƣờng, các đối tƣợng, yếu tố nội dung đƣợc phân loại theo dạng, tức là dựa theo hình dạng, đặc điểm, tính chất, cấu trúc. Ví dụ nhóm các yếu tố thuỷ văn , dân cƣ, địa hình, thổ nhƣỡng... Các đối tƣợng, hiện tƣợng cũng đƣợc phân loại theo điều kiện phát sinh, nguồn gốc, ý nghĩa khoa học và thực tế.

- Chọn lọc

Các đối tƣợng biểu thị là hạn chế nội dung bản đồ phù hợp với mục đích, đề tài, tỷ lệ và đặc điểm địa lý lãnh thổ lập bản đồ. Lựa chọn thông thƣờng đƣợc tiến hành theo trình tự từ các đối tƣợng chính yếu đến các đối tƣợng ít quan trọng hơn. Những đối tƣợng có kích thƣớc nhỏ nhƣng có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện nào đó vẫn phải thể hiện. Chẳng hạn hầu hết các đối tƣợng có giá trị định hƣớng đều đƣợc thể hiện trên bản đồ địa hình bằng các ký hiệu phi tỷ lệ.

Khi thành lập bản đồ có thể xác định tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu lựa chọn. Tiêu chuẩn lựa chọn là giá trị giới hạn qui định kích thƣớc hoặc ý nghĩa đối tƣợng cần thể hiện trên bản đồ khi khái quát hoá. Ví dụ, trên bản đồ địa hình qui định thể hiện tất cả các hồ, ao có kích thƣớc từ 4 mm2

trở lên, các đƣờng địa giới hành chính từ cấp huyện trở lên. Chỉ tiêu lựa chọn là chỉ số qui định mức độ lựa chọn. Các chỉ tiêu lựa chọn đƣợc xây dựng nhằm điều hoà tải trọng bản đồ. Ví dụ đối với bản đồ địa hình qui định khi chuyển từ tỷ lệ 1: 50.000 sang tỷ lệ 1: 100.000 giữ lại và thể hiện 1/3 số điểm dân cƣ đối với vùng dân cƣ đông đúc, giữ lại 1/2 đối với vùng dân cƣ mật độ trung bình và thể hiện toàn bộ đối với vùng dân cƣ thƣa thớt. Hoặc qui định thể hiện không quá 10 điểm dân cƣ trên diện tích 1 dm2. Khi xây dựng chỉ tiêu lựa chọn và vận dụng cần chú ý đến tƣơng quan mật độ trong các khu vực khác nhau dẫn đến việc ngƣời sử dụng có thể có nhận thức không chính xác.

- Khái quát hình dạng đối tượng (khái quát hoá hình học)

Là lƣợc bỏ các chi tiết nhỏ, không quan trọng và nhấn mạnh các chi tiết đặc trƣng của đối tƣợng. Khái quát hình dạng đối tƣợng thƣờng tuân thủ các tiêu chuẩn kích thƣớc. Những chi tiết nhỏ hơn tiêu chuẩn qui định nhƣng lại có ý nghĩa về phƣơng diện nào đó nhất định phải thể hiện và phóng to. Chẳng hạn, khi biểu thị bờ biển phân cắt mạnh, cần loại bỏ các vũng, vịnh nhỏ, các mũi đất hẹp, phóng đại để biểu thị các

32

chi tiết đặc trƣng. Khi biên vẽ bản đồ ngƣời ta thƣờng tiến hành liên kết, gộp các đối tƣợng nhỏ cùng loại vào một đƣờng viền chung.

Ví dụ khi thể hiện các vùng thực vật nằm sát nhau và có kích thƣớc nhỏ hơn tiêu chuẩn có thể gộp vào thành một vùng lớn. Trong quá trình khái quát hoá cần chú ý đến quan hệ giữa hình dạng đối tƣợng với các đối tƣợng khác, ý nghĩa của đối tƣợng .... Chẳng hạn, khi biểu thị nhóm đảo hoặc quần đảo, các đảo lớn và quan trọng có thể phóng to, các đảo nhỏ có thể lƣợc bỏ không thể hiện nhƣng nên tránh việc gộp các đảo nhỏ có thể gây nhận thức không đúng về đối tƣợng.

- Khái quát các đặc trưng số lượng

Thể hiện ở việc chuyển thang liên tục sang thang phân cấp và tăng khoảng cách giữa các bậc thang. Ví dụ khi thu nhỏ tỷ lệ bản đồ địa hình, khoảng cao đều giữa các đƣờng bình độ cũng tăng lên, một số đặc trƣng tiểu địa hình sẽ không đƣợc thể hiện. Đối với bản đồ sử dụng phƣơng pháp chấm điểm có thể thay đổi giá trị trọng số.

- Khái quát các đặc trưng chất lượng

Là giảm bớt sự khác biệt về chất theo phƣơng diện nào đó. Để khái quát hoá, ngƣời ta có thể nhóm các đối tƣợng bằng các khái niệm chung. Ví dụ trên bản đồ đất nông nghiệp tỷ lệ lớn, các loại đất đƣợc thể hiện chi tiết : đất trồng lúa một vụ, lúa hai vụ, đất trồng ngô, đất trồng rau... Trên bản đồ tỷ lệ nhỏ các loại đất nói trên đƣợc thể hiện bằng ký hiệu chung là đất trồng cây lƣơng thực. Một phƣơng cách khái quát hoá các đặc trƣng chất lƣợng khác là lƣợc bỏ không thể hiện các nhóm đối tƣợng không quan trọng.

- Khái quát hóa khái niệm

Thay thế các đối tƣợng hoặc khái niệm đơn giản bằng các ký hiệu tập hợp hoặc bằng các khái niệm chung. Ví dụ khi không thể phân định ranh giới giữa rừng cây lá rộng và cây lá kim ngƣời ta thay bằng ký hiệu rừng hỗn hợp, cụm cây hỗn hợp. Hoặc, nếu trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 các điểm dân cƣ đƣợc thể hiện chi tiết bằng các đƣờng viền khối nhà và nhà độc lập, thì trên bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 chúng đƣợc thể hiện bằng đƣờng viền các khu phố. Trên bản đồ tỷ lệ nhỏ các điểm dân cƣ đƣợc thể hiện bằng ký hiệu phi tỷ lệ (thƣờng là vòng tròn).

33

Một phần của tài liệu Một số thuật toán khái quát hóa bản đồ và ứng dụng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)