Sự hài lòng của sinh viên đối với 7 nhân tố còn lại

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69)

7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu

4.3.7 Sự hài lòng của sinh viên đối với 7 nhân tố còn lại

4.3.7.1 Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Phương pháp giảng dạy và kiểm tra

Như đã phân tích ở nhân tố Giảng viên, một giảng viên nếu có kiến thức sâu rộng nhưng không có một phương pháp sư phạm tốt thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiếp thu kiến thức của sinh viên. Để khắc phục được điều đó thì giảng viên phải biết áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau cho từng đối tượng sinh viên, từng chuyên đề mà mình giảng dạy nhằm giúp cho sự truyền thụ của giảng viên đến sinh viên hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc giảng viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập cũng là một hoạt động tích cực nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giảng dạy bởi ngoài việc giúp cho giảng viên nắm bắt được tình hình học tập của sinh viên, giúp sinh viên tập trung học tập mà còn giúp cho giảng viên phát hiện những điểm khuyết trong kiến thức của sinh viên và có những điều chỉnh hợp lý. Vì vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá cần phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập với nhiều hình thức khác nhau.

Bảng 4.14: Đánh giá của sinh viên về Phƣơng pháp giảng dạy và kiểm tra

Câu hỏi Nội dung Tổng Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Cau 11 Giảng viên đã sử dụng nhiều phương

pháp giảng dạy 797 3.35 .915

Cau 17 Giảng viên đã sử dụng nhiều hình

thức kiểm tra đánh giá môn học 797 3.43 .915 Cau 18 Giảng viên kiểm tra đánh giá thường

xuyên trong suốt quá trình học tập 795 3.17 .957

Trung bình 3.32

Bảng 4.14 cho thấy kết quả đánh giá của sinh viên về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của sinh viên. Thông qua kết quả ta thấy sinh viên còn chưa có sự hài lòng thật sự cao đối với hoạt động này của giảng viên. Tuy rằng áp dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau nhưng thông thường một giảng viên

chỉ áp dụng 2 lần đánh giá trong suốt một học kỳ đó là đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ theo một hệ số điểm nhất định. Việc đánh giá định kỳ như thế khiến cho sinh viên có một thói quen đối phó theo từng thời điểm mà không tập trung vào môn học trong những thời gian còn lại làm cho kiến thức của sinh viên dễ dàng xuất hiện những lỗ trống nhất định và kết quả là sự hài lòng của sinh viên chưa thật sự cao (trung bình = 3.17). Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy qua kết quả phỏng vấn sâu tại hộp 4.6

Hộp 4.6: Ý kiến của sinh viên đối với phƣơng pháp giảng dạy và kiểm tra của giảng viên

Các Thầy/Cô thường xuyên dùng phương pháp thuyết trình mổi khi bắt đầu truyền đạt kiến thức mới, chúng em chỉ việc lắng nghe và ghi chép lại. Đến khi Thầy/Cô hỏi có vấn đề gì cần trao đổi hay không thì chẳng bạn nào có ý kiến gì vì thật sự các bạn còn rất lờ mờ và chưa nắm được vấn đề và không biết nên hỏi từ đâu. Theo em, các Thầy/Cô cần có cách tiếp cận khác hơn như là đàm thoại và dẫn dắt vấn đề để chúng em dễ tiếp thu hơn. (PVS, P, nam sinh viên năm nhất, ngành Khoa học Môi trường)

Trong hầu hết các môn học giảng viên chỉ kiểm tra 2 lần định kỳ vì vậy mà một số bạn không học từ đầu, chỉ đợi đến lúc thi thì mới học đối phó cho vừa đủ điểm đậu. Một số bạn còn có ý nghĩ là điểm giữa kỳ thấp cũng chẳng sao vì còn lại điểm cuối kỳ chiếm đến 70% cho nên đến lúc thi mới bắt đầu học. Theo em và một số bạn trong lớp thì nhà trường nên chia nhỏ điểm này ra theo nhiều mục như: điểm chuyên cần, bài tập nhỏ/seminar theo nhóm hoặc cá nhân, điểm giữa kỳ, điểm cuối kỳ…có như thế thì các bạn mới nghiêm túc tập trung vào việc học. (PSV, Th, nam sinh viên năm 3, ngành Toán – Tin học)

Từ kết quả này giảng viên cần phải áp dụng việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và không theo định kỳ để kết quả đánh giá phản ánh đúng thực lực của sinh viên.

4.3.7.2 Sự hài lòng của SV đối với nhân tố Công tác kiểm tra, đánh giá

Song song với việc thường xuyên áp dụng các hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau thì công tác tổ chức kiểm tra đánh giá cũng cần được chú ý. Đặc biệt là vai trò của Giảng viên, của phòng Đào tạo và của các khoa cần được phát huy một cách hiệu quả để cho công tác tổ chức thi cử được diễn ra một cách nghiêm túc, chặt chẽ đảm bảo được kết quả đánh giá là chính xác và công bằng đối với tất cả các sinh viên. Điều này vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của sinh viên và thương hiệu của nhà trường. Kết quả đánh giá được trình bày trong bảng 4.15 cho thấy sự hài lòng của sinh viên về hoạt động này ở mức cao (trung bình = 3.74), đặc biệt là công tác tổ chức thi cử được sinh viên đánh giá rất cao (trung bình = 4.08). Điều này cho thấy công tác kiểm tra đánh giá được nhà trường thực hiện rất tốt và đạt được sự tin cậy của sinh viên. Kết quả này được khẳng định một lần nữa trong kết quả phỏng vấn sâu theo hộp 4.7

Bảng 4.15: Đánh giá của sinh viên về Công tác kiểm tra, đánh giá

Câu hỏi Nội dung Tổng Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Cau 14 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và

kế hoạch giảng dạy 799 3.67 .880

Cau 19 Giảng viên đánh giá kết quả học tập

chính xác 795 3.48 .825

Cau 20 Giảng viên đánh giá kết quả học tập

công bằng đối với sinh viên 795 3.71 .802 Cau 27 Công tác tổ chức thi cử nghiêm túc,

chặt chẽ 799 4.08 .729

Trung bình 3.74

Hộp 4.7: Nhận xét của sinh viên về công tác kiểm tra, đánh giá

Việc tổ chức thi trong nhà trường được diễn ra rất nghiêm túc và chặt chẽ, ít có trường hợp vi phạm trong lúc thi. Các kết quả thi cũng được nhà trường công bố công khai, sinh viên có quyền phúc khảo nếu thấy không đúng…điều này làm cho chúng em cảm thấy rất hài lòng vì chúng em chỉ mong được đánh giá đúng với năng lực của mình. (PVS, B, nam sinh viên năm 4, ngành Công nghệ thông tin)

4.3.7.3 Sự hài lòng của SV đối với nhân tố Sự phù hợp trong tổ chức đào tạo

Một nhân tố khác cũng cần được chú ý đó là Sự phù hợp trong quá trình tổ chức hoạt động đào tạo. Nhân tố này bao gồm các yếu tố như số tín chỉ phù hợp, cấu trúc chương trình thuận lợi cho việc học của sinh viên… Kết quả đánh giá tại bảng 4.16 cho thấy sinh viên hài lòng cao đối với nhân tố này (trung bình = 3.45).

Bảng 4.16: Đánh giá của sinh viên về Sự phù hợp trong tổ chức đào tạo

Trong đó, yếu tố cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên được đánh giá thấp so với các yếu tố khác (trung bình = 3.12) điều này có thể giải thích theo năm học sinh viên. Đối với sinh viên năm nhất đã quen với cách học ở phổ thông nên lần đầu tiếp xúc với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ không khỏi bỡ ngỡ và rất khó làm quen, họ chưa hiểu được như thế nào là mềm dẻo, linh hoạt trong chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, sinh viên phải tiếp thu một khối kiến thức mới của giai đoạn đại cương khiến cho sinh viên cảm thấy việc học khá nặng nề và bị áp lực. Tuy nhiên, càng về sau sinh viên càng quen với cách học này và có đánh giá cao hơn (Pearson Chi-Square = 35.026; df = 12; p-value = 0.000 – Phụ lục 5.10). Kết quả phỏng vấn sâu sinh viên về nhân tố này (hộp 4.8) cũng đã khẳng định thêm cho những lý giải trên.

Câu hỏi Nội dung Tổng Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Cau 4 Tổng số tín chỉ của tất cả các môn trong

chương trình là phù hợp 797 3.40 .972

Cau 5 Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh

hoạt thuận lợi cho việc học tập của SV 798 3.12 .987 Cau 25 Các hình thức kiểm tra đánh giá khác

nhau phù hợp với tính chất của từng môn học

798 3.56 .765

Cau 26 Đề thi bám sát với nội dung và mục tiêu

của từng môn học 799 3.71 .740

Hộp 4.8: Ý kiến của sinh viên về sự phù hợp trong tổ chức đào tạo

Mỗi khi nghĩ lại thời gian học năm đầu tiên em rất sợ, môn học nào cũng thấy khó và nặng. Chúng em đã phải cố gắng rất nhiều mới có thể theo kịp những gì Thầy/Cô dạy, đặc biệt là em rất sốc với việc thi vấn đáp môn Toán cao cấp. Nhưng bây giờ em thấy cách thi đó giúp hay vì nó giúp cho em có được một sự nhạy bén và giải quyết vấn đề nhanh. Những môn học cũng không làm cho chúng em cảm thấy bị áp lực như lúc trước vì chúng em đã biết cách học và có thể lựa chọn những học phần thay thế trong chương trình. (PVS, C, nam sinh viên năm 3, ngành Vật Lý)

4.3.7.4 Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Thư viện

Bên cạnh các yếu tố về trang thiết bị phục vụ học tập, điều kiện học tập thì việc tạo ra một môi trường để sinh viên tự học, tự nghiên cứu là một việc không kém phần quan trọng. Với diện tích rộng chiếm trọn 2 tầng lầu của tòa nhà mới, có phòng đọc riêng và nguồn tài liệu phong phú đa dạng lên đến 53.000 cuốn (trong đó có 48.000 cuốn gắn với nội dung đào tạo và cấp bằng của nhà trường) Thư viện trường đã đáp ứng yêu cầu thông tin cho mọi đối tượng từ sinh viên, học viên, giảng viên, nhà nghiên cứu đến doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà trường còn có hệ thống thư viện được tin học hóa, có các tài liệu điện tử, thường xuyên cập nhật các tài liệu mới. Thư viện số sử dụng phần mềm mã nguồn mở thư viện số Greenstone để tạo lập những bộ sưu tập thông tin chuyên ngành, cổng thông tin tích hợp tài liệu điện tử từ mọi nguồn giúp cho độc giả có thể truy tìm theo tác giả, nhan đề, từ khóa, tiêu đề, đề mục… một cách dễ dàng (hộp 4.9)

Hộp 4.9: Nhận xét của sinh viên về Thƣ viện

Em và các bạn rất thích học tại thư viện của trường vì ở đó rộng rãi, mát mẻ và có nhiều tài liệu đến môn học, đặc biệt là không khí học tập tại đó giúp cho chúng em có sự tập trung cao và học hiệu quả hơn. Ngoài ra thư viện điện tử của trường rất tốt, mỗi khi không có điều kiện lên thư viện em có thể tìm tài liệu tại nhà hoặc bất cứ nơi nào thông qua hệ thống này. (PVS, T, nam SV năm 4, ngành Toán – Tin học)

Chính các yếu tố này đã giúp cho sinh viên có sự hài lòng cao đối với thư viện của nhà trường (bảng 4.17)

Bảng 4.17: Đánh giá của sinh viên đối với Thƣ viện

Câu hỏi Nội dung Tổng Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Cau 36 Thư viên có nguồn tài liệu tham khảo

phong phú, đa dạng 800 3.46 .909

Cau 37 Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên

796 3.48 .896

Cau 38 Thư viện điện tử giúp cho việc tra cứu

tài liệu dễ dàng, nhanh chóng 800 3.38 .879

Trung bình 3.44

Hiện tại, nhà trường đang tích cực triển khai nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình toà nhà Thư Viện hiện đại thuộc dự án thành phần QG-HCM-07 với tổng vốn đầu tư là: 83.113.549.000đ, với quy mô cao 09 tầng, tổng diện tích sàn: 9.428m2. Một khi Thư viện này hoàn thành và đưa vào hoạt động, đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng cao của sinh viên thì chắc chắn sự hài lòng của sinh viên đối với Thư viện sẽ tăng cao hơn nữa.

4.3.7.5 Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Giáo trình

Kết quả đánh giá của sinh viên đối với giáo trình được thể hiện tại bảng 4.18. Thông qua đó ta thấy được sinh viên có sự hài lòng cao đối với nhân tố giáo trình (trung bình = 3.51)

Bảng 4.18: Đánh giá của sinh viên về Giáo trình

Câu hỏi Nội dung Tổng Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Cau 28 Giáo trình mỗi môn học được cung

cấp đầy đủ, đa dạng 799 3.50 .942

Cau 29 Giáo trình được biên soạn rõ ràng,

đảm bảo nội dung chính xác 799 3.48 .870 Cau 30 Giáo trình giúp sinh viên tự học được 800 3.56 .929

Theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của trường ĐHKHTN hiện nay thì sinh viên có thể tích lũy kiến thức trong mọi thời điểm, chủ động trong việc lập kế hoạch học tập cá nhân nhằm tạo nên một hiệu quả cao trong đào tạo và để đạt được điều này thì vai trò của giáo trình là rất quan trọng. Với một học phần có giáo trình đa dạng, được biên soạn rõ ràng và nội dung chính xác thì sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu tại nhà mà không tốn nhiều thời gian trên lớp (Hộp 4.10)

Hộp 4.10: Ý kiến của sinh về giáo trình

Em ít khi lên lớp, thường thì em chỉ lên lớp vào ngày đầu tiên để biết mặt Thầy/Cô và danh mục giáo trình sau đó em tự học ở nhà dựa trên giáo trình đó. Các giáo trình này thường được biên soạn rõ ràng và dễ hiểu, chỗ nào không rõ thì em hỏi lại bạn hoặc gửi mail nhờ Thầy/Cô trả lời. Các Thầy/Cô rất tận tình hướng dẫn và trả lời mail của em rất sớm. Suốt 4 năm học vừa qua chỉ có năm đầu tiên là em lên trường nhiều nhất còn về sau em chỉ lên trường khi cần thiết mà thôi vì tất cả các thông tin liên quan đều có hết trên mạng. (PVS, B, nam sinh viên năm 4, ngành Công nghệ Thông tin)

4.3.7.6 Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Thông tin đào tạo

Kết quả đánh giá của sinh viên đối với nhân tố thông tin đào tạo trong bảng 4.19 cho thấy sinh viên có sự hài lòng cao (trung bình = 3.68). Trong đó, sinh viên đánh giá cao nhất về các thông tin mà giảng viên đã cung cấp cho sinh viên vào đầu mỗi học phần như kế hoạch giảng dạy, các tiêu chí để đánh giá kết quả học tập. Qua đó, sinh viên có thể chủ động sắp xếp thời gian học tập theo kế hoạch của từng học phần khác nhau và tham gia vào các tiêu chí đánh giá để kết quả học tập đạt mức tốt nhất. Tuy nhiên, các thông tin trên website trường chưa khiến cho sinh viên hoàn toàn hài lòng mà còn một số vấn đề tồn tại về website của trường (Hôp 4.11) vì thế nhà trường cần phải thường xuyên rà soát và cập nhật các thông tin từ các đơn vị trong trường nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin của sinh viên.

Bảng 4.19: Đánh giá của sinh viên về Thông tin đào tạo

Câu hỏi Nội dung Tổng Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Cau 21 Sinh viên được thông báo đầy đủ kế

hoạch giảng dạy 800 3.75 .911

Cau 22 Sinh viên được thông báo đầy đủ các

tiêu chí đánh giá kết quả học tập 796 3.84 .830 Cau 41 Các thông tin trên website của trường

đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên

794 3.45 1.022

Trung bình 3.68

Hộp 4.11: Ý kiến của sinh viên về Thông tin đào tạo

Nhà trường cần đưa thêm nhiều quy định và thông tin về đào tạo lên website trường và website Khoa để cho chúng em có thể nắm bắt được thông tin mới nhất (PVS, O, nữ sinh viên năm 1, ngành Công nghệ Thông tin)

Website trường có quá nhiều thông tin vì tất cả các đơn vị đều đưa thông tin lên đó cho nên rất khó theo dõi, một số đơn vị đơn thông tin nhưng không đề tên đơn vị nên khi cần thiết không biết liên hệ với ai. Trong khi đó các thông tin tại website của khoa đều đã quá cũ và hầu như không thấy cập nhật mới (PVS, Ng, nữ sinh viên năm 4, ngành Công nghệ Sinh học)

4.3.7.7 Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Nội dung chương trình đào tạo và

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)