Kiểm định sự phù hợp của mô hình – phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53)

7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu

4.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình – phân tích hồi quy

Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ta sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội đối với 14 nhân tố được phân tích trên trong đó lấy nhân tố Sự hài lòng của sinh viên là biến phụ thuộc và 13 nhân tố còn lại là biến độc lập.

Bằng việc áp dụng phương pháp chọn biến từng bước (stepwise selection) ta thu được kết quả hồi quy theo Phụ lục 3. Kết quả này cho giá trị R2

= 0,236, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu mẫu là 23,6%.

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 40.633, giá trị sig. rất nhỏ bước đầu cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) = 1.788 cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có ý nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Phụ lục 3) cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Trung bình = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.996). Do đó có kể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hệ số phóng đại phương sai VIF của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng Đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau)

Kết quả hồi quy ở bảng 4.4 cho thấy có đến 6 nhân tố có mối liên hệ tuyến tính với sự hài lòng của sinh viên với mức ý nghĩa Sig.t < 0.05

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy đa biến

Nhân tố Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF Hằng số .441 .222 1.984 .048

Su phu hop va muc do

dap ung cua CTDT .295 .051 .210 5.740 .000 .721 1.387 Muc do dap ung .133 .035 .133 3.816 .000 .795 1.258 Trinh do va su tan tam

cua GV .194 .057 .123 3.391 .001 .739 1.353

Trang thiet bi phuc vu

hoc tap .088 .037 .084 2.379 .018 .781 1.281

Ky nang chung .139 .054 .097 2.578 .010 .681 1.469 Dieu kien hoc tap .077 .034 .080 2.297 .022 .805 1.242

Từ đó, ta xác định được phương trình hồi quy bội như sau: Mức độ hài lòng của SV = 0.139 * kỹ năng chung

+ 0.194 * Trình độ và sự tận tâm của GV + 0.295* Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của CTĐT + 0.088 * Trang thiết bị phục vụ học tập + 0.077 * Điều kiện học tập + 0.133 * Mức độ đáp ứng + 0.441

Tuy nhiên thông qua biểu đồ phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính (hình 4.3) cho ta thấy các các giá trị phần dư không phân tán một cách ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 mà phân tán một cách có hệ thống theo các đường thẳng chứng tỏ rằng giả định liên hệ tuyến tính bị vi phạm.

Hình 4.3: Biểu đồ phân tán phần dƣ và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy tuyến tính

Bên cạnh đó khi kiểm định tương quan hạn giữa giá trị phần dư và 13 nhân tố cho thấy được phương sai của sai số thay đổi (bảng 4.5). Điều này làm cho các ước

lượng của các hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố không nằm trong phương trình hồi quy không hẳn không ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần sau.

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Pearson của phần dƣ chuẩn hóa và 13 nhân tố

Nhân tố phandu

Ky nang chung Tương quan hạng Pearson -.095(**)

Sig. (1-tailed) .004

Trinh do, tac phong cua GV Tương quan hạng Pearson -.071(*)

Sig. (1-tailed) .023

Su phu hop va muc do dap ung cua CTDT Tương quan hạng Pearson -.095(**)

Sig. (1-tailed) .004

Phuong phap giang day va kiem tra Tương quan hạng Pearson -.071(*)

Sig. (1-tailed) .022

Thu vien Tương quan hạng Pearson -.048

Sig. (1-tailed) .087

Trang thiet bi phuc vu hoc tap Tương quan hạng Pearson -.026

Sig. (1-tailed) .232

Dieu kien hoc tap Tương quan hạng Pearson -.051

Sig. (1-tailed) .074

Giao trinh Tương quan hạng Pearson -.070(*)

Sig. (1-tailed) .024

Cong tac kiem tra danh gia Tương quan hạng Pearson -.011

Sig. (1-tailed) .383

Thong tin dao tao Tương quan hạng Pearson -.083(**)

Sig. (1-tailed) .010

Su phu hop trong to chuc DT Tương quan hạng Pearson -.107(**)

Sig. (1-tailed) .001

Muc do dap ung Tương quan hạng Pearson -.087(**)

Sig. (1-tailed) .007

Noi dung CTDT va ren luyen sv Tương quan hạng Pearson -.133(**)

Sig. (1-tailed) .000

** Correlation is significant at the 0.01 level (1-tailed). * Correlation is significant at the 0.05 level (1-tailed).

Qua phân tích hồi quy đa biến cho thấy mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu thu được và kết quả ban đầu cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào 6 nhân tố theo bảng 4.4. Tuy nhiên, khi dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính thì giả định liên hệ tuyến tính và giả định phương sai của sai số

không đổi của mô hình hồi quy bị vi phạm. Điều này dẫn đến việc các nhân tố không thuộc phương trình hồi quy vẫn có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy, khi tiến hành phân tích sự hài lòng của sinh viên ta phải phân tích ở cả 13 nhân tố có được từ phân tích EFA.

4.3 Thang sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trƣờng ĐH KHTN, ĐHQG TPHCM

Theo kết quả thống kê tần số của 52 câu hỏi (phụ lục 1) cho thấy giá trị trung bình tập trung nhiều trong khoảng 3 – 4 và có đến 48 câu có yếu vị là điểm 4 trên thang đo Likert. Để thuận tiện cho việc nhận xét ta quy ước các mức độ hài lòng như sau: Thang Mức độ hài lòng 1.00 Rất không hài lòng 1.01 –  2.00 Không hài lòng 2.01 –  3.00 Hài lòng 3.01 –  4.00 Hài lòng cao 4.01 –  5.00 Hài lòng rất cao

Theo sự quy ước này, ta sẽ áp dụng để đánh giá sự hài lòng của sinh viên theo các nhân tố đã được phân tích trên. Trước tiên ta sẽ phân tích các nhân tố nằm trong phương trình hồi quy và sau đó sẽ phân tích đến các yếu tố còn lại.

4.3.1 Sự hài lòng của sinh viên đối với kỹ năng chung sinh viên đạt được sau khóa học khóa học

Những kết quả đạt được từ khóa học như: kiến thức, năng lực và kỹ năng hình thành sau khi tham gia khóa học là điều mà bất kỳ sinh viên nào cũng quan tâm. Họ mong đợi mình có được một nền tảng kiến thức vững chắc, những năng lực nhất định và những kỹ năng tốt đáp ứng được cho cuộc sống trong tương lai (theo hộp 3.1):

Hộp 4.1: Phỏng vấn sâu về mong đợi của sinh viên đối với kết quả đạt đƣợc từ khóa học

Khi bước vào trường ĐH KHTN, điều đầu tiên mà tôi mong muốn là được tiếp cận với một môi trường học tập mới, tự do hơn, khoa học hơn và có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một môn khoa học mà mình yêu thích. Tôi mong muốn được học tập, tiếp thu các vấn đề khoa học một cách logic, mong muốn lý giải được những vấn đề mình còn thắc mắc. Môi trường học tập ở bậc đại học không giống như ở phổ thông vì vậy tôi mong muốn được rèn luyện và nâng cao khả năng về tự học, tự nghiên cứu để tôi có thể tự mình tìm kiếm và thực hiện một đề tài mà mình quan tâm. Đặc biệt, kỹ năng làm việc theo nhóm cần được rèn luyện và phát huy vì đây là một kỹ năng mà sinh viên chưa từng có hoặc nếu có thì rất ít trước khi bước chân vào đại học. (PVS, Th, nam sinh viên năm 3, ngành Toán – Tin học)

Kết quả về sự hài lòng của sinh viên đối với yếu tố kỹ năng chung được trình bày trong bảng 4.6 cho thấy sinh viên có sự hài lòng cao đối với kết quả mà mình đạt được (Trung bình = 3.65).

Bảng 4.6: Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố kỹ năng chung

Câu hỏi Nội dung Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn

Cau 44 Khóa học đã nâng cao khả

năng tự học, tự nghiên cứu 800 3.85 .720 Cau 45 Khóa học đã nâng cao năng

lực tư duy hệ thống 800 3.73 .749

Cau 46 Khóa học đã nâng cao năng

lực tư duy sáng tạo 799 3.62 .788

Cau 47 Khóa học đã nâng cao kỹ năng

giao tiếp 798 3.33 .922

Cau 48 Khóa học đã nâng cao kỹ năng

làm việc theo nhóm 799 3.63 .933

Cau 49 Khóa học đã nâng cao năng

lực giải quyết vấn đề 795 3.73 .769

Trong đó sinh viên có sự hài lòng cao nhất về khả năng tự học tự nghiên cứu mà mình đạt được (Trung bình = 3.85). Bên cạnh đó, sinh viên cũng có sự hài lòng cao với các năng lực, kỹ năng như: tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề (Trung bình > 3.60). Trong đó, khả năng giao tiếp của sinh viên là điều mà sinh viên hài lòng ở mức thấp nhất trong nhân tố này (Trung bình = 3.33). Điều này có thể lý giải một cách dễ dàng vì trường ĐH KHTN là một trường chuyên về đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản nên dường như ít tập trung vào các kỹ năng mềm. Từ kết quả đánh giá này, nhà trường cần chú ý nhiều hơn đến việc hình thành những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập và hình thành, phát triển toàn diện năng lực, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại mới.

4.3.2 Sự hài lòng của SV đối với Trình độ và sự tận tâm của GV

Kết quả phỏng vấn sâu một số sinh viên cho thấy: Giảng viên giỏi, trình độ cao, tận tâm với nghề và thân thiện, gần gũi với sinh viên luôn là điều mà sinh viên mong muốn nhất trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng vì người giảng viên phải giỏi, am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực mình giảng dạy mới có thể cung cấp kiến thức cho sinh viên một cách chính xác và thuyết phục. Bên cạnh đó giảng viên đóng vai trò là một người trung gian, người truyền tải giữa kiến thức và sinh viên cho nên phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng đóng một vai trò không nhỏ. Một giảng viên giỏi nhưng không có kỹ năng sư phạm tốt thì cũng khó có thể truyền đạt hết các kiến thức đến sinh viên làm cho sự tiếp thu của sinh viên bị hạn chế. Ngoài ra, sinh viên còn mong muốn người giảng dạy mình phải là một người đáng kính, đáng tôn trọng vì giảng viên là một tấm gương cả về đạo đức lẫn nhân cách để cho sinh viên học tập, noi theo.

Kết quả trong bảng 4.7 cho thấy sinh viên đánh giá cao đối với trình độ và sự tận tâm của Giảng viên (Trung bình = 3.82). Trong đó, trình độ chuyên môn và sự nhiệt tình truyền đạt, chia sẻ kiến thức của Giảng viên được sinh hài lòng ở mức độ rất cao (Trung bình > 4.0). Điều này khẳng định rằng, đội ngũ giảng viên của nhà trường là những con người ưu tú, họ không chỉ là những con người am hiểu kiến

thức sâu rộng, biết nắm bắt lấy kiến thức mà còn tận tâm truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ sau. Tuy nhiên, đặc tính vốn có của các ngành khoa học cơ bản cho nên mặc dù có ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhưng việc giảng dạy vẫn bị mang tính thuyết trình, lớp học thiếu sinh động (đôi khi nhàm chán) khiến cho sinh viên khó tiếp thu kiến thức mới dẫn đến kết quả đánh giá của sinh viên đối với phương pháp sư phạm của giảng viên không thật sự cao (trung bình = 3.28)

Bảng 4.7: Sự hài lòng của sinh viên đối với Giảng viên

Câu hỏi Nội dung Tổng Trung

bình Độ lệch chuẩn

Cau 9 Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng

về chuyên môn mình giảng dạy 800 4.04 .780 Cau 10 Giảng viên có phương pháp truyền

đạt tốt, dễ hiểu 799 3.28 .887

Cau 12 Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy

798 3.89 .765

Cau 13 Giảng viên có phong cách nhà giáo 800 3.83 .770 Cau 15 Giảng viên có thái độ gần gũi và

thân thiện với sinh viên 799 3.85 .819 Cau 16 Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến

thức và kinh nghiệm với sinh viên 798 4.02 .751

Trung bình 3.82

Từ những kết quả khảo sát và các ý kiến phỏng vấn sâu của sinh viên (hộp 4.2) đã đặt ra một vấn đề cần giải quyết đó là: “Đổi mới phương pháp giảng dạy” cho thích hợp với tính chất và mục tiêu của từng môn học, từng đối tượng sinh viên. Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp thu kiến thức mới một cách thuận lợi và hình thành, phát triển được khả năng tự học, tự nghiên cứu là vấn đề quan trọng nhất đối với giảng viên hiện nay.

Hộp 4.2: Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên về khả năng truyền đạt của giảng viên

Các Thầy/Cô có kiến thức sâu rộng, nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên. Tuy nhiên, đa số các Thầy/Cô đều sử dụng phương pháp thuyết trình làm cho lớp học nhàm chán, sinh viên thụ động. Các Thầy/ Cô say sưa nói hay trình chiếu các slide chuẩn bị sẵn mà không biết sinh viên có hiểu hay không. Bên cạnh đó, cách giảng dạy của một số Thầy/Cô chưa thích hợp lắm với từng đối tượng sinh viên. Chẳng hạn như chúng em là sinh viên năm nhất, chưa quen với cách học tập mới ở bậc đại học mà các Thầy/Cô cứ đưa ra vấn đề rồi bảo chúng em tự nghiên cứu trong tài liệu mà không giảng dạy gì thêm nếu chúng em không hỏi. Cách giảng dạy này có thể rất tốt cho các anh chị năm 3, năm 4 còn đối với sinh viên năm nhất thì hầu như chưa phù hợp. Điều này khiến cho chúng em gặp rất nhiều khó khăn trong việc học, bạn nào mà chịu khó thì còn theo kịp đạt điểm rất cao, còn bạn nào không theo kịp thì xem như rớt ngay từ đầu…(PVS, Tr, nữ sinh viên năm 1, ngành Vật Lý)

4.3.3 Sự hài lòng của SV đối với Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo. trình đào tạo.

Hộp 4.3: Phỏng vấn sâu mong đợi của sinh viên đối với Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chƣơng trình đào tạo

Mong muốn chương trình đào tạo mang lại một nền tảng kiến thức vững chắc để sau khi tốt nghiệp có một việc làm tốt. (PVS, T, nam sinh viên năm 4, ngành Toán – Tin học)

Chương trình đào tạo tiên tiến, thường xuyên được cập nhật từ các trường nổi tiếng trên thế giới, theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Ngoài ra chương trình còn phải được thiết kế gọn nhẹ, hợp lý, không nặng giai đoạn đại cương, không nặng tính lý thuyết mà mang tính thực tế, đáp ứng được nhu cầu của xã hội để có được một việc làm tốt sau khi ra trường… (PVS, B, nam sinh viên năm 2, ngành Công nghệ Thông tin)

Đó là những mong muốn chung của tất cả các sinh viên khi lựa chọn một chương trình đào tạo nhất định. Do đó, một khi những mong đợi của sinh viên được đáp ứng càng nhiều thì sự hài lòng sẽ càng cao. Kết quả đánh giá của sinh viên đối với nhân tố này được trình bày trong bảng 4.8. Thông qua kết quả này ta thấy được sinh viên có sự hài lòng cao đối với đối với sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo (trung bình = 3.41). Riêng đối với tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành của các học phần được sinh viên đánh giá không cao, chỉ ở mức hài lòng (trung bình = 2.99). Từ kết quả này ta có thể nhận thấy được khung chương trình nhà trường đưa ra là phù hợp với nền tảng kiến thức trên thế giới, phù hợp với

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)