đá quý Việt Hồng
2.2.2.1. Hạch toán ban đầu
Chứng từ sử dụng
Kế toán bán hàng tại công ty TNHH vàng bạc đá quý Việt Hồng sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
- Lệnh xuất kho: Do công ty tự lập. Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết (hoặc thông báo đặt hàng của khách hàng), phòng kinh doanh viết lệnh xuất hàng rồi trình lên giám đốc ký, sau đó chuyển sang phòng kế toán để lập phiếu xuất kho.
- Phiếu xuất kho: Dùng làm căn cứ cho thủ kho xuất hàng. Trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng hàng hóa, không ghi số tiền. Số liệu trên PXK phải trùng khớp với số liệu ghi trên hóa đơn GTGT để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01 GTGT – 3LL): Căn cứ vào PXK kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán viết hóa đơn GTGT. Hóa đơn được lập thành 3 liên:
+ Liên 1: Lưu tại quyển gốc + Liên 2: Giao cho khách hàng + Liên 3: Lưu tại phòng kế toán.
- Phiếu thu: Do kế toán lập nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ, làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, hạch toán các khoản liên quan.
- Các chứng từ kế toán khác: Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan, kế toán lập các chứng từ khác để phản ánh và lưu lại công ty.
Trình tự luân chuyển chứng từ: Luân chuyển chứng từ kế toán bán hàng tại công ty
TNHH vàng bạc đá quý Việt Hồng sẽ được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Lập, ký duyệt chứng từ: Bước này phản ánh nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh và thực sự hoàn thành, từ đó làm cơ sở ghi vào sổ kế toán. Khi phát sinh nghiệp vụ nào thì kế toán bán hàng công ty TNHH vàng bạc đá quý Việt Hồng tiến hành lập các chứng từ liên quan như lệnh xuất kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi,… Các chứng từ kế toán sau khi được lập sẽ được chuyển tới những thành viên, bộ phận có liên quan ký duyệt, phê chuẩn.
- Bước 2: Kiểm tra chứng từ: Để đảm bảo tính thận trọng trong công tác kế toán, sau khi chứng từ bán hàng được lập, kế toán tiêu thụ và thanh toán công ty TNHH vàng bạc đá quý Việt Hồng sẽ kiểm tra những hóa đơn, chứng từ đó, chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
- Bước 3: Sử dụng chứng từ: Sau khi kế toán bán hàng kiểm tra các yếu tố cơ bản trên chứng từ bán hàng đã lập hoàn toàn hợp lý thì toàn bộ số liệu và thông tin trên chứng từ bán hàng là cơ sở và căn cứ để ghi vào sổ kế toán (Sổ cái, sổ Nhật ký chứng từ, sổ Chi tiết các tài khoản, sổ chi tiết bán hàng…)
- Bước 4: Bảo quản và lưu trữ chứng từ: Tại công ty TNHH vàng bạc đá quý Việt Hồng , các hóa đơn chứng từ sau khi được sử dụng để ghi sổ đêu được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ. Kế toán bán hàng sắp xếp các chứng từ bán hàng theo trình tự thời gian và đảm bảo an toàn.
2.2.2.2 .Tài khoản kế toán sử dụng
Hiện tại công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo QĐ 48/2006 ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC.
- TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
+ TK 5111 – “Doanh thu bán hàng hóa”. Theo dõi tình hình doanh thu mặt hàng thép cây.
- TK 131 – “Phải thu khách hàng”. Dùng để phản ánh tình hình công nợ, thanh toán với khách hàng được mở trên sổ chi tiết TK 131. Tài khoản 131 được mở chi tiết thành:
+ TK 131(1): Phải thu của công ty TNHH Linh Huy Hoàng
- TK 156 – “Hàng hóa”. Theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng bán và mỗi loại có đánh mã riêng biệt:
+ TK 156(1): Vật tư, kim khí + TK 156(2): Hàng hóa khác
Tài khoản chi tiết 156(1) – “Vật tư, kim khí ” được chi tiết thành các tài khoản cấp 3:
+ TK 15611: Thép + TK 15612: Thép cây + TK 15613: Sắt + TK 15614: Khác
- TK 632 – “Giá vốn hàng bán”. Phản ánh trị giá vốn hàng bán đã tiêu thụ trong kỳ.Tài khoản này được mở các sổ chi tiết theo dõi cho các loại mặt hàng khác nhau. Công ty tiến hành mở sổ chi tiết giá vốn theo từng mặt hàng.
- Ngoài ra, công ty sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 1111 – Tiền mặt Việt Nam, TK 112 –Tiền gửi ngân hàng (Chi tiết TK 1121 – Tiền Việt Nam, TK 11211 – Tiền gửi ngân hàng Agribank chi nhánh tiên phong), TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Chi tiết TK 3331, TK 33311)…
2.2.2.3 .Vận dụng tài khoản kế toán
Nghiệp vụ bán buôn qua kho tại công ty
Vì là hình thức bán buôn nên khách hàng thường không thanh toán tiền ngay mà sẽ thanh toán sau theo hợp đồng đã ký với công ty. Sau khi lập PXK và hóa đơn GTGT của hàng bán, kế toán căn cứ vào các chứng từ này để ghi doanh thu, giá vốn, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa bán ra. Đồng thời, phản ánh các chi phí bán hàng (nếu có).
Ví dụ: Ngày 20/4/2014, xuất kho bán cho công ty CP đầu tư xây dựng và
Thương mại Tiến Lực số lượng thép như sau: Tên hàng hóa Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Thép Φ6 ÷ Φ8 Kg 33.120 14.681,81 486.261.547 Thép D10 ÷ D12 Kg 97.550 14.745,45 1.438.418.648 Thép D14 ÷ D25 Kg 188.690 14.681,81 2.770.310.729 Tổng 4.694.990.924
Chi phí vận chuyển phát sinh trong quá trình bán hàng do bên bán chịu 500.000 đồng, chưa thuế GTGT 10%. Công ty đã trả bằng tiền mặt cho công ty TNHH Trần Nam theo Phiếu chi số 35(Phụ lục 10). Chiết khấu thương mại cho khách hàng 2% trên doanh thu.
Giá vốn của số hàng trên được thể hiện như sau: Tên hàng hóa Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)
Thép Φ6 ÷ Φ8 Kg 33.120 14.180,12 469.645.574
Thép D10 ÷ D12 Kg 97.550 14.245,1 1.389.609.505
Thép D14 ÷ D25 Kg 188.690 14.301,05 2.698.465.125
Tổng 4.557.720.204
Căn cứ vào hợp đồng mua bán số 10 – 2014/HĐMB (Phụ lục 11), phòng kinh doanh lập Lệnh xuất kho (Phụ lục 12), chuyển xuống phòng kế toán để lập PXK số 20 (Phụ lục 14), Hóa đơn GTGT số 0000019 (Phụ lục 13 ) chuyển xuống kho. Thủ kho căn cứ vào đó để xuất hàng cho khách hàng. Khách hàng chấp nhận thanh toán và thanh toán sau 5 ngày qua ngân hàng Agribank chi nhánh tiên phong
Kế toán cũng thực hiện trên phần mềm kế toán, căn cứ vào PXK để nhập vào phần mềm theo các bước: Từ màn hình chính của phần mềm vào phân hệ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu Cập nhật số liệu Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho. Sau khi kế toán lưu dữ liệu, phần mềm sẽ tự động ghi Sổ cái các TK 131, TK 511, TK 333. Đồng thời, kế toán cũng theo dõi trên các Sổ chi tiết bán hàng theo từng mặt hàng(phụ lục 18, phụ lục 19, phụ lục 20), Sổ thanh toán với người mua từng khách hàng (Phụ lục 24).
Khi khách hàng thanh toán bằng TGNH, căn cứ vào Ủy nhiệm thu của Ngân hàng Agribank chi nhánh tiên phong, từ màn hình chính phần mềm kế toán và phân hệ kế toán tiền mặt tiền gửi và tiền vay Cập nhật số liệu Giấy báo có để ghi tăng tiền gửi ngân hàng (TK 1121) và ghi giảm công nợ khách hàng (TK 1311 – phải thu công ty CP đầu tư xây dựng và Thương mại Tiến Lực).
Có TK 156(1): 4.557.720.204 Kế toán ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131(1): 5.164.490.016 Có TK 5111: 4.694.990.924 Có TK 3331: 469.499.092
Chiết khấu thương mại cho khách hàng 2% trên doanh thu: Nợ TK 5211: 93.899.818
Nợ TK 3331: 9.389.981
Có TK 131(1): 103.289.799
Khách hàng thanh toán tiền cho công ty bằng TGNH, kế toán ghi: Nợ TK 11211: 5.061.200.217
Có TK 131(1): 5.061.200.217
Đồng thời, kế toán phản ánh khoản chi phí bán hàng phát sinh: Nợ TK 642(1): 500.000
Nợ TK 133(1): 50.000 Có TK 111: 550.000
Phương thức bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng
Công ty TNHH vàng bạc đá quý Việt Hồng tiến hành nghiệp vụ xuất hàng gửi bán cho các công ty trong nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác bán hàng. Quy trình công tác kế toán bán hàng theo hình thức gửi hàng được tiến hành đúng quy định luật kế toán.
Ví dụ:Ngày 15/04/2014, xuất kho gửi bán cho công ty Cổ phần và Kiến trúc
Hà Nội 4000kg thép Tisco D14D25, 2.600 kg thép D10 D12 với giá bán lần lượt là 14.681,81 đồng/kg và 14.745,45 đồng/kg (giá chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Giá vốn của thép câyloạiD14D25 là 14.301,05 đồng/kg, của thép D10 D12 là 14.245,1 đồng/kg.
Kế toán lập PXK số 19(Phụ lục 15) chuyển cho thủ kho để xuất hàng hóa. Căn cứ vào đó, kế toán phản ánh giá vốn hàng hóa:
Nợ TK 157: 94.241.460 Có TK 156(1): 94.241.460
Ngày 17/04/2014, khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán tiến hành lập hóa đơn GTGT, ghi nhận doanh thu tiêu thụ hàng hóa trên Sổ chi tiết bán hàng (Phụ lục
18, phụ lục 19), Sổ chi tiết thanh toán với người mua (Phụ lục 25):
Nợ TK 131(3): 106.771.951 Có TK 5111: 97.065.410
Có TK 3331: 9.706.541
Đồng thời, kế toán ghi nhận giá vốn hàng gửi bán được chấp nhận thanh toán: Nợ TK 632: 94.241.460
Có TK 157: 94.241.460
Ngày 22/04/2014, Công ty CP và Kiến trúc Hà Nội thanh toán bằng chuyển khoản. Căn cứ vào giấy Ủy nhiệm thu số 18, kế toán phản ánh vào Sổ tiền gửi ngân hàng (Phụ lục 21):
Nợ TK 11211: 106.771.951 Có TK 131(3): 106.771.951
Nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
Ngoài hình thức bán buôn cho các công ty, khách hàng lớn, công ty TNHH vàng bạc đá quý Việt Hồng cũng tiến hành bán lẻ cho người tiêu dùng trong nước. Quy trình bán lẻ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ngày 25/04/2014, công ty tiến hành xuất kho bán lẻ cho khách hàng
Nguyễn Văn Thạnh, địa chỉ: Tây Đằng – Ba Vì - Hà Nội, với số lượng 800 kg thép D10D12, 500 kg thép Φ6 Φ8 với đơn giá thép D10D12 là 14.745,45đồng/kg, đơn giá bán thépΦ6 Φ8 là 14.681,81 đồng/kg (giá chưa có thuế GTGT 10%). Giá vốn của hàng hóa trên lần lượt là 14.245,1 đồng/kg và 14.180,12 đồng/kg. Khách hàng đã thanh toán bằng tiên mặt.
Kế toán tiến hành lập PXK số 21(Phụ lục16), ghi đầy đủ số lượng, loại hàng mà khách hàng yêu cầu. Kế toán tiến hành lập Phiếu thu số 36(Phụ lục 17), theo dõi doanh thu bán hàng trên Sổ chi tiết bán hàng (Phụ lục 18, phụ lục 20), ghi nhận khoản tiền mặt thu được trên Sổ quỹ tiền mặt (Phụ lục 22):
Có TK 3331: 1.913.727
Đồng thời, kế toán phản ánh giá vốn hàng xuất kho: Nợ TK 632: 18.486.140
Có TK 156(1): 18.486.140
Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ đã được lập, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng được ghi vào sổ Nhật ký chung làm căn cứ ghi Sổ cái TK 511, TK 632, TK 156, TK 111, TK 131.
CHƯƠNG 3. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾTOÁN BÁN HÀNG MẶT HÀNG THÉP CÂY TẠI CÔNG TY TNHH VÀNG