Hoàn thiện nội dung phân tích báo tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Bibica (Trang 90)

Thông tin sử dụng trong phân tích BCTC của DN đóng vai trò rất quan trọng, thông tin trong phân tích BCTC của công ty là hệ thống BCTC. Để có cách nhìn tổng thể về tình hình tài chính hoạt động của DN. Tại công ty CP Bibica đã sử dụng 3 BCTC là: BCĐKT, BCKQHĐKD, Thuyết minh BCTC. Còn BCLCTT chưa được công ty sử dụng trong phân tích. Do vậy, để kết quả phân tích các BCTC đạt hiệu quả cao, phục vụ cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo công ty có hiệu quả, trong quá trình phân tích báo cáo, người phân tích phải sử dụng thêm BCLCTT, vì thông tin BCLCTT, các nhà quản lý cũng như các chủ nợ có thể đánh giá được tình hình luân chuyển tiên trong công ty.

- Nội dung phân tích trên báo cáo tại Công ty CP Bibica chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu này mới chỉ cho thấy được kết quả hoạt động tài chính cụ thể: kết quả lợi nhuận, khả năng thanh toán … nhưng chưa thấy được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà các công ty sử dụng chỉ dừng lại ở mức phân tích tĩnh. Do vậy, kết quả phân tích chưa thu được và chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính.

Khi phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty, công ty mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản của từng năm dựa vào phân tích BCĐKT, BCKQKD mà chưa đưa ra dược một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ; Thực hiện phân tích cấu trúc tài chính trong đó đã phân tích cơ cấu và sự biến động của TS, NV, mối quan hệ giữa TS và NV, đánh giá được tình hình huy động vốn của DN. Song các chỉ tiêu phân tích phản ánh mức độ độc lập, phụ thuộc về tài chính chưa được phân tích.

Khi phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty, công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tình trạng nợ và khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh mà chưa phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của DN, khả năng tạo tiền của công ty, khả năng thanh toán nợ dài hạn và khả năng thanh toán lãi vay.

Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của DN công ty thực hiện phân tích trên BCKQKD và một số chỉ tiêu của hệ số hoạt động, hệ sinh lời, chưa phân tích được

việc sử dụng TS, NV, chi phí có thực sự hiệu quả hay không, bởi vì khi TS, NV, chi phí được sử dụng hợp lý thì hiệu quả sử dụng mới được hiệu quả. Do vậy, công ty nên đưa thêm một số chỉ tiêu vào phân tích như: nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TS, nhóm chỉ phân tích hiệu quả sử dụng VCSH, nhóm phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. Để ban lãnh đạo có thể dựa vào kết quả phân tích đưa ra được các quyết định về việc sử dụng TS, NV và chi phí làm sao cho mang lại hiệu quả cao nhất đối với DN.

Hoàn thiện phân tích khái quát tình hình tài chính

Đánh giá mức độ độc lập tài chính của công ty

Để đánh giá mức độ độc lập tài chính của công tyCP Bibica nên bổ sung các chỉ tiêu để đánh giá mức độ độc lập tài chính hiện tại của công ty. Các chỉ tiêu:

Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của DN. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số NV của DN, NV chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN cao, mức độ độc lập tài chính tăng và ngược lại.

Hệ số tài trợ = VCSH Tổng số NV Nguồn: [7, tr.239]

Hệ số tự tài trợ TS dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư VCSH vào TS dài hạn. Trị số của chỉ tiêu này lớn chứng tỏ VCSH đầu tư vào TS dài hạn lớn. Điều này giúp DN đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao.

Hệ tự tài trợ TS dài hạn = VCSH TS dài hạn Nguồn: [7, tr.240] Hệ số tự tài trợ TS cố định: Hệ tự tài trợ TS cố định = VCSH

TS cố định đã và đang đầu tư Nguồn: [7, tr.240]

Bảng 3.2: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh

(3.2)

(3.3)

N-2 N-1 N +/- % 1. Hệ số tài trợ (lần) 2. Hệ số tự tài trợ TS dài hạn ( lần) 3. Hệ số tự tài trợ TS cố định (lần) Nguồn: [11, tr.175] Thực hiện đánh giá:

Dựa vào BCĐKT từ năm 2008 – 2010 trong BCTC Công ty CP Bibica tác giả tính toán được:

Bảng 3.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Công ty CP Bibica

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng, giảm 2009- 2008 Tăng, giảm 2010- 2009 +/- % +/- % 1. Hệ số tài trợ (lần) 0.81566438 0.71016 0.718315 -0.11 -12.93 0.01 1.15 2. Hệ số tự tài trợ TS dài hạn ( lần) 2.42487925 1.323707 1.281325 -1.10 -45.41 -0.04 -3.20 3. Hệ số tự tài trợ TS cố định (lần) 2.84685443 1.427348 1.358127 -1.42 -49.86 -0.07 -4.85 Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhận xét:

Năm 2009 – 2008: Hệ số tài trợ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 0,11 lần với tỷ lệ giảm 12,93%. Tức là, năm 2009 khả năng đảm báo về mặt tài chính của công ty là thấp hơn năm 2008. Song cả hai năm 2009, 2008 thì Hệ số tài trợ của Bibica là cao ( năm 2009 là 0,71016, năm 2008 là 0,81566438), điều đó chứng tỏ VCSH chiếm phần lớn trong Tổng NV của công ty  mức độ độc lập tài chính của công ty Bibica cao.

Hệ số tự tài trợ TS dài hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1,1 lần với tỷ lệ giảm là 45,41%. Tức là, năm 2009 khả năng đảm báo về mặt tài chính của công ty là thấp hơn năm 2008. Song cả hai năm 2009, 2008 thì Hệ số tự tài trợ TS dài hạn cao (năm 2009 là 1,323707, năm 2008 là .42487925), chứng tỏ TS dài hạn của công

ty được đầu tư chủ yếu tà VCSH  mức độ độc lập tài chính cao, song hiệu quả kinh doanh sẽ bị giảm vì vốn đầu tư sử dụng vào kinh doanh quay vòng sinh lời giảm.

Hệ số tự tài trợ TS cố định năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1,42 lần với tỷ lệ giảm là 49,86%. Hệ số tài trợ TS cố định hai năm cao ( năm 2009 là 1,427348, năm 2008 là 2,84685443), chứng tỏ TS cố định của công ty được đầu tư từ VCSH, là điều kiện cần thiết và phương tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Năm 2010 – 2009: Hệ số tài trợ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0,01 lần với tỷ lệ tăng 1,15%. Tức là năm 2010 mức độ đảm bảo về mặt tài chính là tốt hơn năm 2009. Song hệ số này cả hai năm đều cao (năm 2010 là 0,718315, năm 2009 là 0,71016)  khả năng đảm bảo và độc lập về mặt tài chính của Bibica là cao.

Hệ số tự tài trợ TS dài hạn , Hệ số tự tài trợ TS cố định năm 2010 so với năm 2009 là giảm. Song 2 hệ số này vẫn ở mức cao, công ty Bibica mức độc lập tài chính cao.

Hệ số tự tài trợ TS dài hạn , Hệ số tự tài trợ TS cố định từ năm 2008 đến năm 2010 tuy vẫn ở mức cao song giảm dần, chứng tỏ công ty đã sử dụng VCSH ngày một hiệu quả.

Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của DN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phân tích rõ nét tình hình khả năng thanh toán của DN, ta nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của công ty như thế nào. Khi hoạt động tài chính của công ty tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau nhiều, các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ kéo dài. Khi đó phải xác định rõ số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của công ty. Để phân tích tình hình thanh toán, ta tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc các chỉ tiêu phản các khoản phải thu, phải trả của công ty.

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả =

Tổng các khoản phải thu

× 100 Tổng nợ phải trả

Nguồn: [11, tr.215]

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu so với nợ phải trả của công ty. Chỉ tiều này trên 100%, chứng tỏ vốn công ty bị chiếm dụng nhiều. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn nhiều. Thực tế, cho thấy chỉ tiêu này lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.

Ví dụ: Dựa vào BCĐKT của công ty CP Bibica 3 năm 2008 đến 2010 ta tính được Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả:

Năm 2008:

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả =

80.917.979.475

×100 =72,41% 111.738.289.87

6 Năm 2009:

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả =

43.236.261.723

×100 =20,25% 213.556.430.72

5 Năm 2010:

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả =

78.968318.749

×100 =36,94% 213.783.956.68

2

Nhận xét: Ba năm 2008 đến 2010 thì Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả đều nhỏ hơn 100%, chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn của khách hàng. Nhưng tỷ lệ giảm dần: năm 2008 là 72,41% , năm 2009 là 20,25% và năm 2010 là 36,94%, chứng tỏ mức độ chiếm dụng vốn của công ty tăng lên

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của DN tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa năm này với năm khác.

Ta lập bảng phân tích tình hình công nợ:

Bảng 3.4: Phân tích tình hình công nợ

(3.5 )

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng /giảm +/- % Các khoản phải thu

I. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng

2. Trả trước cho người bán 3. Các khoản phải thu khác

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)

Các khoản phải trả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải trả ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán

3. Người mua trả tiền trước

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động

6. Chi phí phải trả

7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Phải trả dài hạn

1. Phải trả dài hạn khác 2. Vay và nợ dài hạn

3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm Nguồn: [6, tr. 218]

Dựa vào BCKQKD Công ty CP Bibica 3 năm từ 2008 đến 2010 và thực hiện tính toán ta có bảng 3.5:

Bảng 3.5: Phân tích tình hình công nợ Công ty CP Bibica

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu

Tổng số phải thu hoặc phải trả Tăng giảm 2009/2008

Tăng giảm 2010/2009

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 +/- % +/- %

Các khoản phải thu

80,917,979,4 75 43,236,261,7 23 78,968,318,7 49 -37,681,717,752 -46.57 35,732,057,026 82.64

I. Các khoản phải thu ngắn hạn 80,917,979,4 75 43,236,261,7 23 78,968,318,7 49 -37,681,717,752 -46.57 35,732,057,026 82.64 1. Phải thu khách hàng 33,028,740,600 32,991,133,877 68,710,495,844 -37,606,723 -0.11 35,719,361,967 108.27 2. Trả trước cho người bán 40,659,113,409 5,360,517,843 4,272,255,959 -35,298,595,566 -86.82 -1,088,261,884 -20.30 3. Các khoản phải thu khác 7,683,887,395 5,316,011,913 6,721,276,604 -2,367,875,482 -30.82 1,405,264,691 26.43 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (453,761,929) (431,401,910) (735,709,658) 22,360,019 -4.93 -304,307,748 70.54 Các khoản phải trả 111,738,289, 876 213,556,430, 725 213,783,956, 682 101,818,140,84 9 91.12 227,525,957 0.11 Phải trả ngắn hạn 101,122,358, 030 157,211,102, 969 183,207,814, 818 56,088,744,939 55.47 25,996,711,849 16.54 1. Vay và nợ ngắn hạn 16,974,584,354 43,658,720,078 35,730,561,961 26,684,135,724 157.20 -7,928,158,117 -18.16

2. Phải trả người bán 57,437,412,268 75,147,492,654 96,204,877,283 17,710,080,386 30.83 21,057,384,629 28.02 3. Người mua trả tiền trước 4,137,188,167 3,413,381,311 3,661,811,878 -723,806,856 -17.50 248,430,567 7.28 4. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước

7,630,195,818 4,569,796,010 4,487,068,846 -3,060,399,808 -40.11 -82,727,164 -1.81 5. Phải trả người lao động 690,714,668 1,265,608,831 4,674,985,576 574,894,163 83.23 3,409,376,745 269.39

6. Chi phí phải trả

11,409,880,180 23,357,036,009 34,465,743,975 11,947,155,829 104.7 1

11,108,707,966 47.56 7. Các khoản phải trả, phải nộp

ngắn hạn khác

2,842,382,575 5,799,068,076 1,039,056,422 2,956,685,501 104.02 -4,760,011,654 -82.08

8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2,943,708,877 0 2,943,708,877

Phải trả dài hạn 10,615,931,8 46 56,345,327,7 56 30,576,141,8 64 45,729,395,910 430.7 6 -25,769,185,892 -45.73 1. Phải trả dài hạn khác 1,547,536,000 1,487,536,000 5,718,350,108 -60,000,000 -3.88 4,230,814,108 284.42 2. Vay và nợ dài hạn 8,210,602,106 53,999,998,016 23,999,998,016 45,789,395,910 557.69 -30,000,000,000 -55.56 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhận xét:

Năm 2009/2008: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

−Các khoản phải thu chủ yếu là phải thu trong ngắn hạn, năm 2009 so với năm 2008 phải thu ngắn hạn giảm 37.681.717.752 đồng với tỷ lệ giảm 46,57% ( năm 2009 khoản phải thu là 43.236.261.723 đồng, năm 2008 là 80.917.979.475 đồng). Trong đó khoản thu chủ yếu là phải thu của khách hàng (năm 2009 là 32.991.133.877 đồng, năm 2008 là 33.028.740.600 đồng).

−Các khoản phải trả năm 2009 tăng so với năm 2008 là 101.818.140.849 đồng với tỷ lệ tăng là 91,12%. Trong đó, phải trả ngắn hạn tăng 56.088.744.939 đồng với tỷ lệ tăng là 55,47%, phải trả dài hạn tăng 45.729.395.910 đồng với tỷ lệ tăng là 430,76%: phải trả ngắn hạn tăng chủ yếu do vay nợ ngắn hạn và phải trả người bán; phải trả dài hạn tăng chủ yếu do vay nợ dài hạn.

Năm 2010/2009:

−Các khoản phải thu chủ yếu là phải thu trong ngắn hạn. Năm 2009 so với năm 2008 phải thu ngắn hạn tăng 35.732.057.026 đồng với tỷ lệ tăng là 82,64%. Tăng này chủ yếu do phải thu của khách hàng tăng 35.719.361.967 với tỷ lệ tăng là 108,27%.

−Các khoản phải trả năm 2009 tăng so với năm 2008 là 227.525.957 đồng với tỷ lệ tăng là 0,11%. Nguyên nhân tăng do phải trả ngắn hạn tăng và phải trả dài hạn giảm.

Phân tích khả năng tạo tiền

Phân tích khả năng tạo tiền là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán của công ty. Khả năng tạo tiền của công ty bao gồm tiền thu từ hoạt động bán hàng, tiền thu từ hoạt động đầu tư tài chính, tiền thu từ hoạt động khác, tiền đi vay,….

Phân tích khả năng chi trả thực tế của công ty: xác định chỉ tiêu hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn dựa vào dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn = Dòng tiền thuần từ HĐKD Tổng nợ ngắn hạn Nguồn: [11, tr.242] 3.6

Chỉ tiêu này cho biết công ty có đủ khả năng trả nợ hay không, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán của DN càng tốt, là nhân tố tích cực tác động tới hoạt động kinh doanh.

Dựa vào BCLCTT của công ty CP Bibica năm 2009, 2010 ta tính toán được: Năm 2009:

Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn = 126.630.577.368 = 0,805 157.211.102.969

Năm 2010:

Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn = 183.207.814.818 32.102.576.674 = 0,175

Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010 so với năm 2009 giảm 0,63 lần, tốc độ giảm mạnh. Hệ số này 2 năm đều thấp, chứng tỏ DN có khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn là kém.

Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát: chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của TS cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này cao là tốt, góp phần ổn định tình hình tài chính.

Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát =

Tổng giá trị thuần của TSDH Tổng nợ dài hạn Nguồn: [11, tr.230]

Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả: chỉ tiêu này cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp.

Hệ số thanh toán nợ dài hạn so với nợ phải trả =

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Bibica (Trang 90)