Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển thị trường kinh doanh của Công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Dệt 195 Hà Nội (Trang 30)

VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 2.1 Thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty

2.1.2 Thị trường tiêu thụ

Giai đoạn đầu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm chính là sợi các loại và vải bạt các loại phục vụ chủ yếu cho quân dội và một số doanh nghiệp sản xuất giày. Song do tính cạnh tranh của các loại sản phẩm này ngày càng quyết liệt và nhu cầu về sản phẩm mới của Công ty tăng lên nên trong một vài năm gần đây Công ty đã mở rộng sang một số lĩnh vực kinh doanh khác như: kinh doanh sản phẩm may mặc, sản phẩm thêu và kinh doanh khác.

Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trong nước chứng nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách bán hàng nên cho đến nay thương hiệu sản phẩm của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã được nhiều khách hàng công nhận.

Ngày nay, sản phẩm vải không chỉ là để đáp ứng về số lượng, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nên khách háng có quyền lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm vừa đảm bảo về chất lượng, thời hạn giao hàng…mà còn phải đảm bảo về tính thẩm mỹ, kiểu dáng. Sản phẩm vải Công ty sản xuất chủ yếu là phục vụ cho việc sản xuất giày do đó thị trường chính trong một vài năm gần đây là

các đơn vị sản xuất giày trong và ngoài nước.

Thị trường phân chia theo yếu tố địa lý.

Thị trường trong nước chủ yếu là các công ty giày, dệt, may như: Công ty sợi Phúc Tân, Công ty bông Việt Nam, Công ty giày Thụy Khê, Công ty dệt Minh Khai, Công ty dệt Thành Công, Công ty giày Hiệp Hưng, Công ty giày An Lạc, Công ty giày Bình Định…Trong một vài năm gần đây, thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường miền Nam, thị trường quân đội và thị trường miền Bắc có xu hướng giảm xuống, do vậy Công ty đã chủ động trong việc tìm thị trường nước ngoài đó là xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.

Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường trong nước

(Nguồn : Tài liệu thu thập cá nhân)

Qua vào biểu đồ trên ta thấy công ty có sự phân khúc rõ ràng , tập trung chủ yếu ở khu vực Miền Nam , chiếm tới 80% tổng doanh thu . Đây được coi là thị

trường mục tiêu của công ty. Lý giải cho điều này là do thị trường đầu vào của công ty là sản phẩm bông được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên,và Nam Trung Bộ. Đồng thời nhờ công tác nghiên cứu thị trường công ty đã đánh giá được mức độ sử dụng các sản phẩm đầu ra là các loại vải bạt được sử dụng không nhiều tại các khu công nghiệp ở Miền bắc và Miền Trung trong khi đó thị trường Miền Nam tiêu thụ khá lớn sản phẩm vải bạt do có ngành công nghiệp vải bạt phát triển mạnh hơn

Với thị trường ngoài nước sản phẩm chủ yếu Công ty cung cấp là sản phẩm may thêu chất lượng cao. Do đó sản lượng tiêu thụ vải bạt và doanh thu của công

ty trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Tuy nhiên , việc xâm nhập thị trường nước ngoài là công việc rất khó khăn , vì thị trường nước ngoài luôn là thị trường rất khó tính . Với lại nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ , nước ta lại mới mở cửa hội nhập nên việc thâm nhập thị trường là việc làm rất khó khăn. Mặc dù vậy nhưng công ty vẫn luôn chủ động và mạnh dạn xâm nhập thị trường và chiếm được thị phần đáng kể . Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU liên tục tăng qua các năm chủ yếu là sản phẩm may thêu chất lượng cao.

Biểu đồ 2 :Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU

( Đơn vị : tỷ đồng)

Giai đoạn 2006 – 2007 là thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO do đó một số hang rào thuế quan đã được gỡ bỏ vì vâỵ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU có sự tăng trưởng rõ rệt. Đến gia đoạn 2007-2009 mặc dù kinh tế thế giới đang lâm vào tình cảnh khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ nhưng do có định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu cũng như chính sách kinh doanh hợp lý nên kim ngạch xuát khẩu sang thị trường EU không bị giảm sút mà tiếp tục tăng trưởng vững vàng .

Ngoài ra công ty còn đầu tư nhà máy sợi vào năm 2007 để sản xuất phục vụ xuất khẩu sang thị trường châu Á trong đó có các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc chiếm 40% doanh thu từ sợi hàng năm của công ty.

Khách hàng thường xuyên

Đây là những khách hàng thân quen của doanh nghiệp. Họ đã tiêu dùng các sản phẩm của doanh nghiệp nên đã có những hiểu biết nhất định về sản phẩm của công ty. Vì vậy, nhiệm vụ của công ty là ngày càng khẳng định được uy tín, nhất là về mặt chất lượng nhằm giữ chân họ, biến họ thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp đã tạo được nền móng vững chắc cho việc mở rộng thị trường, phát triển sản xuất.

Bảng 4: Sản lượng tiêu thụ của một số khách hàng lớn của công ty.

Khách hàng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Sản lượng Giá trị ( trđ) Sản lượng Giá trị ( trđ) Sản lượng Giá trị ( trđ)

Công ty Giầy Thượng Đình 4536 68040 4628 78676 4718 89642

Công ty Bitis 1526 22890 1246 21182 1588 30172

Công ty Bạt Vĩnh Yên 846 12690 705 11985 889 16891

Nhà máy đóng giầy Tây Đô 2579 38685 2486 42262 2896 55024 Công ty giầy Vĩnh Phúc 3564 53460 3498 59466 3501 66519

Khách hàng không thường xuyên :lượng khách hàng này chiếm tỷ trọng không

lớn trong tổng doanh thu của công ty, họ là những doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ hoặc nhận gia công cho một công ty khác, do có sự biến động đột ngột của nhân tố nào đó như giá cả tăng cao hoặc cần số lượng vải lớn để phục vụ cho một đơn hàng của công ty.Tuy nhiên công ty luôn có chính sách ưu đãi đối với đối tượng khách hàng này nhằm đảm bảo cho việc xây dựng thương hiệu uy tín cho dệt 19/5 tạo mối quan hệ bền vững lâu dài biến họ trở thành khách hàng trung thành của công ty thông qua các biện pháp như chính sách giá ưu đãi , chất lượng sản phẩm cao nhưng giá cả hợp lý làm hài long khách hàng.

Thị trường phân chia theo cơ cấu sản phẩm tiêu thụ:

Sản phẩm tiêu thụ chủ đạo của doanh nghiệp là các sản phẩm vải bạt phục vụ cho ngành da dày, sản phẩm vải may mặc dành cho các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước .

Bảng 5 :Cơ cấu các loại vải trong tổng số sản phẩm vải được tiêu thụ giai đoạn 2004-2009.

Đơn vị : ( %)

Loại vải Năm Năm Năm Năm Năm Năm

Loại vải mộc (vải chưa qua khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp ) Vải bạt 2 20 18 17 16 16 15 Vải bạt 3 15 14 13 12 12 13 Vải bạt 8 23 22 21 20 20 19 Vải bạt 10 18 16 15 14 15 14 Vải phin 8 7 6 5 5 5 Vải chéo 11 10 9 8 7 7

Loại vải đã qua khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp

Vải tẩy

nhuộm 5 13 19 25 25% 27%

Khi phân tích sâu hơn về cơ cấu tiêu thụ các loại vải trong tổng số sản phẩm vải được tiêu thụ của công ty, ta nhận thấy một xu hướng tiêu thụ phản ánh một thực tế: Tỉ trọng các loại vải bạt mộc trong tổng số các loại vải được tiêu thụ của công ty đang giảm xuống, trong khi đó vải tẩy nhuộm, là loại vải bạt mộc đã qua khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp, ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng số các loại vải được tiêu thụ (từ 5% năm 2003 tăng lên 25% năm 2007). Nguyên nhân được cho là: Do xu hướng của thị trường trong những năm gần đây đã có những thay đổi. Các doanh nghiệp bây giờ thay vì mua các loại vải bạt mộc làm nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, họ đã chuyển hướng sang mua các loại vải tẩy nhuộm, bởi làm như vậy các doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp, giúp chuyên môn hoá sản xuất, đây cũng chính là xu hướng phân công lao động đang diễn ra hiện nay.

Đứng trước những thực tế đó, công ty dệt 19/5 Hà Nội cũng đã có những bước đi nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, cụ thể là công ty đã tiến hành liên kết hợp tác sản xuất với công ty nhuộm Trung Thư. Bên cạnh đó, trong chiến lược lâu dài của mình, công ty cũng đã mạnh dạn trong việc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất dệt chất lượng cao tại khu công nghiệp Đồng Văn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam. Những bước đi đúng đắn này, một lần nữa cho thấy tầm nhìn, khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh của tập thể ban lãnh đạo công ty dệt 19/5 Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển thị trường kinh doanh của Công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Dệt 195 Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w