DỆT 19/5 HÀ NỘI SAU KHỦNG HOẢNG
3.2.6 Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
Để tránh khỏi tình trạng mua thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu ( NVL ) thì công tác xác định mức tiêu dùng NVL là việc cần được chú trọng. Vì có tính được chính xác mức tiêu dùng NVL thì qua đó phòng vật tư mới có thể tính chính xác lượng cần dùng, tỷ lệ phế phẩm hay hao hụt của NVL để có thể mua từ nhà cung ứng số lượng chính xác. Thực tế công tác xây dựng định mức tiêu dùng NVL tại công ty hiện nay được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện các định mức trước đây bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm
Tìm kiếm nguồn nguyên liệu để công ty có thể chủ động trong việc sản xuất, không bị gò ép bởi các nhà cung cấp gây ảnh hưởng trong quá trình sản xuất và Lợi
Nhuận của Công ty. Liên kết với các Công ty khác trong việc mua nguyên vật liệu nhằm tạo được lợi thế về giá
Không ngừng nghiên cứu thị trường NVL và lựa chọn nhà cung ứng đem lại lợi nhuận nhất cho công tác thu mua. Vấn đề quan trọng nhất có thể nói đến trong vấn đề tìm hiểu thị trường NVL là tình hình thị trường NVL cho năm 2011 sẽ ra sao, nó quyết định như thế nào tới khả năng cung cấp NVL đầu vào cho công ty. Quá trình nghiên cứu thị trường NVL thể hiện ở việc thu thập, xử lý, phân tích số liệu về thị trường một cách có hệ thống làm căn cứ xây dựng kế hoạch cung ứng NVL. Do đặc thù của ngành dệt may, NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, bởi vậy việc lựa chọn nhà cung ứng sao cho phù hợp nhất về giá cả và chi phí vận tải đòi hỏi công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường NVL và lựa chọn nhà cung ứng.
Quá trình mua sắm NVL của công ty đã thu được một số kết quả nhất định như giảm hao hụt, mất mát trong quá trình thu mua và vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển... Điều đó đã chứng tỏ việc thực hiện định mức thu mua NVL của công ty đạt hiệu quả cao, công ty sử dụng NVL theo hạn mức. Do đã tiết kiệm được một lượng lớn NVL,chi phí góp phần làm hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh