Trình tự đổ thải trong 1 tầng theo phương pháp thải theo chu vi. Lựa chọn công nghệ đổ thải bằng máy ủi vận tải ôtô cho tất cả các bải thải trong mỏ với quy trình công nghệ như sau: Đất đá thai được vận chuyển từ các gương tầng bóc đất đá trên khai trường bằng các ôtô tự đổ tới bãi thải và đổ trực tiếp xuống sườn tầng thải, phần còn lại trên mặt tầng thải được các máy xúc gạt gạt xuống sườn tầng thải. Trong trường hợp cát bị sụt lún thì đổ ngay trên bề mặt bải thải và sử dụng máy gạt để gạt xuống sườn thải.
Trên mặt tầng thải luôn tồn tại hai khu vực:
– 01 khu vực máy gạt làm nhiệm vụ tạo mặt bãi thải và đê bao an toàn cho ôtô.
– 01 khu vực dành cho các ôtô tiến hành đổ thải. Khi ôtô không đổ trực tiếp xuống sườn tầng được nữa thì chuyển sang khu vực kia – nơi mà xe gạt đã chuẩn bị xong.
Quá trình lặp đi lặp lại như trên cho tới khi kết thúc bãi thải.
Đê bao có chiều cao tuỳ thuộc vào loại ôtô sử dụng và phải đảm bảo đồng thời 2 điều kiện:
+ hat ≥ 1/2 bán kính của lốp xe. + hat ≥ 1 m.
Để đảm bảo thoát nước tốt, mặt bãi thải khi ổn định và chưa ổn định cần phải có độ dốc vào phía trong tương ứng là i = 1÷2 % và i = 2÷3 % (xem hình 10.1). Trên mỗi tầng thải đã ổn định cần tạo rãnh ngay dưới chân tầng để dẫn nước ra khỏi bãi thải.
chống trôi trượt bãi thải làm bồi lấp các công trình và đồng ruộng lân cận.
Trong quá trình đổ thải để đảm bảo an toàn cho thiết bị và đặc biệt nhằm ngăn chặn dòng nước mặt chảy qua mép tầng, giảm thiểu sự bào mòn, xói lở sườn tầng, trôi trượt tầng thải làm bồi lấp đồng ruộng, kênh mương và các công trình lân cận; dọc theo mép ngoài của tầng thải cần phải đắp đê bao có chiều cao hat > 1 m, chiều rộng mặt đê là 1 m và chiều rộng chân đê 2 m. Khi tầng thải đến vị trí kết thúc, ngay sát với đập an toàn này cần bố trí dải trồng cây có chiều rộng từ 5 6 m, cao từ 0,3 0,5 m. Để đảm bảo thoát nước tốt mặt tầng thải phải có độ dốc ngang khoảng in = 2 ÷ 3 % và độ dốc dọc id = 1 ÷ 2 %. Ngay sát chân tầng thải (sau khi tầng trên được hình thành) cần tạo rãnh thoát nước có chiều sâu 0,7 ÷ 1 m, chiều rộng đáy 1 m, độ dốc dọc bằng độ dốc dọc của tầng i = 1 ÷ 2 %. Giải pháp cơ bản chống cát chảy và cát bay trong quá trình đổ thải là đổ cát lẫn với đất đá cứng, phun nước bề mặt và đắp đập chắn bằng đá cứng bao quanh theo từng giai đoạn; còn khi tầng thải đến vị trí kết thúc cần thiết phải đổ một dải đất đá cứng bao bọc xung quanh tầng thải, sau đó phải trồng cây, cỏ trên sườn tầng và mặt tầng thải.
Hình 10.1: Mặt cắt bải thải.
Để giảm thiểu lượng bụi do cát và đất đá bay, các bãi thải, đặc biệt là bãi thải cát cần phải đổ theo trình tự từ dưới lên hết tầng này mới đổ tiếp lên tầng khác. Khu vực nào gần ranh giới kết thúc thì sớm đưa vào vị trí kết thúc và tiến hành phủ cây xanh.
Đối với bải thải lấn biển cũng áp dụng phương pháp đổ thải trên. Ta chia bãi thải ra làm 4 giai đoạn đổ thải:
– Giai đoạn 1: Tiến hành đổ ở khu trung tâm với trình tự từ trong ra ngoài, từ Nam tới Bắc, diện tích khoảng 188 ha, đổ tới cốt cao +10 m với khối lượng là 32 triệu m3.
– Giai đoạn 2: Tiến hành đổ ở khu Trung tâm với trình tự từ trong ra ngoài, từ Nam tới Bắc, diện tích 300 ha, đổ tới cốt cao +10 m, khối lượng 34 triệu m3. – Giai đoạn 3: Tiếp tục đổ ở đầu phía bắc với trình tự từ trong ra ngoài, từ Nam tới Bắc, diện tích 176 ha, đổ tới cốt cao +10 m với khối lượng 31 triệu m3.
id = 1 - 2 %
in = 3 - 5 % hat > 1 m
bat > 2 Bt ≥ 30 m
– Giai đoạn 4: Tiếp tục đổ tới cốt cao +25 m với khối lượng 74,89 triệu m3. Trình tự đổ thải cũng được tiến hành từ trong ra ngoài, từ Nam tới Bắc.
Lịch đổ thải xem bảng 10.5.
Bảng 10.3: Thông số bãi thải mỏ sắt Thạch Khê.
TT Thông số Đơn vị Bãithải
Bắc Bãithải Nam Bải thải lấn biển Bải thải sét 1 Diện tích ha 191,2 379,2 745 210 2 Dung tích 103m3 135.428 268.210 172.000 63.200 3 Số tầng tầng 5 5 2 4 4 Chiều cao m 85 99 25 39 5 Khối lượng đập chắn 103m3 1.300 1.687 2.700 1.585
6 Thời gian đổ thải năm 36 44 18 26
Bảng 10.4: Thông số cơ bản bãi thải Bắc và bãi thải Nam.
TT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng m 2030
2 Chiều rộng mặt tầng m 50
3 Góc nghiêng sườn tầng Độ 2025
4 Độ dốc ngang của tầng % 23
5 Độ dốc dọc của tầng % 12
6 Chiều cao đê bao mép tầng thải m > 1
7 Chiều rộng mặt đê bao mép tầng thải m 1
8 Chiều sâu rãnh cạnh chân tầng thải m 0,71
9 Chiều rộng đáy rãnh cạnh chân tầng thải m 1
10 Chiều rộng dải trồng cây m 56
Bảng 10.5: Lịch đổ thải mỏ sắt Thạch Khê.
Chỉ tiêu
Đã thực hiện
Năm XDCB thứ Năm khai thác thứ
1 2 3 1 2 7 8 10 20 30 40 43
Bãi thải Bắc 12,7 16,3 24,2 33,2 42,66 52,1 92,218 92,22 96,028 110,03 135,43 135,43 135,43 Bãi thải Sét 2,3 4,8 7,8 11,3 14,3 36,3 40,3 46,3 62,6 63,2 63,2 63,2 Bãi thải Biển 10 30 129,49 171,89 171,89 171,89 Bãi thải Nam 3,48 8,62 69,61 183,21 266,01 268,21 Quặng sườn tích 0,04 0,1 0,6 0,7 0,9 2,4 2,4 2,4 2,4 Quặng sunfua 0,01 0,03 0,08 1,1 2,1 3 3 KL đắp đê BT lấn biển 0,3 0,7 1,5 2,7 2,7 2,7 2,7 KL đắp đê BT trong đất liền 0,1 0,5 1 1,5 2 4,572 4,572 4,572 4,572 4,572 4,572 4,572 Tổng 12,7 18,7 29,5 42,0 55,5 68,5 134,0 152,0 188,0 382,5 565,5 649,2 651,4
CHƯƠNG 11
CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC