Vị trí mở vỉa và trật tự khai thác

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp trường đại học mỏ địa chất đề tài khai thác mỏ quặng sắt thạch khê huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

4.3.1 Vị trí mở vỉa:

Chọn vị trí hào mở vỉa chạy dọc theo đường thẳng đi qua 2 lỗ khoan LK 223

tuyến 81 và lỗ khoan LK 302 tuyến T 78. Với thiết bị xúc bốc được sử dụng là các máy xúc TLGN, hào mở vỉa đầu tiên được bắt đầu từ toạ độ:

X = 2.035.474

Y = 548.106 (Thuộc tờ bản đồ mang ký hiệu VN2000).

4.3.2 Trình tự mở vỉa

- Với địa hình mỏ tương đối bằng phẳng.

- Quặng có dạng thấu kính.

- Đường phương lớn (3030 m).

Do vậy tầng mở vỉa đầu tiên phải phù hợp với hệ thống khai thác và công nghệ đào sâu đấy mỏ:

+ Hào mở vỉa đầu tiên được bắt đầu từ tọa độ: X = 2.035.474

Từ vị trí này dùng 2 máy xúc TLGN xúc với gương công tác phía dưới, di chuyển thụt lùi dọc theo hướng Bắc – Tây, Nam – Đông Nam đã được xác định (tim hào mở mỏ đầu tiên đi qua 2 lỗ khoan LK 223 thuộc tuyến T 79 và lỗ khoan LK 302 thuộc tuyến T 78).

+ Saukhi các máy xúc này đi hào được khoảng có chiều dài L  50 m thì sử

dụng 2 MXTLGN khác cũng xuất phát từ tọa độ trên xúc phát triển về 2 phía theo hướng vuông góc với hướng di chuyển của 2 máy xúc trước.

+ Hào có chiều sâu phụ thuộc vào chiều sâu xúc tối đa có thể của MXTLGN

được sử dụng. Chiều sâu hào  8  10 m, chiều rộng đáy hào phân tầng đầu tiên lấy b = 5  10 m, mở rộng ra đủ b  20  25 m đảm bảo cho ôtô quay đảo chiều khi vào nhận tải từ máy xúc xúc bốc đất đá các phân tầng dưới của hào.

+ Sau khi 2 máy xúc thứ 2 đi hào được một đoạn có chiều dài L  50 m thì

đưa các MXTLGN khác vào mở rộng tầng cho cả 2 phía, cứ tiếp tục như vậy đưa các MXTLGN vào làm việc nối tiếp nhau với điều kiện các máy xúc cách nhau 1 khoảng L  50 m (xem bản vẽ TK – C4 – 01).

Sử dụng 4 máy xúc TLGN, trong đó 1 máy xúc PC750 LC – 6 có E = 3,5 m3

và 3 máy xúc PC1250 LC – 7 có E = 5,2 m3 để chuẩn bị tầng mới với nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Máy xúc PC750 LC – 6 có E = 3,5 m3 chủ yếu là đào hố bơm và hào tiên

phong; thời gian còn lại mới tham gia mở rộng hào và phân tầng.

+ 1 máy xúc PC1250 LC – 7 chủ yếu tiến hành mở rộng hào và phân tầng.

+ 2 máy xúc PC1250 LC – 7 m3 chủ yếu tiến hành xử lý. Trình tự máy xúc làm việc như sau:

+ Trong ngày đầu tiên (tính từ thời gian chuẩn bị tầng mới), máy xúc thủy lực gầu ngược (MXTLGN) số 1 tham gia đào hào tiên phong và phân tầng thứ nhất (5m) trong thời gian 1 tuần, 2 tuần tiếp theo mở rộng tầng và đào phân tầng thứ 2. Tuần cuối cùng của tháng đầu tiên đào hào tiên phong và phân tầng 3. + Ngày thứ 2, MXTLGN 2 tham gia mở rộng tầng và đào phân tầng 1 trong 1 tuần, tuần tiếp đào hào mở rộng và tiếp phân tầng 1, tiếp tục mở rộng hào và đào phân tầng 2.

+ Sau 1 tháng, MXTLGN3 và MXTLGN4 tham gia đào hố và xử lý. Tương tự các MXTLGN1 và MXTLGN2 làm việc theo chu kỳ như trên.

Để góp phần cho công tác tổ chức đào sâu đáy mỏ được thuận lợi và đơn giản hơn, đặc biệt là khi đào hố bơm và đào hào tiên phong cần đầu tư loại máy xúc TLGN PC750 LC - 6 có dung tích gầu E =3,5 m3 và có chiều sâu xúc tối đa càng lớn càng tốt và tối thiểu cần thiết là hx  8,5  9 m.

Với đặc điểm địa hình, địa chất, điều kiện sản trạng của thân quặng cũng như

Đặc biệt, khi bắt đầu bóc đất tầng đầu tiên đã phải công tác dưới mức thoát nước tự chảy. Chính vì vậy, cần phải áp dụng công nghệ đào sâu đáy moong 2 cấp với đáy mỏ nhiều cấp có một số tầng đồng thời khai thác quặng và áp dụng máy xúc thủy lực gầu ngược (TLGN) chạy dầu diezel. Mùa mưa tiến hành bóc đất đá và khai thác quặng ở các tầng trên cao, còn tầng dưới cùng được sử dụng làm hố chứa nước. Đến những tháng chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa khô, cần phải bơm cạn moong để vào đầu mùa khô có thể đưa các thiết bị xuống đáy moong tiến hành đào sâu và khai thác quặng.

Trong thời gian mùa mưa, để đảm bảo công tác khai thác các tầng phía trên được thuận lợi vẫn cần phải tiến hành bơm nước để hạ mực nước tới mức cần thiết hợp lý.

Trong điều kiện mỏ quặng sắt Thạch Khê với hướng xuống sâu của đáy mỏ  = 600  700, để đảm bảo khả năng xuống sâu tối đa cần phải bố trí thiết bị chuẩn bị tầng mới cả 2 phía vách và trụ của thân quặng, tức là bờ mỏ được phát triển dần về 2 phía vuông góc với chiều dài của khai trường.

Hình 4.1: Trình tự đào sâu đáy mỏ.

Để đạt được sản lượng theo yêu cầu cần phải tăng tốc độ xuống sâu tới mức

cần thiết có, thể tức là phải sử dụng dây chuyền đồng bộ thiết bị (ĐBTB) và tổ chức công tác đào sâu đáy mỏ hợp lý.

Xác định tốc độ xuống sâu đối với đáy moong 2 cấp sử dụng máy xúc

TLGN. Khi tầng được chia thành 3 phân tầng với việc áp dụng máy xúc TLGN. Chiều cao của phân tầng hpt = 5 m khi h = 15 m và hpt = 4 m khi h = 12 m. Chiều dài đáy moong là L = 500 m.

Khi đáy moong có chiều dài L < 500 m thì chuyển sang sử dụng đáy moong nghiêng.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp trường đại học mỏ địa chất đề tài khai thác mỏ quặng sắt thạch khê huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)