Chính phủ là cơ quan có vai trò điều hành mọi hoạt động của nền kinh tế do vậy, chính phủ rất quan trọng trong việc định hướng mọi hoạt động của một quốc gia. Chính phủ là cơ quan thực hiện luật pháp hóa các chủ trương, chính sách và những biện pháo cần thiết trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm thể hiện ý chí của cả nước. Hơn thế, Chính phủ cũng cần nắm bắt kịp thời những chi tiết chưa đầy đủ hoặc chưa cụ thể trong hệ thống luật pháp để từ đó tiến hành bổ sung, tạo điều kiện xây dựng một môi trường pháp lý hoàn thiện và ổn định, đảm bảo cho mọi người dan an tâm và tin tưởng khi sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
• Tiếp tục hoàn thiện luật ngân hàng:
Tại kỳ họp quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2, ngày 21 đến ngày 12 tháng 12 năm 1997 đã tiến hành thông qua hai bộ luật: Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng.
Có thể nói rằng, sự ra đời của hai bộ luật trên, cùng với luật doanh nghiệp ra đời năm 2005 là một bước ngoặt lớn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng.
Sau hơn 10 năm ra đời, hai luật đã phát huy được những ưu điểm của mình: góp phần luật hóa các hoạt động tiền tệ, tín dụng , bảo vệ hoạt động ngân hàng, định hướng cho các ngân hàng làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, tăng cường an toàn cho người gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay vốn, giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, hai bộ luật cũng còn nhiêu điều bất cập không phù hợp với bối cảnh mới của đất nước.
Rõ ràng, sự ra đời của luật ngân hàng là kết quả tất yếu của quá trình phát triển và chuyển đổi của hệ thống ngân hàng . Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước đổi mới, hợp tác quốc tế diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế của đất nước thì luật pháp nói chung và luật về ngân hàng nói riêng cần có những thay đổi phù hợp, giúp các ngân hàng có được điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn mà vẫn nằm trong khuân khổ pháp luật.
• Tạo ra sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng. Nó có thể tạo thuận lợi hay khó khăn cho công tác này.Nền kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp, thu nhập người dân cao, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển sẽ tạo cho ngành ngân hàng nhiều thuận lợi như: Hoạt động ngân hàng ổn định, nguồn ngoại tệ huy động được sẽ tăng từ hoạt động xuất khẩu, người dân tin tưởng đồng nội tệ sẽ bán lại ngoại tệ cho ngân hàng, các dự án đầu tư nước ngoài cũng là một nguồn huy động ngoại tệ quan trọng. Và ngược lại, khi nền kinh tế bất ổn thì hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn ngoại tệ nói riêng cũng bị hạn chế.
Sự ổn định kinh tế vĩ mô còn giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam, điều này giúp ngân hàng có được nguồn ngoại tệ lớn từ các dự án này.