Tổng quan về thị trường thủy sản Mỹ nói chung, và thị trường cá tra, cá basa nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản để vượt qua các rào cản kĩ thuật trên thị trường Mỹ (Trang 25)

1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản nói chung, cá tra và cá basa sang thị trường Hoa Kỳ

1.1. Tổng quan về thị trường thủy sản Mỹ nói chung, và thị trường cá tra, cá basa nói riêng.

cá basa nói riêng.

Mỹ được biết đến là quốc gia đa sắc tộc, có sự đan xen hòa quyện giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong nhu cầu và tập quán tiêu dùng của người dân. Dân tộc Mỹ là dân tộc được biết đến với đặc tính chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm và tiêu xài càng nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó nền kinh tế sẽ phát triển hơn. Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất trên thế giới.

Đối với các hàng hoá thực phẩm tiêu dùng như thuỷ sản nhu cầu của người dân Mỹ cũng rất phong phú và đa dạng. Trong những thập niên gần đây, người Mỹ có khuynh hướng tiêu dung nhiều hải sản thay cho các loại thịt đỏ, vì họ sợ mắc các bệnh béo phì, cao huyết áp, đột quỵ, mỡ trong máu và trong gan. Họ ngày càng quan tâm đến các sản phẩm có chất lượng cao, và có lợi cho sức khỏe.

Mỹ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Nhật Bản. Đây là thị trường khổng lồ với mức tiêu thụ thuỷ sản lớn. Theo nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Tiếp thị Thực phẩm và Hiệp hội thịt ở Mỹ, người dân nước này ngày càng ăn nhiều thuỷ sản để cải thiện sức khoẻ của mình. Khi người tiêu dùng Mỹ quan tâm nhiều hơn đến các bệnh về tim mạch, dự kiến họ sẽ tiêu thụ cá nhiều hơn do trong cá có chứa hàm lượng Omega3 và Omega6 giúp bảo vệ tim mạch và trí não. Nghiên cứu sức mua thịt hàng năm được tiến hành với 1170 người tiêu dùng trên toàn quốc cho thấy, 28% người tiêu dùng thường xuyên mua thuỷ sản và 52% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua thuỷ sản để cải thiện thói quen ăn uống của mình. Ngoài ra, ở độ tuổi khác nhau, người tiêu dùng cũng có cái nhìn khác nhau về lợi ích của thuỷ sản: 40% người tiêu dùng ở độ tuổi 65 và trên 65 thích ăn thuỷ sản, trong khi đó chỉ có 16% người tiêu dùng ở độ tuổi 18 đến 24 thích ăn thuỷ sản. Mặc

dù tính phổ biến của thuỷ san gia tăng nhưng thịt bò và gia cầm vẫn là thực phẩm chính trong các bữa ăn tối của các gia đình Mỹ.

Người Mỹ ăn 4,1 pound tôm /người trong năm 2008 và 2007, cá ngừ đóng hộp xếp sau tôm với 2,8 pound tăng từ 2,7 pound trong năm 2007. Cá hồi giữ vị trí thứ 3 với 1,84 pound giảm xuống từ 2,36 pound trong năm 2007 .Ở vị trí thừ 4, cá pôlăc Alaska cũng giảm từ 1,73 pound trong năm 2007 xuống còn 1,34 pound trong năm 2008. Tuy nhiên, cá rô phi lại tăng lên 1,19 pound trong năm 2008 từ 1,14 pound trong năm 2007. Tiếp theo cá rô phi là cá basa với 0,92 pound, cua 0,61 pound và cá tuyết 0,44 pound. Sự khác biệt duy nhất trong danh sách giữa 2007 và 2008 là vị trí của cá bơn và trai tăng lên. Cá bơn giữ vị trí thứ 9 với 0,43 pound khi trai giữ vị trí thứ 10 với 0,42 pound.

Các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước được người tiêu dùng Mỹ ưu chuộng là tôm, cá nước ngọt như cá rô phi, philê tươi và đông lạnh, tôm hùm sống, tươi và ướp lạnh, cá ngừ nguyên con ướp đông lạnh, cá ngừ đóng hộp, cá nheo, cá tra , cá basa..

Năm 2009, có tới hơn 50 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong đó có 10 nước cung cấp hàng đầu gồm Thái Lan, Inđônêxia, Êcuađo, Việt Nam, Trung Quốc, Mêhicô, Malaixia, Ấn Độ, Bănglađét và Guyana (chiếm trên 92% thị phần tổng nguồn cung này). Do có nhiều lựa chọn nhập khẩu, và với tập quán tiêu dùng của mình, Hoa Kỳ có rất nhiều những tiêu chuẩn và rào cản thương mại đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ nói chung và các mặt hàng thủy sản nói riêng.

1.2.Tình hình xuất khẩu thủy sản nói chung, cá tra và cá basa nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ

1.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu

Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì với khối lượng 70.930 tấn thủy sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.

Năm 2002, khối lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kì tăng lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm khoảng32,4% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kì bắt đầu có hiệu lực, theo đó thuế nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kì giảm 30-40 % tạo điều kiện thuận lợi nâng cao tính cạnh tranh về giá cả cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kì.

Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 777 triệu USD, đây là giai đoạn Hoa Kì kiện Việt Nam về việc bán phá giá cá tra và cá basa khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều tổn thất.

Tính từ cuối năm 2004, các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đối với cá tra, cá basa và tôm Việt Nam dẫn đến mức thuế thu nhập của mặt hàng tăng lên rất cao, khiến các nhà nhập khẩu Hoa Kì không thể chịu được và các nhà xuất khẩu Việt Nam thì không đủ khả năng để đóng ký quỹ thuế chống bán phá giá vì nó quá lớn và khả năng thanh khoản thấp. Điều này dẫn đến tình trạng kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì giảm mạnh, từ 20% xuống (-24%), Hoa Kì dần trở thành nhà nhập khẩu đứng thứ hai rồi thứ ba. Năm 2004, thủy sản xuất sang Hoa Kỳ có tổng kim ngạch 565 triệuUSD.

Năm 2005 tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ đã lấy lại đựơc sự ổn định và dần phát triển khả quan. Chúng ta đã đề ra một số biện pháp , trong đó quan trọng nhất là tạo nên những sản phẩm cá có chất lượng. Vì vậy, hàng loạt các hoạt động về ghi nhãn mác đối với các sản phẩm cá đông lạnh xuất khẩu đã được triển khai. Ngoài ra, những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát dư lượng kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu là rất đáng ghi nhận. Hiện nay, với việc tăng cường kiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada (kiểm soát 100% các lô hàng thuộc 3 nhóm sản phẩm thịt cua ghẹ, tôm và cá da trơn với 4 chỉ tiêu kháng sinh, thời gian tối thiểu 4 tháng), Việt Nam đã củng cố vững chắc niềm tin về chất lượng hàng thủy sản cho tất cả các thị trường , nhất là thị trường mỹ

Năm 2006, giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 664,340 triệu USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 03 sau Nhật & E.U.

Năm 2005 và 2006 là những năm có diễn biến thuận lợi về vấn đề đánh giá hành chính cá tra và cá basa, nhiều doanh nghiệp đã được hưởng mức thuế chống bán phá giá giảm tương đối. Thuế chống bán phá giá và đóng ký quỹ cho Hải quan Hoa Kì ngày càng được ổn định, đơn giản hơn, mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam thấp hơn so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kì, tạo điều kiện cải thiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kì.

Sang đến năm 2007, thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi đáng kể trên thị trường Hoa Kì. Mức tăng trưởng khá mạnh 18,4% từ quý II sang quý III rồi sang quý IV, dẫn đến tăng trưởng cả năm tăng lên 8,5% về giá trị. Kểtừ thời kì suy thoái

2004, 2005 và giai đoạn phục hồi 2006, 2007 thì năm 2007 được coi là năm có mức tăng trưởng cao nhất. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu gần 100 nghìn tấn thủy sản, trị giá hơn 720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% giá trị so với năm2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sau EU là 25,7%, Nhật Bản là 21,1% và trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam.

Bảng 2.1 Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kì 2001-2009

Năm Khối lượng

(tấn) Tăng trưởng (%) Giá trị (USD) Tăng trưởng (%) 2001 70.931 489.034.963 2002 98.665 39 655.654.511 34 2003 123.472 25 782.238.334 19 2004 89.768 -27 592.824.065 -24 2005 91.674 2 633.984.549 7 2006 98.883 8 664.339.579 5 2007 99.769 1 720.524.455 8 2008 108.064 8.3 744.623.000 3.3 2009 103.206 -4,5 711.145.746 -4,5

Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

(http://www.fistenet.gov.vn) Sang năm 2008, thủy sản xuất khẩu cả nước tăng 20% về giá trị nhưng đây là một năm thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,2 triệu tấn với trị giá trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm 2007. Do là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Hoa Kì tụt xuống vị trí thứ 3 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam với trị giá khoảng 744 triệu USD, tỷ trọng giảm từ 20,4% xuống 16,5%.

Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự sụt giảm về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì.

Trước hết, đó là do từ giữa năm 2007, nền kinh tế Hoa Kì khủng hoảng, người tiêu dùng Hoa Kì đã giảm dần sức mua, đặc biệt là mặt hàng tôm vốn là mặt hàng cao cấp bị liệt vào danh sách tiết giảm. Báo cáo của Cục khí quyển và hải dương quốc gia Hoa Kì (NOAA) chỉ ra rằng năm 2007, người tiêu dùng Hoa Kì tiêu thụ 2,23 triệu tấn thủy sản, giảm 0,7% so với năm 2006 là 2.247 triệu tấn.

Thứ hai, đó là do từ năm 2007, ngân hàng Hoa Kì thắt chặt tín dụng gây ra tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kì thiếu vốn mua hàng, phải nợ tiền hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và thanh toán khi bán xong hàng. Nhiều thời điểm đồng Việt Nam khan hiếm, doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tiền, doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản đều thiếu vốn đầu tư.

Thêm vào đó, năm 2008 là năm diễn biến thất thường, nhiều mưa bão, áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại nặng cho nhiều người nuôi thủy sản và ngư dân khai thác.

Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung nhưng số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy xuất khẩu thủy sản cả nước mang lại kim ngạch khoảng 4,2 tỷ USD, giảm 6,2% (tương đương 276,6 triệu USD) so với thực hiện cả năm 2008. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ là 711.145.746 USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch

Biểu đồ: thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam năm 2009

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2010 ước đạt 771 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trên thị trường, hầu hết các loại thủy sản vẫn đang xu hướng tăng và giá

ở mức khá cao do nguồn cung yếu.

1.2.2. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Hiện nay, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam trong đó tôm, cá tra, cá basa vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu sang Hoa Kì năm 2009

Nguồn: http://www.vasep.com.vn

Đối với mặt hàng tôm

Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì với mức tổng kim ngạch xuất khẩu được duy trì tương đối ổn định, trên 30 nghìn tấn.

Vụ kiện bán phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam bị Hoa Kì khởi kiện vào 31/12/2003 đã làm kim ngạch tôm đông lạnh Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì giảm mạnh. Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu tôm sang HoaKì đạt 52.439 tấn trị giá 513 triệu USD thì năm 2004 giảm 23,5% về giá trị. Sang đến năm 2005, 2006 thì thị trường xuất khẩu tôm đã có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kì 2001 – 2009

Nguồn: http://www.vasep.com.vn

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, đến cuối năm 2008, xuất khẩu tôm sang Hoa Kì đạt 46.629 tấn với trị giá khoảng 467.279 triệu USD. So với năm 2007 mặc dù sản lượng có tăng 15,3%nhưng giá trị xuất khẩu tôm lại giảm khoảng 3%. Nguyên nhân là do sự giảm sút về kinh tế của cường quốc kinh tế này, khi Hoa Kì rơi vào khủng hoảng thì người dân cũng cắt giảm chi tiêu trong đó mạt hàng tôm được liệt vào mặt hàng xa xỉ bị cắt giảm. Sang đến năm 2009, lượng tôm xuất khẩu sang Hoa Kì hầu như không thay đổi, khoảng 46.812 tấn nhưng giảm về mặt giá trị do giá thấp hơn giá thị trường tôm thế giới.

Tuy nhiên, năm 2009 Hoa Kì vẫn là thị trường xuất khẩu tôm thứ hai của Việt Nam sau Nhật Bản. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch 7 tháng năm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD). Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Báo cáo của văn phòng Khoa học công nghệ, Cục nghề cá biển quốc gia Hoa Kì – NMFS 2007 cho biết tổng nhập khẩu tôm của Hoa Kì trị giá khoảng 2,33 tỉ USD, giảm 0,4% so với cùng kì năm 2006. Trong đó Việt Nam trởthành nhà cung cấp lớn nhất về tôm cỡ lớn từ 15 trở xuống, đạt khối lượng 3.800 tấn với trị giá 62,4 triệu USD, tăng 21,7% về mặt giá trị.

T

Bảng 2.2: Nhập khẩu tôm của Hoa Kì 2003-2009

(đơn vị: 1000 tấn)

Nhập khẩu tôm của Hoa Kì

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009Thái Lan 190,1 289,3 201,3 216 269,3 237,3 247,5 Thái Lan 190,1 289,3 201,3 216 269,3 237,3 247,5 Inđônêxia 38,9 37,8 90,9 118,3 93,9 148,7 149,6 Việt Nam 34,2 43,8 38,9 35,5 40,2 46,6 47,5 Ecuađo 53,4 62,1 65,6 86,7 88,7 90,6 91,7 Mêhico 58,8 48,6 58,5 56,5 63,2 67,4 67,4 T.Quốc 53,8 124,9 45,3 60 83,6 60,5 61,7 Malaixia 3,1 2,1 22,2 30,1 31,5 41,9 42,8 Bănglađét 9,9 11,9 20,3 37 33,7 31,1 36,2 Ấn Độ 102,8 124,6 69,8 62,9 39 27,1 28,5 Pêru 3,3 3,1 5,8 6,3 7,8 9,9 10,5 Venezuela 18,8 22,2 19,2 14,3 14,6 9,1 9,8 Ghaina 12,6 8,4 7,1 10,8 8,8 8,9 9,2 Nước khác 94,8 73,7 61,3 64 43,2 34,3 35,5 Tổng cộng 674,5 852,5 706,2 798,4 817,5 813,4 837,9

Đối với mặt hàng cá tra, cá basa

Tuy Hoa Kì nhập khẩu cá da trơn từ nhiều nguồn khác nhau như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia nhưng mặt hàng cá da trơn của Việt Nam vẫn chiếm ưu thế lớn.

Theo số liệu thống kê Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì, khối lượng cá da trơn nhập khẩu vào Hoa Kì tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2006, lượng cá da trơn nhập khẩu vào thị trường này tăng gấp đôi so với năm 2005 ở mức 74,964 triệu pound. Năm 2007 là 84,605 triệu pound,năm 2008 là năm kỉ lục nhất kể từ năm 1994 với khối lượng là 102,428 triệu pound. ( Nguồn: Báo cáo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

Nhưng trong thời gian gần đây, cá tra và cá basa của Việt Nam đang bị đe dọa khi mà đạo luật Farm Bill đã được Quốc hội Hoa Kì thông qua và chuẩn bị đưa vào thực hiện, trong đó quy định mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam nằm trong nhóm cá Catfish . Theo đạo luật này, cá tra Việt Nam được xem là cá da trơn và phải tuân thủ những điều kiện sản xuất tương đương tại Mỹ thì mới có thể xuất

khẩu được vào thị trường này. Đạo luật Farm Bill đã được thông qua và khi chính thức có hiệu lực thì nhiều khả năng cá tra Việt Nam sẽ hết đường vào Mỹ bởi những rào cản kỹ thuật hết sức khắt khe, nhất là phải tuân thủ các điều kiện như phải nuôi ở ao nông, nước giếng khoan, khác hẳn môi trường nuôi trên sông Mê Kông hiện nay ở Việt Nam .

Chính vì vậy các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam phải có ngay kế hoạch để ứng phó, can thiệp nhằm hạn chế những điều luật thiệt thòi cho người nuôi cá

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản để vượt qua các rào cản kĩ thuật trên thị trường Mỹ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w