Đánh giá kết quả cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản để vượt qua các rào cản kĩ thuật trên thị trường Mỹ (Trang 46)

3. Đánh giá kết quả cạnh tranh và vượt qua các rào cản kĩ thuật của thủy sản Việt Nam

3.1. Đánh giá kết quả cạnh tranh.

3.1.1. Thành tựu

Xuất khẩu thuỷ sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản đã góp phần xác định vị trí quan trọng của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu có những bước tiến rõ rệt trong những năm qua, tính từ năm 1986 giá trị xuât khẩu là 0,102 tỷ USD, năm 1992 là 0,37 tỷ USD và tăng lên 1,479 tỷ USD vào năm 2000 và 2,397 tỷ USD năm 2004 đến năm 2009 thì đạt 4,25 tỷ USD. Trong suốt nhiều năm liền xuất khẩu thuỷ sản đứng vị trí thứ ba về giá trị xuất khẩu của cả nước, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản so với tổng kim ngạch cả nước ở mức cao trên dưới 10%. Như vậy hàng năm xuất khẩu thuỷ sản có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đạt gần 339 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu cá các loại đạt 41 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 159 triệu USD, tăng 25,5% về lượng và 30,9% về trị giá. Đứng thứ hai là tôm các loại với 15 nghìn tấn, trị giá là 153,6 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và tăng 3,2% về trị giá; mực và bạch tuộc đạt 1,3 nghìn tấn, trị giá là 5 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và 11,4% về trị giá; hải sản loại khác đạt 2,7 nghìn tấn với trị giá 21 triệu USD, giảm 28% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2009.

Việc đổi mới công nghệ đã giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi tích cực. Hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều loại song tôm là loại sản phẩm nước ta xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này.Kim nghạch xuất khẩu 9 tháng năm 2010 đạt 376 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản ( 413 triệu USD).Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 26,4 % kim nghạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.Sản phẩm cá tra và cá basa đứng thứ hai trong số các mặt hàng thuỷ sản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt tăng cao trong tháng 4 đạt 3.342 tấn với kim ngạch đạt 44,3 triệu USD (tăng 18,7%).Tuy nhiên kể từ sau vụ kiện chống bán phá giá

“Cat fish”ở Mỹ năm 2002 đến nay,kim nghạch xuất khẩu loại cá này sang Mỹ có xu hướng giảm nhưng vẫn không ngừng tăng và thị trường cũng được mở rộng ra nhiều nước khác ví dụ như Nga. Ngoài tôm,cá tra và basa các sản phẩm khác như cá ngừ ,trứng cá và cua đều đạt kim nghạch xuất khẩu trên 10 triệu USD .Mực và bạch tuộc giá trị xuất khẩu chiếm 6,7% trong kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tăng 40,2% về giá trị và 32,1% về khối lượng so với cùng kỳ. Sản phẩm thuỷ sản khô chiếm 4,2% trong kim ngạch xuất khẩu, tăng 32,2% về giá trị, tăng 52% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2009

Trong thời gian qua, danh mục sản phẩm xuất khẩu và hàm lượng thuỷ sản chế biến không ngừng gia tăng. Các doanh nghiệp đã dần dần chuyển từ việc xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đông lạnh sangcác sản phẩm ăn sẵn. Sản phẩm cá tra cá basa của Việt Nam ngày càng được nhiều người dân Mỹ tin dùng, với giá thành thấp, chấp lượng tốt. kim ngạch xuất khẩu cá tra cá basa sang thị trường Hoa Kì tăng cả về số lượng và chất lượng. Năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì ngày càng được nâng cao. Chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng đồng thời chất lượng hàng hóa cũng được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường Hoa Kì.

Tuy nhiên thủy sản Việt Nam vẫn còn tiềm năng rất lớn trong xuất khẩu thủy sản và hải sản chế biến vì thị trường Hoa Kì là một thị trường lớn với hệ thống phân phối các sản phẩm thủy sản rất phát triển. Theo báo cáo của Cục khí quyển và Hải dương quốc gia Hoa Kì (NOAA), Hoa Kì nhập khẩu khoảng 84 % lượng thủy sản tiêu dùng trong đó ít nhất 50%là thủy sản nuôi, tuy vậy ngành thủy sản trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 5,7 % nhu cầu tiêu dùng, chính vì vậy Hoa Kì trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu.Các mặt hàng thủy sản của chúng ta có ưu thế vượt trội về giá cả và chất lượng đối với các sản phẩm cùng loại do Mỹ sản xuất, chúng ta có được những lợi thế như vậy là do chi phí sản xuất, chi phí đầu vào thấp, giá thành nhân công rẻ.

Mặc dù, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang gặp phải khó khăn trong việc đáp ứng những rào cản kĩ thuật mà tiêu biểu là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kì. Trong thời gian qua chính phủ cũng như các cấp, các hộ sản xuất, các nhà chế biến đã kiên cường, cố gắng vươn lên để nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ

lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì. Tuy nhiên trong thời gian tới các doanh nghiệp thủy sản cũng như các bộ ngành có liên quan cần kết hợp chặt chẽ, nỗ lực hết mình để có thể vượt qua những khó khăn và thách thức trong thời gian tới.

3.1.2. Thách thức

Thách thức đầu tiên đặt ra là tác động cộng hưởng của hàng rào kĩ thuật trong môi trường kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay do cấc nhà nhập khẩu nói chung và Hoa Kì nói riêng sẽ chú trọng khai thác các rào cản kĩ thuậtnhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp trong nước. Ở Hoa Kì, Bộ Nông nghiệp Hoa Kì đang thực hiện Luật Nông nghiệp (Farm Bill 2008) trong đó bao gồm việc định nghĩa lại catfish nhằmtạo ra nhiều rào cản hơn nữa đối với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam, hạn chế xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kì.

Mặc dù vậy, xu hướng là ngày càng có nhiều nước tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kì. Hiện nay có đến hơn 50 nước xuất khẩu tôm vào Hoa Kì so với vài nước như trước đây, nhiều nhà xuất khẩu mới xuất khẩu cá vào Hoa Kì như Ecuado, Peru, Srilanka… chính điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là sau khi có phán quyết về mức thuế bán phá giá của Bộ Thương Mại Hoa Kì

Thêm vào đó là việc thiếu nghiêm trọng nguồn nguyên liệu cho chế biến, đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Trung thiếu đến 50-70%/năm nguyên liệu. Quá trình sản xuất ở nước ta chủ yếu mang tính mùa vụ do nguồn nguyên liệu không ổn định, lúc thừa lúc thiếu. Để khai thác tối đa công suất của các nhà máy chế biến, bên cạnh những tháng đủ nguyên liệu thu mua từ người nuôi trồng, những tháng thiếu nguyên liệu buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp Trung Quốc trong quá trình thu mua nguyên liệu thủy sản nuôi hoặc đánh bắt xa bờ. Ví dụ: Thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10 là cuối vụ thu hoạch tôm chân trắng ở khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thu mua nguyên liệu cho sản xuất.

Quá trình nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam dang phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, không đồng bộ thống nhất trong trong việc phát triển như: thuỷ lợi, giống, thức ăn…Hoạt động kiểm tra tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm

soát dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản chưa chặt chẽ khiến dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng xuất khẩu vẫn còn khá cao, đặc biệt là mặt hàng tôm gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm gặp phải khó khăn lớn do việc nuôi trồng diễn ra manh mún, trình độ sản xuất chưa đồng đều cũng khiến cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều sức ép về giá. Bên cạnh đó, ngành thủy sản vẫn chưa tiến hành quy hoạch vùng nuôi trồng một cách khoa học, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

Do công nghệ chế biến chưa phát triển,vẫn còn ở mức thấp so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc nên các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá basa dưới dạng thô hoặc ở dạng sơ chế, dẫn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này còn thấp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có uy tín cao về các sản phẩm mực khô lột da cao cấp, tôm khô cũng không thể sản xuất vì nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh quá ít. Các mặt hàng thuỷ sản của ta xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu vẫn ở dạng sơ chế, giá trị chưa cao trong khi với hơn 100 mặt hàng thuỷ sản thực phẩm nhập khẩu Mỹ có nhu cầu cao về các mặt hàng đã qua tinh chế (tôm luộc, tôm bao bột, tôm hùm, cá philê, hộp thuỷ sản ). Cụ thể, với mặt hàng cá ngừ hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu phần lớn cá ngừ tươi hoặc đông vào Mỹ (chiếm 90% giá trị xuất khẩu cá ngừ), trong khi cá ngừ đóng hộp là mặt hàng được tiêu thụ nhiều ở Mỹ thì giá trị xuất khẩu của Việt nam không đáng kể ( 5%). Mỹ coi trọng cả nhập khẩu thuỷ sản phi thực phẩm bao gồm các sản phẩm hoá học gốc thuỷ sản (thức ăn gia súc, dầu cá, bột cá), ngọc trai, cá cảnh…nhưng ta chỉ mới chú trọng đến xuất khẩu thuỷ sản thực phẩm. Vì vậy có thể nói là chưa có sự phù hợp cao trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam với yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ

Ngành thủy sản cũng chưa có những chương trình xúc tiến thương mại tổng thể cho thủy sản Việt Nam. Chưa có kênh thông tin đến từng người tiêu dùng mà mới chỉ có kênh thông tin đến nhà nước và cơ quan quản lý nên chưa tạo hiệu quả quảng cáo cao.

Một vấn đề nữa là chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay quá cao vì ngoài chi phí về vận tải, container, cảng biển, hải quan,…thì chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản trước khi xuất khẩu cao gần bằng chi phí vận chuyển container đến Trung Mĩ hoặc châu Âu (khoảng 1000USD/container).

hàng còn nghèo nàn, không phong phú, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá basa dưới dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị xuất khẩu không cao.

Một thách thức quan trọng nữa là do thiếu sự đồng thuận giữa các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu gây sức ép về giá đối với các doanh nghiệp khác, tạo hiệu ứng giảm giá dây chuyền. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp thống nhất không thu mua nguyên liệu bảo quản bằng hóa chất thì có thể khiến ngư dân cải thiện chất lượng nguyên liệu thủy sản.

Từ những thác thức như trên, vấn đề đặt ra đối với thủy sản Việt Nam là cần có những định hướng và giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực xuất khẩu cho mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản để vượt qua các rào cản kĩ thuật trên thị trường Mỹ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w