Đánh giá chung về việc vượt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản để vượt qua các rào cản kĩ thuật trên thị trường Mỹ (Trang 50)

3. Đánh giá kết quả cạnh tranh và vượt qua các rào cản kĩ thuật của thủy sản Việt Nam

3.2. Đánh giá chung về việc vượt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa Kỳ

3.2.1. Thành tựu

Trong thời gian gần đây, chất lưọng thuỷ sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Trong những năm gần đây, nhiều văn bản pháp luật quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tương đương với các tiêu chuẩn của Hoa Kì đã được ban hành và thực hiện. Các cơ quan có thẩm quyền cũng đã thực hiện nhất quán chính sách quản lý an toàn vệ sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Từ năm 2007 đến nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản tăng cường kiểm soát quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào, chống thu mua nguyên liệu chứa tạp chất hoặc kháng sinh độc hại. Nhiều địa phương nuôi cá, tôm tập trung đang thực hiện mô hình liên kết ngang giữa các thành phần trong toàn bộ chuỗi sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.Trong đó các doanh nghiệp sẽ kiểm soát liên hoàn từ khâu nuôi con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh, thành phẩm cuối cùng. Ngoài ra, nhiều vùng nuôi khác đang áp dụng các quy trình như SQF 1000, BAP, CoC…

Bên cạnh đó, Việt Nam kiên quyết đấu tranh chống lại các hành động gian lận thương mại của các doanh nghiệp.

Hiện nay, có 3 doanh nghiệp thủy sản ở thành phố Hồ Chí Minh được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu cá chép vào Hoa Kì do cá của các cơ sở này an toàn với dịch bệnh virus mùa xuân (SVC), đó là Công ty cổ phần Sài Gòn cá kiểng, Trại cá cảnh Châu Tống, Trại cá cảnh Võ Văn Sinh.

Công ty TNHH công nghiệp thủy sản Miền Nam ( South Vina), Công ty cổ phần thủy sản Bình An, Doanh nghiệp Vĩnh Hoàn được Bộ Thương Mại Hoa Kì phán quyết không áp thuế chống bán phá giá. Ngoài ra, 3 doanh nghiệp Việt Nam khác là Công ty TNHH Thực phẩm QVD Đồng Tháp, Công ty cổ phần thủy sản An Giang ( Agifish) được hưởng mức thuế chống bán phá giá rất thấp là 0,52 %. Thuỷ sản Việt Nam đang từng bước thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khâu từ giống, nhập khẩu nguyên liệu, việc sử dụng các loại thuốc, hoá chất kháng sinh và thức ăn sử dụng trong nuôi trồng,bảo quản cũng như chế biến thuỷ sản.

Chính phủ, các cơ quan, bộ ngành thuỷ sản nỗ lực triển khai rộng rãi chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh và các chất bảo quản khác. Bên cạnh đó, Bộ Thủy sản tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ các thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh cho các chi nhánh trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết của việc tuân thủ các quy định của thị trường Hoa Kì nói riêng và các tiêu chuẩn quốc tế nói chung. Vì vậy, các doanh nghiệp chủ động đổi mới dây chuyền sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, phát triển năng lực hệ thống thanh tra, kiểm soát.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VASEP cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nhanh chóng, đại diện cho lợi ích doanh nghiệp,giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì. Ngoài ra, Hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp kiến nghị với chính phủ để đưa ra những chính sách phù hợp để đáp ứng rào cản kĩ thuật của Hoa Kì, tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

3.2.2. Những bất cập và tồn tại

Trước hết là vẫn cònnhiều lô hàng thuỷ sản có chứa kháng sinh và hoá chất tuy giảm nhưng vẫn còn bị cảnh báo,bị trả về khi xuất khẩu sang Hoa Kì do nhiều nguyên nhân:

+ Khâu vệ sinh an toàn thực phẩm tồn tại nhiều hạn chế như: chồng chéo quy định, xác định trách nhiệm liên đới, thiếu hệ thống tiêu chuẩn thực phẩm để thực hiện các văn bản pháp lý, đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm hạn chế, không đồng bộ, thiếu nhân lực…

+ Các cơ quan chức năng quản lý thuỷ sản vẫn chưa tìm được các biện pháp quản lý hiệu quả chất lượng thức ăn thuỷ sản. Nhiều doanh nghiệp tận dụng kẽ hở

này đưa ra thị trường những sản phẩm thức ăn thủy sản kém chất lượng, không đảm bảo độ đạm cần thiết có trong thức ăn…Các cơ quan chức năng tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên phát hiện nhiều lô hàng thức ăn thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai trên thị trường, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng nuôi trồng thủy sản.

+ Tồn tại nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản và doanh nghiệp làm ăn manh mún, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, khai thác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp tiến hành bơm tạp chất vào sản phẩm thủy sản vào ban đêm để tránh sự kiểm tra của các đội kiểm soát, nếu bị phát hiện thì các doanh nghiệp này sẵn sàng nộp phạt do những khoản tiền phạt này là rất nhỏ so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc sử dụng tạp chất trong thức ăn thủy sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng thức ăn thủy sản.

+ Thói quen sử dụng bừa bãi các hoá chất và thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu (phân urê) trong nuôi trồng và chế biến tuỷ sản nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, giữ độ tươi lâu hơn trong khâu chế biến và phân phối…Tuy nhiên hiện nay không có một cơ quan cụ thể thanh tra vệ sinh phòng dịch,đứng ra kiểm soát lượng chất độc này có trong sản phẩm thủy sản nên người tiêu dùng không biết dư lượng kháng sinh , vi khuẩn gây bệnh, độc tố trong các sản phẩm thủy sản tiêu dùng hàng ngày.

Thứ hai là hiện các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chưa đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường do nhiều nguyên nhân:

+ Nguồn vốn hạn chế cùng với trình độ khoa học công nghệ lạc hậu so với các nước trên thế giới gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đưa ra giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.

+ Việc nuôi trồng diễn ra tràn lan, manh mún, nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệtdo tình trạng khai thác bừa bãi ảnh hưởng tới quá trình phát triển lâu dài của ngành thủy sản.Thiếu quy hoạch tổng thể cho ngành thuỷ sản.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức hết những lợi ích của việc ứng dụng ISO 14001 đối với hiệu quả và năng suất hoạt động. Các doanh nghiệp chủ yếu tìm cách đạt được tiêu chuẩn ISO 14001 để có những hợp đồng làm ăn với các đối tác đòi hỏi sản phẩm phải có tiêu chuẩn này, chứ không nhấn mạnh vào lợi ích của việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào việc nâng cao hoạt động chủ chốt của doanh nghiệp.

Như vậy bên cạnh những thành công nhất định thì ngành thủy sản Việt Nam cũng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, vì vậy một yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải áp dụng, thực hiện đúng các tiêu chuẩn của Hoa Kì để nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn này, điều này cũng đòi hỏi sự nỗ lực của chính phủ và tất cả các ban ngành có liên quan.

PHẦN III

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐỂ VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản để vượt qua các rào cản kĩ thuật trên thị trường Mỹ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w