HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CHÂU Á.
Nghị định 88/CP ngày 01-09-1999 ban hành quy chế đấu thầu và nghị định 14/CP ngày 05-05-2000 của Chính phủ sửa đới bổ sung quy chế trên là một bước cải tiến, đổi mới so với những quy chế đấu thầu ban hành theo Nghị định 43/CP và 93/CP trước đây, nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế đấu thầu xây dựng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu để được hoàn chỉnh hơn.
*Kiến nghị 1: Phương pháp đánh giá
Đối với đấu thầu xây lắp, như quy định hiện nay, về mặt kỹ thuật nếu chỉ đánh giá đạt hay không đạt (từ 70% điểm trở lên là đạt, dưới 70% điểm là không
đạt ) thì đương nhiên về năng lực, kỹ thuật và chất lượng công trình không được coi trọng. Điều này nguy hiểm, nhất là đối với công trình có yêu cầu về chất lượng cao. Vậy kiến nghị với nhà nước nên đưa mức sàn yêu cầu “đạt" cần nâng lên trên 80% hoặc cao hơn, tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của công trình. Bởi vì, chỉ có như vậy thì công trình xây dựng khi đấu thầu mới đạt được giá cả hợp lý, để đảm bảo chất lượng công trình. Đặc biệt là loại trừ được những đơn vị yếu kém hơn về kỹ thuật, năng lực thi công và góp phần vào việc làm giảm những tiêu cực trong đấu thầu xây dựng.
* Kiến nghị 2: Giá xét thầu
Quy chế đấu thầu quy định bỏ giá sàn và không quy định cụ thể về giá trần đối với các loại hợp đồng “chìa khoá chao tay hay hợp đồng điều chỉnh giá hoặc hợp đồng trọn gói” mà chỉ quy định giá bỏ thầu không được vượt giá TMĐT, TDT, DT được duyệt. Tình hình hiện nay, việc xem nhẹ giá trần, bỏ giá sàn là chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam, là vấn đề gây nên nhiều hệu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi đấu thầu mà không có giá sàn có thể xảy ra những trường hợp sau:
+ Trường hợp thứ nhất
Khi đấu thầu có sự “ thoả thuận ngầm” thì giá thấp nhất của người trúng thấu chưa chắc đã phải là giá tối ưu của gói thầu mà chủ đầu tư mong muốn. Bởi vì, về nguyên tắc hiện nay, sau khi đạt điểm kỹ thuật (từ 70% điểm trở lên) thì cứ ai có giá thấp nhất và không vượt tổng TMĐT hoặc TDT, DT hạng mục là được. Nên khi đã “thoả thuận ngầm” với nhau rồi thì không có lý do gì mà các nhà thầu lại không tận dụng và khai thác triệt để vào điểm chưa chặt chẽ này.
+ Trường hợp thứ hai
Khi đấu thầu mà không thể “ thoả thuận ngầm” với nhau được thì các nhà thầu sẽ giảm giá dự thầu xuống thấp tuỳ ý để trúng thầu, bất chấp cơ sở của những xây dựng cần thiết mà gói thầu yêu cầu, nên dẫn đến các công trình xây
dựng không đảm bảo chất lượng. Thậm chí có nhà thầu còn bỏ cuộc không thể triển khai được hợp đồng hoặc bỏ dở dang công trình
Khi đấu thầu có giá trần và sàn được tính toán chuẩn xác và chặt chẽ thì dù trong trường hợp các nhà thầu có “thoả thuận ngầm” với nhau giá của nhà trúng thầu vẫn nằm trong khoảng giới hạn trên (giá trần) và giới hạn dưới (giá sàn) đã được xem xét, tính toán một cách khách quan trước khi đấu thầu. Do vậy, đề nghị với nhà nước nên quy định giá sàn (giá tối thiểu) và giá trần (giá giới hạn trên) trong quy chế đấu thầu. Điều này giúp cho công tác đấu thầu tăng thêm tính cạnh tranh, lành mạnh, công bằng, minh bạch, chống lãng phí và thất thoát trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một hoạt động còn mới ở nước ta, việc áp dụng phương thức này trên cả phương diện quản lí nhà nước cũng như ở góc độ các chủ đầu tư và các doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có sự thích ứng dần mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, do việc tham dự đấu thầu xây dựng có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, quyết định sự tồn tại của các đơn vị này trong cơ chế thị trường nên việc coi trọng và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu của mình đối với các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Trên cơ sở những vấn đề lí luận về đấu thầu, sau quá trình xem xét công tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Châu Á, bài viết đã phân tích và đóng góp một số biện pháp cùng các kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đấu thầu tại Công ty, với mục đích nâng cao khả năng thắng thầu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tôi mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét, nghi nhận đồng thời cũng hy vọng với những nỗ lực và khả năng của mình, Công ty sẽ không ngừng khảng định vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước, đóng góp hơn nữa vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước.