Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội (Trang 46)

7. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn.

3.2.5.3 Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, khách hàng vừa là người cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, đồng thời cũng là người sử dụng nguồn vốn này nên khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng giúp các Ngân hàng thương mại có điều kiện nắm vững các thông tin có liên quan tới khách hàng, các Ngân hàng sẽ có đối sách thích hợp để có thể đứng vững môi trường cạnh tranh.

Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng sẽ giúp Ngân hàng:

Đánh giá đúng chất lượng khách hàn hệ tín dụng thường xuyên, Ngân hàng có thể nắm bắt, tiết kiệm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thông qua việc quan được những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào số tiền dư trên tài khoản của họ, Ngân hàng sẽ biết được khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng như quan hệ với các khách hàng khác trong việc

mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm... Đây là cách tốt nhất để thu thập thông tin về khàch hàng và là cơ sở để Ngân hàng tiết kiệm được cho việc thẩm định, sàng lọc thông tin, tránh được rủi ro về đạo đức, kế hoạch hoá được nguồn cũng như các chi phí giám sát khách hàng khi đă có sẵn phương thức giám sát khách hàng.

Thu hút vốn để củng cố đầu vào mở rộng đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng, thông qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng Ngân hàng có thể huy động được một khối lượng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng. Sự am hiểu của khách hàng sẽ làm cho Ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về loại tín dụng, khối lượng tín dụng, giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. Do tiết kiệm được chi phí trong thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng nên Ngân hàng sẽ có đủ điều kiện để hạ lăi suất cho vay, điều đó sẽ cuốn hút được khách hàng, làm cho khách hàng gắn bó hơn với Ngân hàng. Mối quan hệ không những ngày càng được củng cố đối với khách hàng sẽ càng có cơ hội để nâng cao chất lượng tín dụng.

Đề ra chính sách chiến lược, kế hoạch tác nghiệp trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển hoạt động Ngân hàng trong tương lai để không ngừng thích nghi với sự biến động của thị trường, tìm kiếm cơ hội không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh Ngân hàng.

Để thiết lập mối quan hệ tốt, lâu bền với khách hàng, Ngân hàng phải có kế hoạch củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, đề cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường, thông qua việc cải thiện và mở rộng thêm nhiều h́nh thức phục vụ, đổi mới tác phong kinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng đối với Ngân hàng như những người bạn tin cậy.

Lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã ra nhập WTO thì lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng tài chính nói riêng sẽ có nhiều chuyển biến hơn nữa với nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập.

Để làm tốt trong giai đoạn hội nhập và phát triển này, nhất là khi có thêm sự xuất hiện của nhiều ngân hàng quốc tế với kinh nghiệm lâu năm và nguồn lực tài chính mạnh thì ngay từ bây giờ các NHTM Việt Nam nói chung và Sacombank – Chi Nhánh Hà Nội nói riêng cần phải hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức của mình, chấn chỉnh lại những mặt còn yếu kém trong hoạt động để có thể tồn tại và phát triển. Một trong những lĩnh vực quan trọng liên quan đến sự phát triển và tồn tại của Ngân hàng là quản trị và phong ngừa rủi ro tín dụng. Khoá luận đã đưa ra được thực trạng rủi ro tín dụng, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của Sacombank – Chi Nhánh Hà Nội cũng như đưa ra một số những kiến nghị, Biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Tác giả hy vọng với thực trạng và các giải pháp đã đưa ra trong khoá luận này sẽ là những đóng góp nhỏ vào việc phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Hà Nội. Bên cạnh đó đề tài còn chưa chỉ rõ được thưc tế chuỗi các biện pháp nào là hiệu quả nhất mà ngân hàng đã thực hiện cũng như là hệ thống được quy trình mà ngân hàng cần thực hiện, xin được gọi ý cho các đề tài sau thì sẽ viết sâu hơn về các chuỗi các biện pháp hiệu quả mà ngân hàng nên làm theo.

Trên đây là nội dung khoá luận của em, mặc dù đă hết sức cố gắng nhưng với kinh nghiệm thực tế có hạn hẹp, thời gian thực tập ngắn, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w