đầu tư trung và dài hạn cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục rõ rệt.
Năm 2010 là một năm kinh doanh có hiệu quả với ngân hàng SACOMBANK - Chi Nhánh Hà Nội, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể trong khi tỷ lệ cho vay ra lại tăng cao. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng năm 2010 cua ngân hàng SACOMBANK - Chi Nhánh Hà Nội giảm đáng kể cho thấy nỗ lực trong việc quản lý rủi ro của ngân hàng. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn ở tất cả các thời hạn đều giảm cho ta nhận định tình hình năm 2011 sẽ rất khả quan cho toàn bộ nền kinh tế cũng như ngân hàng. Năm 2011 đúng như dựa đoán. Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn giảm đáng kể điều này chứng tỏ Ngân hàng Sacombank chi nhanh Hà Nôi đang có chính sách tín dụng đúng đắn.
2.3.2.2.2 Nợ quá hạn theo lại hình kinh tế
Bảng 2.8: Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền năm 2009 Số tiền năm 2010 Số tiền năm 2010
Thương mại 42,998 103,111 116,237
Nông, lâm nghiệp 20,510 30,769 54,762
Sản xuất gia công và chế biến 11,174 0 32,034
Xây dựng 16,709 35,582 50,589
Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 0 7,418 6,067
Kho bãi, giao thông vận tải 24,610 41,177 36,210
Giáo dục đào tạo 0 0 74
Tư vấn kinh doanh bất động sản 4,520 0 4,907
Khách sạn, nhà hàng 1,609 0 4,918
Ngành nghề khác 2,945 31 3,994
Từ số liệu trên ta thấy năm 2009 nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các ngành như: Thương mại, sản xuất gia công, kho bãi chứng tỏ chất lượng tín dụng một số khoản vay ở các ngành này chưa cao.
Năm 2010 nợ quá hạn vẫn rơi vào các ngành nghề này và thêm một số ngành nữa như: Dịch vụ cá nhân và cộng đồng, nông lâm nghiệp đặc biệt nợ quá hạn trong nhóm ngành thương mại vẫm ở mức rất cao.
Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn trong nhóm ngành thương mại có giảm tyu nhiên vẫn ở mức cao, ngành xây dựng lại có tỷ lệ nợ quá hạn ra tăng đáng kể. Dịch vụ cá nhân cộng đồng, kho bãi giao thông vận tải vẫn là những ngành có tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao.
Ngành xây dựng trong những năm vừa qua phát triển vượt bậc, tuy nhiên thị trường vẫn quá nóng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng cũng như ngân hàng. Năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng. Việc lãi suất tăng cao cũng hạn chế khả năng tiếp cận vốn của nhà đầu tư. Tới năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi do vậy nguồn vốn đổ vào ngành xây dựng nói chung và bất động sản nói riêng tăng đáng kể. Nhu cầu cần vốn để đầu tư tăng cao, hơn nữa cuối năm 2009 NHNN ra quyết định khuyến khích cho vay tiêu dùng nhằm kích cầu thị trường sau khủng hoảng do vậy ngân hàng cho vay cá nhân tăng cao. Đi đôi với việc nới lỏng tín dụng cho cá nhân thì tình trang nợ quá hạn, nợ xấu cũng tăng nhanh cho thấy ngân hàng chưa quản lý tốt trong khâu giám sát khoản vay đối với khách hàng cá nhân. Mặt khác các khoản nợ này đều bị phân vào nợ nhóm 3 cho thấy rủi ro cao.
Ngành thương mại nợ quá hạn năm 2009 tương ứng với 42,998 triệu đồng tới năm 2010 tỷ lệ này gia tăng đáng kể đạt 103,111triệu đồng. Tuy nhiên những khoản vay này chỉ bị ngân hàng đánh giá là quá hạn trả nợ dưới 90 ngày và được phân vào nhóm 2. Năm 2011 nợ quá hạn ngành là 116,237 triệu đồng cho thấy mức độ tập trung vốn cho nhóm ngành này khá cao. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn ở nhóm ngành này ở mức cao tuy nhên nhóm ngành này lại có tăng trưởng tín dụng khá cao trong khi nền kinh tế đang thoát ra khỏi khủng hoảng do vậy việc chú trọng đầu tư vốn cho nhóm ngành này là cần thiết trong dài hạn.
Ngành giao thông vận tải có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cao tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm nhiều qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng trong lĩnh vực
này khá tốt. Năm 2009 nợ quá hạn trong ngành này là 24,610 nhưng cho tới năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 36,210 .