Dây chuyền công nghệ:

Một phần của tài liệu xử lý nước thải thủy sản (Trang 35)

- Nhược điểm:

3.2.1 Dây chuyền công nghệ:

Hình 3.1: Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải thủy sản

* Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý được đi qua song chắn rác để giữ lại những tạp chất có kích thước lớn như vây, xương, đầu cá và chuyển vào giỏ chứa rác, rác tại đây được công nhân thu gom thường xuyên khi đầy. Lượng chất thải rắn này được tái sử dụng làm thức ăn cho cá hoặc gia súc. Tiếp theo nước sang bể lắng cát để tách các hạt rắn vô cơ không tan (cát, sỏi) có kích thước từ 0,2-2mm ra khỏi nước thải. Đảm bảo cho các thiết bị cơ khí (bơm, cánh quạt, động cơ) không bị cát sỏi bào mòn, tránh tắc các đường ống dẫn. Sau đó là bể điều hòa nhằm ổn định nồng độ và lưu lượng nước thải đảm bảo hiệu quả xử lý của các công trình phía sau tốt hơn. Bể điều hòa được sục khí để kết hợp với

mục đích loại bỏ Clo trong nước thải, đồng thời làm giảm mùi phát sinh khi nước thải được lưu trong thời gian dài.

Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng dầu mỡ, thịt vụn lơ lửng khó lắng rất cao đặc biệt với các doanh nghiệp chế biến cá da trơn. Do đó, nước thải từ bể lắng cát được xử lý tiếp tại bể tuyển nổi. Tại đây, nước thải được xử lý đồng thời cả dầu mỡ và SS để đảm bảo xử lý nước thải hiệu quả ở các công trình xử lý sinh học phía sau. Bùn thải ra khỏi bể tuyển nổi có thể tận thu cho chế biến thức ăn gia súc hoặc phân bón.

Nước thải thủy sản với thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học cao, đồng thời chứa hàm lượng Nito Photpho cao nên biện pháp sinh học kết hợp phương pháp yếm khí và hiếu khí sẽ đạt hiệu quả cao.

Nước thải sau bể tuyển nổi được đưa vào bể phân hủy yếm khí UASB, tại đây xử lý được hàm lượng chất hữu cơ cao với hiệu suất xử lý của bể là 75 – 90 %. Tiếp theo nước thải đưa sang mương oxy hóa để xử lý hàm lượng chất hữu cơ còn lại và đặc biệt tại mương oxy hóa hàm lượng nito và photpho được xử lý với hiệu suất cao. Sau khoảng thời gian lưu thích hợp tại mương oxy hóa nước thải được cho qua bể lắng II để tách bùn cặn. Bùn cặn từ bể UASB và mương oxy hóa thải ra được mang đi xử lý một phần và một phần được tuần hoàn lại bể.

Hàm lượng vi sinh vật trong nước thải thủy sản lớn nên phải có hệ thống xử lý bậc 3 để khử trùng nước thải. Sau khi qua bể lắng II nước thải sẽ tiếp tục qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng, nước thải sẽ được bổ sung Clo để lọai bỏ các vi khuẩn có hại. Nước thải sau đó sẽ được thải ra ngoài và đạt QCVN 11:2008/BTNMT cột B.

Phân tích ưu nhược điểm của dây chuyền xử lý.

- Ưu điểm:

+ Hiệu quả xử lý cao

+ Tiết kiệm được thiết bị khi kết hợp xử lý chất rắn lơ lửng và dầu mỡ ở bể tuyển nổi.

+ Thiết bị đơn giản, dễ quản lý vận hành

+ Sử dụng mương oxy hóa ít phải xử lý ổn định bùn

+ Ít bị ảnh hưởng bởi dao động lớn về nồng độ và lưu lượng - Nhược điểm:

+ Yêu cầu về mặt bằng xây dựng lớn, tốn chi phí cho xây dựng

+ Thời gian xử lý kéo dài (với mương oxy hóa thời gian xử lý khoảng 27 tiếng) + Tốn năng lượng cho cấp khí.

Một phần của tài liệu xử lý nước thải thủy sản (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w