Hiệu quả xử lý môi trường đất sau khi áp dụng 2 phương pháp xử lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý môi trường đất bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV - DDT từ kho thuốc BVTV tại thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 60)

Hiệu quả xử lý môi trường đất sau khi ứng dụng phương pháp xử lý hóa học kết hợp với chôn lấp an toàn có hiệu quả hơn so với ứng dụng phương pháp xử lý sinh học tự phân hủy kết hợp với chống lan tỏa, cải tạo đất bằng trồng cỏ. Dư lượng hóa chất BVTV – DDT đã giảm tương đối nhanh và mạnh sau khi ứng dụng biện pháp xử lý bằng phương pháp hóa học kết hợp với chôn lấp an toàn. Hàm lượng DDT tại một số điểm tính đến giai đoạn 3 (sau xử lý 10 tháng) so sánh với các mẫu lấy trước khi ứng dụng phương pháp xử lý hóa học giảm đi nhiều nhất là trên 400 mg. Mặc dù vậy nhưng dư lượng DDT vẫn cao hơn QCCP gấp nhiều lần.

Còn dư lượng hoá chất BVTV-DDT sau khi ứng dụng phương pháp xử lý sinh học tự phân hủy kết hợp với chống lan tỏa, cải tạo đất bằng trồng cỏ. Sau 3 tháng, 6 tháng, 10 tháng xử lý đã có giảm nhưng rất ít, không đáng kể (giảm từ 0,1 đến 0,2 mg) so với trước khi áp dụng biện pháp xử lý sinh học, và vẫn cao hơn QCCP gấp nhiều lần.

* Nguyên nhân: Do phương pháp xử lý hóa học kết hợp với chôn lấp an toàn đã sử dụng các hợp chất hóa học để thay thế các nguyên tử Clo trong phân tử của chúng (DDT là hợp chất hữu cơ có Clo bền) tạo ra các chất ít độc hơn, kém bền hơn dễ phân hủy hơn trong các hố chôn lấp. Tại các hố chôn lấp được cô lập tuyệt đối bằng vật liệu cách ly có khả năng chống thấm, có độ bền cơ học và độ bên chịu thời tiết cao nên đất bị ô nhiễm đưa vào trong các hố đó sẽ không thẩm thấu và phát tán ra ngoài môi trường được. Mặt khác do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

50

việc thực hiện đúng về quy trình xử lý và đảm bảo nghiêm ngặt các yếu tố khác (liều lượng, điều kiện xử lý) nên việc xử lý đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên vẫn cao hơn rất nhiều lần so với QCVN.

Còn phương pháp xử lý sinh học tự phân hủy (cung cấp chế phẩm sinh học) có ưu điểm về mặt thân thiện với môi trường hơn, có tác dụng cải tạo đất tốt, chi phí thấp hơn nhưng phương pháp này đòi hỏi về thời gian phải mất thời gian dài, lâu hơn (khoảng 3 năm) thì mới thấy được hiệu quả của việc xử lý đất bị nhiễm. Do đó trong khoảng thời gian 01 năm tiến hành xử lý, bổ sung thêm chế phẩm sinh học ta thấy được sự thay đổi rất nhỏ, không đáng kể và vẫn cao hơn so với QCVN.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý môi trường đất bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV - DDT từ kho thuốc BVTV tại thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)