Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý môi trường đất bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV - DDT từ kho thuốc BVTV tại thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 40)

Phương pháp phân tích hàm lượng thuốc BVTV trong mẫu chủ yếu trên các thiết bị UV/Vis Lam đa 12 pekinemer và Sắc ký khí GC, sắc ký khối phổ GC-MS, sắc ký lỏng cao áp HPLC tại phòng thí nghiệm Trung tâm Công nghệ Xử lý Môi trường - Bộ Tư lệnh Hóa học.

2.3.5.Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu phân tích thu được được xử lý bằng phần mềm Excel, sau đó đem so sánh với QCVN 15:2008/BTNMT về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

30

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Hữu Lũng là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế đi theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng như các nước ở phía Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu Lũng trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và 25 xã. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70km về phía Nam.

* Khí hậu

Hữu Lũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc trưng của vùng núi phía bắc, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có năm chịu ảnh hưởng của bão.

Hữu Lũng có nền nhiệt tương đối thấp, nhiệt độ trung bình năm 21- 22oC. Độ ẩm không khí trung bình là 79%, cao nhất vào tháng 4 là 86%, thấp nhất vào tháng 12 là 72%. Lượng mưa trung bình 1200- 1600 mm/năm và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh, ít mưa về mùa đông, nóng ẩm nhiều về mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,70C.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

31

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Được phát triển trên nền địa chất cách đây khoảng 200 triệu năm, các biến động kiến tạo và quá trình phong hóa đã hình thành nên các nhóm đất Feralit có nguồn gốc đá mẹ trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối ở Hữu Lũng với tổng diện tích 2.960,27ha/80.583,50ha diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên nước

Hệ thống sông, suối, kênh, mương của huyện Hữu Lũng có khoảng 1.427,96 ha gồm có 2 con sông lớn chảy qua là sông Thương và sông Trung.

Sông Thương dài 157 km bắt nguồn từ dãy núi Nà Pá Phước cao 600m gần ga Bản Thí của huyện Chi Lăng chảy qua huyện theo hướng Đông Bắc- Tây Nam xuôi về tỉnh Bắc Giang. Sông Thương là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân các dân tộc trong huyện.

* Tài nguyên rừng

Trên toàn huyện có 28.351,76 ha đất lâm nghiệp chiếm 50,35% diện tích đất nông nghiệp, trong đó có 18.151,74 ha đất rừng sản xuất và 10.200,02 ha đất rừng phòng hộ. Diện tích rừng của huyện góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xô lũ, xói mòn của đất, duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường.

* Tài nguyên khoáng sản

Hữu Lũng có nguồn đá vôi phong phú hàm lượng CaO khoảng 55% là nguyên liệu để sản xuất ximăng, tập trung ở Đồng Tân, Vân Nham với trữ lượng ước khoảng 14 triệu tấn, các mỏ đất sét ở Đồng Tân, Minh Sơn, có thể sử dụng làm phụ gia trong sản xuất ximăng trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn. Ngoài ra, các vật liệu xây dựng như cuội sỏi, cát và đá vôi có thể khai thác ở nhiều nơi ven đường quốc lộ 1A để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của huyện và tỉnh Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

32

3.1.3. Thực trạng môi trường

Nhìn chung, mức độ ô nhiễm môi trường ở Hữu Lũng còn chưa đáng kể. Tuy nhiên, gần đây, với việc xây dựng các hạng mục công trình, cơ sở hạ tầng dẫn đến tập trung một số lượng lớn nhân công, phương tiện, máy móc, nguyên vật liệu, các chất thải sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cùng chất thải sinh hoạt cũng đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường cần sớm được quan tâm.

Các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động tạo ra chất thải, khí thải độc hại và gây tiếng ồn, gây bụi làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới nhân dân hai bên đường. Thảm thực vật xung quanh khu vực công trường đang thi công, dọc theo các tuyến giao thông bị ô nhiễm bụi.

Bên cạnh đó, một số khu dân cư tập trung, mật độ xây dựng lớn và và các khu chợ dịch vụ, trung tâm y tế bắt đầu có lượng chất thải lớn nhưng lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải, vì vậy phần nào đã làm ô nhiễm không khí và nguồn nước mạch nông. Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than, củi, rơm rạ), các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng nhiều các hóa phẩm để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp; các chất thải trong quá trình sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp; cùng với việc sử dụng mìn khai thác đá, đánh bắt bừa bãi đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên của huyện.

Công tác thu gom rác thải chưa đảm bảo yêu cầu; công tác quản lý đất đai ở một số xã, thị trấn chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng thiếu trật tự và ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng.

3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản của huyện Hữu Lũng luôn được các cấp, các ngành quan tâm, tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

33

vật nuôi; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, tốc độ tăng trưởng và giá trị sản suất của ngành luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2010 đạt 315.055 triệu đồng tăng 45.293 triệu đồng so năm 2005, bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 3,1%/năm. Trong đó nông nghiệp tăng 3%/năm; lâm nghiệp tăng 3,8%/năm và thủy sản tăng 6%/năm. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chủ đạo là trồng trọt, năm 2010 chiếm 70% giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất ngành nông- lâm - thủy sản của huyện Hữu Lũng

ĐV: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2008 2009 2010 Tốc độ tăng BQ (%/năm) 2006-2010 1. Giá so sánh Tổng GTSX NLTS 270.749 282.734 333.659 315.055 3,1 - Nông nghiệp 238.319 236.319 293.241 276.501 3,0 + Trồng trọt 174.671 193.164 219.699 219.076 4,6 + Chăn nuôi 61.331 40.291 70.504 54.283 -2,4 + Dịch vụ NN 2.317 2.864 3.038 3.142 6,3 - Lâm nghiệp 29.959 43.293 38.108 36.156 3,8 - Thủy sản 2.711 4.247 3.342 3.625 6,0 2. Giá hiện hành Tổng GTSX NLTS 415.339 600.768 854.663 906.390 - Nông nghiệp 339.222 511.016 748.086 826.234 + Trồng trọt 216.560 376.009 491.498 578.221 + Chăn nuôi 113.194 119.445 235.368 215.698 + Dịch vụ NN 9.468 15.562 21.220 32.315 - Lâm nghiệp 72.258 83.000 101.264 74.392 - Thủy sản 3.859 6.752 5.313 5.764 Cơ cấu GTSX NN 100 100 100 100 - Trồng trọt 63,8 73,6 65,7 70,0 - Chăn nuôi 33,4 23,4 31,5 26,1 - Dịch vụ NN 2,8 3,0 2,8 3,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

34

* Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt của huyện Hữu Lũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Ngoài việc ổn định việc làm, đảm bảo an toàn về lương thực, còn đảm bảo cho chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện phát triển và cung cấp ra thị trường bên ngoài.

* Chăn nuôi

Chăn nuôi đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng, chống dịch bệnh nên nhìn chung cũng đạt kết quả khá.

Bảng 3.2: Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi huyện Hữu Lũng

Con vật nuôi Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010

- Tổng đàn trâu Con 24.838 22.300 22.460 21.622 19.730 19.313 - Tổng đàn bò Con 3.311 5.315 6.112 5.125 4.125 3.157 - Tổng đàn lợn Con 53.572 48.436 43.805 55.226 59.764 47.626 - Tổng đàn dê Con 677 756 789 2.122 2.145 3.657 - Tổng đàn ngựa Con 10 16 10 5 7 25 - Tổng đàn gia cầm Con 640 572 554 646 734 828 - Đàn ong Tổ 3.913 3.509 3.382 4.695 4.311 4.674 - Đàn hươu Con 55 55 55 46 36 43 - Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 1000 tấn 6,54 5,93 5,09 5,64 6,08 6,486 - Trâu Tấn 542,0 486,0 631,0 452,0 676,8 983,7 - Bò Tấn 98,7 110,0 70,0 187,0 212,8 209,1 - Lợn Tấn 5.488 4.958 4.017 4.488 4.663 4.410 - Dê Tấn 4,0 5,0 5,5 10,2 11,9 13,7 - Mật ong Tấn 14 12 13,5 21,6 20,2 24,3 - Hươu Tấn ... ... ... ... 0,03 0,01 - Gia cầm Tấn 410 372 365 503 511 845,4

(Nguồn: UBND huyện Hữu Lũng, 2013)

Tăng trưởng cao nhất là đàn dê năm 2005 có 677 con đến năm 2010 tăng lên 3.657 con; đàn gia cầm từ 640 nghìn con năm 2005 đến năm 2010 có 828 nghìn con. Đàn bò năm 2005 có 3.311 con, năm 2007 tăng lên tới 6.112 con và đang có su hướng giảm, đến năm 2010 còn 3.157 con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

35

* Lâm nghiệp:

Phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng của huyện. Theo kết quả rà soát 3 loại rừng, đất lâm nghiệp huyện hiện có 28.351,76 ha chiếm 43,78% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất rừng trồng kém hiệu quả được rà soát để chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ổn định, ngày càng mở rộng về quy mô và địa bàn sản xuất. Trên địa bàn đã hình thành Cụm công nghiệp Thị trấn Hữu Lũng và kêu gọi đầu tư xây dựng. Sản phẩm chủ yếu là xi măng, clanhke, đá xây dựng, gạch nung, đồ gỗ, lắp ráp cơ khí, gò hàn, nước giải khát, phân bón NPK, may mặc, sản phẩm chế biến nông, lâm sản; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ở nhiều nơi gắn với phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, các cơ sở công nghiệp của

huyện quy mô còn nhỏ lẻ, sản lượng chưa ổn định, sức cạnh tranh chưa cao.

Bảng 3.3: Một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu

STT Sản phẩm Đơn vị 2005 2009 2010 1 Xi măng Tấn 27.246 24.111 9.218 2 Đá các loại 1.000 m3 196.4 347,2 499,8 3 SX Clinhke Tấn 14.405 8.251 4.400 4 Cát xây 1.000 m3 24,75 6,6 3,7 5 Gạch xây 1.000 viên 24.600 24.483 28.947 6 Vôi cục 1.000 Tấn 10 8,2 5,9 7 Chế biến lương thực 1.000 Tấn 46,65 25,6 24,4 8 Chế biến thực phẩm 1.000 Tấn 14,2 1,8 3,9 9 May trang phục Tr. đ 850 2.070 3.960 10 SX đồ gỗ Tr. đ 1.040 6.879 12.838 11 Phân bón NPK Tấn 1.714 1.047 745 12 Bật lửa ga 1.000 c 0 20.130 31.550 13 Tú lơ khơ Thùng 0 5.990 8.150 14 Bút bi 1.000 c 0 622 2.726

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

36

3.1.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

Dân số trung bình của huyện Hữu Lũng năm 2010 là 112.983 người, chủ yếu có các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan. Dân cư huyện Hữu Lũng phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện. Mật độ dân cư trung bình của huyện năm 2010 là 140 người//km2.

* Lao động và việc làm

Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 64.287 người, chiếm 56,9% dân số trung bình, trong đó có 58.751 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Nhìn chung lực lượng lao động của huyện dồi dào, ngày càng được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ đào tạo, dạy nghề, đáp ứng đủ số lượng cho nhu cầu phát triển trước mắt của các ngành kinh tế.

3.2. Kết quả đánh giá tình hình ô nhiễm môi trƣờng đất bởi thuốc bảo vệ thực vật DDT tại kho nông dƣợc cũ thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Công ty Cổ phần hóa chất Vĩnh Thịnh chuyên sản xuất hóa chất nông dược trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng, huyện hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã ngừng hoạt động, nhà xưởng và thiết bị đã được tháo dỡ. Hiện tại khu vực sản xuất cũ đã được san lấp, rải vôi và đá cấp phối, trồng cây xanh với tổng diện tích 13.777m2. Khu đất này đã được UBND tỉnh Lạng Sơn thu hồi vào năm 2002 và giao cho địa phương quản lý.

Cục Bảo vệ Môi trường tiến hành đo đạc tồn dư thuốc BVTV. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn nhận thấy có dấu hiệu ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc BVTV tại khu vực sản xuất sản phẩm hóa chất nông dược cũ (tiến hành đào một lớp đất mỏng trên đất nền kho cũ thì thấy mùi bốc lên nồng nặc). Đoàn đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

37

tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước ở khu vực này, sau khi phân tích thu được kết quả như sau:

- Đối với mẫu đất:

Theo kết quả khảo sát phân tích mẫu dư lượng DDT trong đất ở khu vực kho nông dược cũ khoảng 13.777m2 cho thấy: Tất cả các mẫu đều có dư lượng DDT quá mức cho phép theo tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.

Bảng 3.4: Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc BVTV - DDT trong đất

(vị trí lấy mẫu trên bản vẽ mặt bằng khảo sát)

STT Ký hiệu vị trí mẫu Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 15:2008/BTNMT 1 M1 DDT Mg/kg 79,5 0,01 2 M2 DDT Mg/kg 64.373,01 0,01 3 M3 DDT Mg/kg 1434,56 0,01 4 M4 DDT Mg/kg 741,03 0,01 5 M5 DDT Mg/kg 8225,3 0,01 6 M6 DDT Mg/kg 873173 0,01 7 M7 DDT Mg/kg 9568,64 0,01 8 M8 DDT Mg/kg 9281,08 0,01 9 M9 DDT Mg/kg 618,15 0,01 10 M10 DDT Mg/kg 41,91 0,01 11 M11 DDT Mg/kg 1,58 0,01 12 M12 DDT Mg/kg 17,02 0,01 13 M13 DDT Mg/kg 34,25 0,01 14 M14 DDT Mg/kg 8,21 0,01 15 M15 DDT Mg/kg 153,71 0,01 16 M16 DDT Mg/kg 249,5 0,01

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2012) Ghi chú:

- Từ M1 đến M8: là mẫu đất được lấy ở khu vực nền kho và xưởng cũ. - Từ M9 đến M16: là mẫu đất lấy tại khu vực xung quanh nền kho và xưởng cũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

38

+ Mẫu nước ngầm lấy tại giếng nước tại chủ hộ Đào Văn Dẫn, Khu Tân Mỹ II, thị trấn Hữu Lũng, khu vực quanh xưởng xuất hóa chất nông dược cũ không phát hiện dư lượng DDT.

+ Mẫu nước mặt tại ao chứa nước thải cũ của xưởng sản xuất hóa chất nông dược cũ không phát hiện dư lượng DDT.

Nhận xét, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm:

Kết quả ban đầu cho thấy khu vực kho nông dược cũ và một số điểm xung quanh đã bị ô nhiễm do sự lan truyền của tồn dư thuốc BVTV - DDT ở các mức độ khác nhau:

- Tại nền các nhà kho, xưởng có mức độ ô nhiễm cao và rất cao;

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý môi trường đất bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV - DDT từ kho thuốc BVTV tại thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)