tạo đất bằng trồng cỏ
* Đối tượng: Áp dụng đối với khu vực đất bị ô nhiễm DDT nồng độ cao, từ 10-100 ppm, bao gồm toàn bộ lớp đất bề mặt nằm ngoài khu vực các nền nhà cũ, các khu vực nền nhà còn lại sau khi đã tách phần đất nhiễm nồng độ rất cao.
* Nguyên lý công nghệ:
- Các chế phẩm sinh học thúc đẩy sự tăng số lượng các chủng vi sinh vật phân hủy trên các thuốc BVTV trong hố chôn lấp. Bằng cách theo dõi định kỳ 03 tháng, 06 tháng, 10 tháng xử lý kiểm tra quá trình biến đổi DDT.
- Trồng cỏ tạo vành đai chống lan tỏa riêng rẽ từng khu đất xử lý sinh học.
* Quy trình công nghệ:
Hố xử lý được thiết kế tại chỗ trên khu vực bị ô nhiễm. Chia thành 4 khu vực với kích thước trung bình là 25 x 50 m2. Giữa các khu vực sẽ trồng cỏ để cách ly và kiểm soát quá trình xử lý ô nhiễm tốt hơn.
Chuẩn bị phế phẩm sinh học.
Việc đưa chế phẩm sinh học thực hiện như qui trình ở phương pháp hóa học.
Phương pháp:
Lần thứ nhất: Lần lượt đào xới đất bằng phương pháp thủ công sâu 50 cm và trộn các chế phẩm xử lý và các chất độn khác và lớp đất.
Bổ sung chế phẩm 3 lần: các chất “nuôi vi sinh vật”
Lần thứ 2 sau 6 tháng (khối lượng các chất bổ sung lần 2 bằng ½ lần 1) Lần thứ 3 sau 10 tháng (khối lượng các chất bổ sung lần 3 bằng ½ lần 1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
27
Chế phẩm sinh học “nuôi vi sinh vật” gồm:
Chế phẩm A: Dung dịch dinh dưỡng bao gồm các chất cần thiết cho sự phát triển của nấm. xạ khuẩn và chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí, kị khí không bắt buộc. Định mức pha trộn 2l/m3 đất nhiễm DDT.
Chế phẩm B: Chất dinh dưỡng dạng bột, to thô cung cấp các chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và phân hủy sinh học DDT, DDD, DDE ở cá điều kiện khác nhau. Định mức pha trộn 10kg/m3
đất nhiễm DDT.
Chế phẩm C: Các chất phụ gia độn nhằm tăng tốc độ quá trình phân hủy DDT và các chất có liên quan khác trong đất ô nhiễm. Định mức pha trộn 7-10kg/m3 đất nhiễm DDT. Bảng 2.2: Định mức chế phẩm sinh học để xử lý DDT trong đất TT Hóa chất Định mức xử lý 1 m3 Ghi chú Chế phẩm A 1 Đường đơn 0,85 kg 2 Đường kép 1,5 kg 3 Phụ gia sinh học 1,01 kg Chế phẩm B 1 Muối phốt phát 1 lá 0,25 kg 2 Muối phốt phát 2 lá 0,20 kg 3 Hỗn hợp muối a môn 0,80 kg 4 Hỗn hợp muối nitrat 0,10 kg 5 Hỗn hợp nguyên tố vi lượng 0,01 kg 6 Hỗn hợp vitamin 0,01 kg 7 Chất phụ gia sinh học 0,2 lít
8 Chất thải độn tạo giá thể 8 kg
Chế phẩm C
1 Tinh bột 0,28 kg
2 Chất hoạt động bề mặt sinh học 0,15 lít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
28
- Tiếp theo đó sẽ tiến hành trồng cỏ Vertiver tạo vành đai chống lan tỏa riêng rẽ ở từng khu đất xử lý sinh hoc.