TẾ ĐÔNG TÂY
3.1.6. Về phía địa phương
Hoàn thiện liên kết kinh tế là tất yếu nếu không khu vực này sẽ không phát triển và không thể phát huy vai trò của cơ sở hạ tầng. Cụ thể:
- Cần phải nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải liên kết kinh tế, chỉ có liên kết mới có thể phát triển. Liên kết là tự nguyện, trên cơ sở lợi ích của chính mình và của khu
vực, vì khi có một dự án đầu tư nào đó thì không có nghĩa dự án đó chỉ đem lại lợi ích cho nơi đó mà còn có hiệu ứng lan tỏa với các vùng xung quanh, và nhiều trường hợp rất lớn.
- Cần phải tiến hành phân công lao động giữa 3 tỉnh, thành một cách rõ ràng trên cơ sở những lợi thế để tránh tình trạng cạnh tranh hiện nay. Cần điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu kinh tế theo đặc thù của mình trên cơ sở quy hoạch chung.
- Phải thiết lập cơ chế liên kết chặt chẽ. Cơ chế hợp tác liên kết kinh tế giữa 3 địa phương và với các thành viên trên toàn tuyến Hành lang là một gợi ý tốt. Ở đây cơ chế đối thoại và trao đổi thông tin thông qua các kênh khác nhau, các cơ quan chuyên trách, tổ chuyên môn hay các cuộc gặp mặt định kỳ giữa lãnh đạo các tỉnh, thành và các cơ quan chức năng của các địa phương trên tuyến Hành lang. Trong điều kiện hiện nay của khu vực này thì trước hết Chính phủ và các bộ sẽ phải là người chủ trì cho các hoạt động liên kết này. Đồng thời cũng cần có cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động liên kết.
KẾT LUẬN
Với hệ thống cảng biển đa dạng, nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi, khu vực hành lang kinh tế Đông Tây thuộc lãnh địa Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Trong sự phát triển mạnh mẽ của xuất nhập khẩu những năm qua, logistics đã trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng kinh tế.
Tuy logistics được xem là “yếu tố then chốt” phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, nhưng đến nay, tại khu vực hành lang kinh tế đặc biệt quan trọng này vẫn chưa được quản lý vào một đầu mối thống nhất, chưa có vị trí tương xứng trong bộ máy tổ chức của nền kinh tế. Đây là một trong những khó khăn rất lớn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam. Đặc điểm chung của các địa phương nằm trên EWEC là có nền kinh tế phát triển chậm, không đồng đều, tỷ lệ đói nghèo còn cao, mật độ dân số thấp, nông nghiệp là chủ yếu, sự phát triển công nghiệp còn hạn chế, nhất là công nghiệp sản xuất và chế biến.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm chạp của loại hình logistics ở khu vực hành lang kinh tế Đông Tây. Trong đó, đáng kể đến phải là “nút
thắt” trong giao thông, cảng biển, thiếu kết nối vận tải đa phương thức. Trừ một số bến cảng mới được xây dựng và đưa vào khai thác những năm trở lại đây được trang bị các thiết bị xếp dỡ hiện đại, còn lại hầu hết vẫn sử dụng thiết bị thông thường với công nghệ lạc hậu.
Khu vực hành lang kinh tế Đông Tây là một trong những điểm móc nối quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong thời hội nhập và tất nhiên sẽ không nằm ngoài xu hướng phát triển của thế giới. Bản thân ngành logisitics cũng vậy đã đến lúc cần nhìn lại mình để có những chiến lược cho tương lai. Chỉ còn vài năm nữa khi mà hàng rào bảo hộ không còn nữa thì việc chuẩn bị khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logisitics trong không chỉ khu vực hành lang mà còn trong cả nước là cần thiết hơn bao giờ hết.