Chính sách Chính phủ Việt Nam và các dự án về lĩnh vực Logistics trên hành lang kinh tế Đông Tây

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (Trang 28)

kinh tế Đông Tây

Đường lớn đã mở, nhưng vẫn còn tắc nghẽn bởi cơ chế và luật pháp. Những rào cản từ luật pháp và qui định như chưa thống nhất các thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu theo hướng một cửa, một điểm dừng trên toàn tuyến; các phương tiện vận tải khi đi vào các địa phương trong vùng vẫn còn phải được sự hướng dẫn vì "tay lái nghịch" không thuộc thông lệ của mỗi địa phương.

Vào tháng 5 vừa qua, Hội nghị các Bộ trưởng Thương mại EWEC lần thứ nhất tại Quảng Trị đã thống nhất tiêu chí "Đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả" trên toàn tuyến. Đây là điểm tắc nghẽn cần phải giải quyết dứt điểm để EWEC phát triển, hội nhập toàn diện.

Thủ tục hải quan giữa các quốc gia thuộc EWEC vẫn còn nhiều khác biệt, dẫn đến chi phí xuất, nhập khẩu tương đối cao, thời gian còn dài. Thủ tục kiểm tra "Một cửa, một điểm dừng" tại cặp cửa khẩu Lao Bảo- Densavan vẫn chưa được thực hiện do chưa có quy trình thủ tục phối hợp giữa các cơ quan biên phòng, kiểm dịch với hải quan cửa khẩu, do phía bạn chưa có điều kiện mua sắm thiết bị, tài sản...

2.2.2.1. Đà Nẵng

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp - thương mại nhằm khai thác lợi thế tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), đi qua 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Theo đó, thành phố phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu vào các nước trên tuyến tăng bình quân 28 - 30%/năm. Để đạt được mục tiêu này, Đà Nẵng sẽ tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp và thương mại nhằm khai thác tốt lợi thế các dịch vụ về cảng biển; phát triển mạnh các dịch vụ logistics (dịch vụ nhận hàng, xếp dỡ vận tải, lưu kho bãi, đóng gói, bao bì, làm thủ tục hải quan, giao hàng cho khách hàng...) đáp ứng cho nhu cầu thị trường khu vực và phục vụ khách du lịch các nước trên tuyến EWEC. Theo đó sẽ thành lập Trung tâm dịch vụ logistic tại khu vực cảng Liên Chiểu hoặc Cẩm Lệ để đảm nhận thực hiện dịch vụ hậu cần thương

mại như thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, thuê kho... Khuyến khích đầu tư kho hàng tại Đà Nẵng để làm dịch vụ cho thuê kho, bãi. Xây dựng một số trạm dừng trên tuyến bảo đảm tiêu chuẩn phục vụ theo hướng văn minh.

Sớm nắm bắt xu hướng container hóa, trong thời gian qua, cảng Đà Nẵng không ngừng đầu tư nâng cao năng lực khai thác cảng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để thích nghi hơn với tàu container, trở thành cảng container có quy mô lớn nhất khu vực miền Trung, sẵn sàng mọi nguồn lực cho việc khai thác và phục vụ tốt nhất cho việc giao thương hàng hóa.

Để trở thành cửa ngõ chính trên EWEC, cảng Đà Nẵng đã xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển cảng. Theo đó xây dựng khu cảng tại Sơn Trà với chiều dài cầu cảng 400 m, đáp ứng tàu 15.000 DWT; đầu tư mở rộng cảng Tiên Sa, xây mới cầu cảng dài 500 m tại Xí nghiệp cảng Tiên Sa, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp 50.000 DWT và tàu container 3.000 đến 4.000 Teus; thành lập khu kho bãi logistics rộng 20 ha trên tuyến quốc lộ Bắc Nam là kho ngoại quan ICD có chức năng lưu giữ, phân phối, giao nhận hàng hóa từ các vùng hậu phương lớn để xuất nhập khẩu qua cảng. Đặc biệt, tiếp nhận hàng hóa từ Hành lang kinh tế Đông - Tây xuất qua cảng Đà Nẵng và ngược lại. Thúc đẩy hoạt động marketing trên tuyến EWEC; xúc tiến công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh cảng Đà Nẵng với các nhà xuất nhập khẩu, logistics... Cảng Đà Nẵng đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng hàng năm từ 12 - 15% để đến năm 2015 sản lượng hàng hóa qua cảng 6,5 triệu tấn; trong đó hàng container đạt 250.000 Teus, đến năm 2020 đạt 600.000 Teus. Tỷ trọng hàng hóa trên EWEC chiếm từ 10 - 15% tổng số hàng hóa qua cảng.

Cảng Đà Nẵng đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng bến bãi, xây dựng một số dịch vụ có liên quan với tổng giá trị đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Đồng thời với đó, Nhà nước cũng đã đầu tư cho Cảng bằng nguồn vốn ODA để mở rộng đường vào Cảng và kết nối thông thoáng với đường 14B, quốc lộ 1A,... nhờ vậy đã tạo cho Cảng Đà Nẵng một diện mạo mới, khang trang và hiện đại hơn. Đặc biệt, đến nay Cảng Đà Nẵng là cảng container có quy mô lớn nhất khu vực miền Trung. Ngoài ra, Cảng Đà Nẵng cũng đã đầu tư và hoàn chỉnh hệ thống khu kho bãi ngoài cảng với tổng diện tích 5,2 ha; thành lập công ty logistics để phục vụ và khai thác hàng trung chuyển và quá cảnh trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Cảng Đà Nẵng đã đủ năng lực

và sẵn sàng đáp ứng mọi nguồn lực cho việc khai thác tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và phục vụ tốt nhất cho sự giao thương hàng hoá qua khu vực.

Hằng năm, Cảng Đà Nẵng còn đầu tư hàng chục tỷ đồng từ nguồn vốn tự có để đổi mới thiết bị, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ và an toàn hàng hải nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Về phía thành phố Đà Nẵng: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, chú trọng phát triển các ngành có lợi thế như: dệt may, giày da, đồ chơi trẻ em, chế biến gỗ, thủy sản...

Với sự tập trung đầu tư kể trên, trong những năm qua, năng lực khai thác của Cảng Đà Nẵng cũng đã được tăng cường. Số liệu thống kê của Cảng gần đây cho thấy, sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Đà Nẵng tăng bình quân từ 10 – 12%/năm, trong đó sản lượng container tăng bình quân 15-17% /năm. Riêng trong năm 2012, Cảng Đà Nẵng hoàn thành mục tiêu sản lượng cả năm là 4.400.000 tấn, trong đó hàng container đạt 140.000 TEUs.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược kinh doanh của mình, Cảng Đà Nẵng đặt trọng tâm vào ba hướng: Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại đồng bộ, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác tin học ứng dụng và phát triển nguồn kinh tế trí thức. Đồng thời với đó, Cảng cũng đã thực hiện chính sách giá hợp lý để thu hút hàng container, thực hiện dịch vụ "door to door" trọn gói khép kín để phục vụ khách hàng, đẩy mạnh mở rộng thị trường và tăng hiệu quả khai thác Cảng. Trong quá trình kinh doanh, Cảng cũng sẽ tập trung vào khai thác tốt kho bãi tại Cảng, đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như: mở cửa hành kinh doanh xăng dầu, đầu tư phương tiện thiết bị tăng năng lực sản xuất cùng với thực hiện linh hoạt chính sách sản phẩm, phát huy lợi thế kho CFS, khuyến khích chủ tàu mở tuyến để thu hút hàng container, thành lập Công ty cổ phần Danalog chuyên làm dịch vụ Logistics (hậu cần sau cảng)...

Nói về tốc độ tăng trưởng, ông Nguyễn Hữu Sia - Phó Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng cho biết, 5 năm qua, lượng container qua cảng tăng bình quân 20%. Năm 2011, hàng container qua cảng Đà Nẵng đạt 114.400 Teus, tăng 28% so với năm 2010. 5 tháng đầu năm 2012, có hơn 1,84 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng container đạt 55.650 Teus, tăng

27% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại có 10 hãng tàu container có tàu đến cảng Đà Nẵng, trung bình 12 chuyến/tuần, tăng 50% so với năm 2009. Các hãng tàu lớn có mặt tại Đà nẵng như: Wanhai, IAL, Samudera, Yang Ming, CMA-CGM, MCC, PIL, OOCL, MOL, Hanjin, K’Line... Bên cạnh đó, với lợi thế cảng nước sâu và là trung tâm của các di sản văn hóa thế giới tại miền Trung cùng với việc chăm sóc, đón tiếp tàu và khách du lịch chu đáo, an toàn, Cảng đã thu hút nhiều tàu khách du lịch trong và ngoài nước.

Mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics của Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 là hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung, trong đó các nhà giao nhận, vận tải sử dụng Cảng Đà Nẵng như là cảng cửa ngõ của chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics vào các nước ASEAN, Châu Á-Thái Bình Dương; phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực Logistics là 14,5%.

Chính phủ cần xúc tiến xây dựng hiệp định song phương và đa phương về hoạt động quá cảnh giữa các nước trên tuyến EWEC. Hải quan các nước trên tuyến cần cải thiện năng lực xử lý thủ tục thông quan, áp dụng hệ thống giám sát từ xa bằng camera. Đặc biệt, thống nhất nội dung tờ khai hải quan của các nước đối với hàng hoá xuất nhập cảnh, cũng như thống nhất việc thu phí tại các cửa khẩu… giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí cho DN, tạo điều kiện cho hoạt động vận tải liên quốc gia phát triển.

2.2.2.2. Quảng Trị

Với vị trí là tỉnh đầu cầu của Việt Nam trên EWEC, từ năm 1998, Tỉnh ủy Quảng Trị đã chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động tham gia chương trình hợp tác phát triển hành lang này, thể hiện rõ qua việc ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội gắn với EWEC như: Nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội miền Tây, miền Biển, về phát triển du lịch, về xây dựng phát triển ngành logistics.

Quảng Trị nằm ở Miền Trung Việt Nam, là giao điểm của các huyết mạch giao thông quan trọng: Quốc lộ 9, Hành lang kinh tế Đông – Tây nối Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh với các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng… tạo điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao thương, phát triển kinh tế, thương mại và văn hóa xã hội.

Khởi đầu là tham gia các hội nghị, hội thảo về hợp tác tiểu vùng GMS tổ chức trong và ngoài nước do ADB và Nhật Bản chủ trì. Tiếp đó, tỉnh đã ban hành một loạt các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội gắn với EWEC như: Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội Miền Tây, Miền Biển, về phát triển Du lịch, về xây dựng phát triển đô thị; Đề án tham gia chương trình hợp tác phát triển kinh tế Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Đặc biệt, ngày 12/12/2006, Tỉnh ủy khóa XIV đã ban hành Nghị Quyết số 06-NQ/TU về đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế EWEC đến năm 2010, có tính đến năm 2015, trong đó đã xác định rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để Quảng Trị chủ động khai thác tiềm năng lợi thế logistics của hành lang này, qua đó thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà hội nhập và phát triển cùng khu vực và cả nước.

Để có điều kiện thực tiễn khai thác tối đa lợi thế logistics EWEC, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Quảng Trị, ngày 24/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung khu kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị vào hệ thống quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020. Trọng tâm của khu kinh tế này sẽ là dịch vụ cảng biển, công nghiệp đóng và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp vật liệu xây dựng và vật liệu mới, công nghiệp khai thác, chế biến khí điện đạm giàu tiềm năng trên vùng thềm lục địa gắn với cảng nước sâu Mỹ Thủy, kinh doanh dịch vụ logistics... vốn là các ngành, lĩnh vực đang rất cần cho khu vực Miền trung Việt Nam và EWEC.

Đề án Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, cảng biển nước sâu Mỹ Thuỷ do các nhà khoa học đề xuất và lập nên sau một thời gian xem xét, nghiên cứu của các cấp, các ngành chức năng, nay đã trở thành quyết sách lớn của tỉnh Quảng Trị, của các Bộ, ngành Trung ương và của Chính phủ.

Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đưa khu bến Mỹ Thuỷ vào danh mục cảng biển Việt Nam, có công năng chuyên dùng có bến tổng hợp, có cỡ tàu từ 20-50 nghìn DWT tính đến năm 2020.

2.2.2.3. Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, 6 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu trên địa bàn đạt 515.465.743 USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt 301.990.026 USD, tăng 17,7%, nhập khẩu đạt 213.475.717 USD, tăng 4,4%. Tuy nhiên, số thu nộp ngân sách nhà nước trong nửa năm giảm mạnh, đạt 37,1% dự toán (tương đương 192,920 tỷ đồng), giảm 19,1% so cùng thời điểm năm 2013.

Trong đó, Hải quan Thừa Thiên Huế đã chỉ ra kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh như: cuất khẩu khoáng sản giảm gần 50% (tương ứng số thu giảm gần 25 tỷ đồng), kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia giảm 48%, tương ứng số thu giảm gần 8 tỷ đồng; kim ngạch nhập khẩu nhựa đường giảm 4,2%, tương ứng số thu giảm 3,9 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện giải pháp của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho DN, đối với thuế Bảo vệ môi trường hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng không thu thuế nên số thu nộp ngân sách nhà nước giảm gần 4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ có một mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lớn như: nhập khẩu bông, xơ tăng 204%, tương ứng số thu tăng 31,3 tỷ đồng.

Cục trưởng Cục Hải quan Thừa Thiên Huế Lê Chí Hồng dự báo, nguồn thu 6 tháng cuối năm từ các dự án đầu tư sẽ giảm nhiều so với đầu năm (giảm thu khoảng 40 tỷ đồng) do hiện nay các dự án đầu tư lớn đã hết, hiện chỉ còn vài dự án đầu tư nhỏ. Thay vào đó, dự kiến sẽ có nguồn thu của một số mặt hàng tăng như: Bông, xơ nhập khẩu sẽ tăng thu khoảng 20 tỷ đồng; nguồn thu từ các mặt hàng thường xuyên như: nguyên liệu sản xuất bia, Frit, nhựa đường… tăng khoảng 10- 15%. Ngoài ra, nguồn thu khoáng sản xuất khẩu còn có thêm nguồn thu từ mặt hàng mới là cát nhiễm mặn, dự kiến thu khoảng 3 đến 4 tỷ đồng.

Con số ước thu những tháng còn lại của năm 2014 cũng chỉ vào khoảng 170 tỷ đồng. Tính cả năm khoảng 360 tỷ đồng, trong khi dự toán giao cho Cục là 520 tỷ đồng.

Cục Hải quan Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo lãnh đạo các Chi cục rà soát các nguồn thu tiềm ẩn, phối hợp với cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh để tiếp cận các

dự án đầu tư mới, hướng dẫn, kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại đơn vị để thu hút nguồn thu, cải thiện và nâng cao tình hình logistics.

Năm 2013, điểm nổi bật của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế là triển khai thành công thủ tục hải quan điện tử. Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử mở rộng cho hầu hết các doanh nghiệp với tất cả các loại hình xuất nhập khẩu (XNK) góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động XNK và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Đến hết năm 2013, đã có hơn 99% tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Đa số với các tờ khai xuất khẩu luồng xanh của các doanh nghiệp thời gian thông quan từ 1 đến 2 phút nhanh hơn rất nhiều so với thủ tục hải quan truyền thống trước đây. Cũng trong năm 2013, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế đã làm thủ tục cho 14.730 tờ khai, đạt kim ngạch 951.157.262,39 USD, tăng 30% số tờ khai và tăng 9,89% kim ngạch so với năm 2012.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w