8. Cấu trúc của luận văn
3.6. Kết luận chƣơng 3
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: Khi trả lời các câu hỏi, khi giải các bài tập trong đề kiểm tra, học sinh ở lớp đối chứng và ngay cả ở lớp thực nghiệm còn gặp nhiều khó khăn trong việc định hƣớng cách giải bài tập tính tích phân, trong việc xác định ranh giới hình phẳng cần tính diện tích và nhận dạng khối tròn xoay cần tính thể tích. Với việc vận dụng phƣơng pháp dạy học theo quan điểm kiến tạo, HS nắm vững các kiến thức cơ bản hơn. Đặc biệt có sự hỗ trợ của phần mềm Maple trong việc mô phỏng hình phẳng cần tính diện tích, khối tròn xoay cần tính thể tích thì học sinh dễ dàng xác định đúng ranh giới hình phẳng cần tính diện tích, nhận dạng đúng khối tròn xoay cần tính thể tích và có thể sử dụng Maple
nhƣ là công cụ để kiểm tra kết quả tính toán, qua đó giúp học sinh khắc phục đƣợc những khó khăn và sai lầm, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng học tập.
Qua quan sát các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng, HS tham gia tích cực và chủ động vào quá trình hình thành các kiến thức mới, từ đó HS nắm vững đƣợc các kiến thức cơ bản và vận dụng đƣợc vào các bài tập cụ thể. Trong các tiết dạy về ứng dụng của tích phân trong hình học, nhờ tính năng vẽ đồ thị của phần mềm Maple, HS đƣợc quan sát hình ảnh trực quan nên HS đã khắc phục đƣợc sai lầm trong việc xác định ranh giới hình phẳng cần tính diện tích và nhận dạng khối tròn xoay cần tính thể tích, từ đó thiết lập đúng công thức tính diện tích hình phẳng và thể tích khối tròn xoay.
Từ kết quả thu đƣợc qua đợt thực nghiệm bƣớc đầu cho phép kết luận: nếu vận dụng phƣơng pháp dạy học hợp lí kết hợp với sự hỗ trợ của PMDH nói chung và phần mềm Maple nói riêng sẽ kích thích hứng thú học tập của HS, giúp HS tự tìm tòi, khám phá nhằm kiến tạo tri thức cho bản thân.
Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính đúng đắn của các giả thuyết đã đƣợc nêu ra trong luận văn và hiệu quả của việc vận dụng lí thuyết kiến tạo có sự hỗ trợ của phần mềm trong dạy học nội dung nguyên hàm, tích phân và ứng dụng, nhƣ vậy các giá thuyết đặt ra ở chƣơng 2 đã đƣợc chứng minh, nhiệm vụ thực nghiệm đã hoàn thành.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Các kết quả chính mà Luận văn đã thu đƣợc
- Đã nêu đƣợc định hƣớng và mục đích đổi mới PPDH, một số phƣơng pháp dạy học, các đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp dạy học tích cực. Mục đích của đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo "PPDH tích cực" nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
- Đã làm tổng quan nội dung lí thuyết dạy học theo quan điểm kiến tạo, vận dụng lí thuyết kiến tạo nhằm thực hiện yêu cầu dạy học tích cực hoá ngƣời học, phù hợp với mục tiêu đổi mới PPDH ở trƣờng THPT.
- Đã xác định rõ vai trò của CNTT trong nhà trƣờng THPT, tác động của CNTT trong dạy học toán, xây dựng môi trƣờng dạy học trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học, quan hệ giữa MT và các thành tố khác trong quá trình dạy học.
- Đã làm rõ khái niệm PMDH và nêu đƣợc một số PMDH trong dạy học bộ môn Toán, sự tƣơng tác của một MT dạy học. Nêu đƣợc một số đặc điểm của phần mềm Maple và một số chức năng chủ yếu của phần mềm Maple có thể ứng dụng trong dạy học toán ở trƣờng phổ thông nhằm tạo ra MT dạy học tƣơng tác.
- Đã xác định rõ vị tri chức năng của bài toán và vấn đề dạy học bài toán. Xác lập mối quan hệ dạy học giải bài toán và rèn luyện kĩ năng giải toán. Đề xuất phƣơng pháp giải toán nguyên hàm, tích phân và ứng dụng có sử dụng phần mềm Maple.
- Đã phân tích nội dung chƣơng trình, các yêu cầu cần đạt đƣợc về kiến thức và kĩ năng đối với từng bài, đồng thời phân loại các dạng bài tập trong chƣơng " Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng ". Nghiên cứu một phần thực trạng dạy học nguyên hàm, tích phân và ứng dụng, nêu một số sai lầm học sinh thƣờng gặp trong quá trình giải toán nguyên hàm, tích phân và ứng dụng.
- Đã xây dựng một số tình huống dạy học vận dụng lí thuyết kiến tạo có sự hỗ trợ của phần mềm Maple, cụ thể là trong việc hình thành các công thức tính diện tích hình phẳng và thể tích khối tròn xoay, trong việc giải các bài toán nguyên hàm, tích phân và ứng dụng.
- Dựa trên các quan điểm dạy học theo lí thuyết kiến tạo, các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phần mềm Maple và nghiên cứu thực trạng dạy học nội dung nguyên hàm, tích phân và ứng dụng, chúng tôi đã tiến hành xây dựng một số vấn đề vận dụng lí thuyết kiến tạo có sự hỗ trợ của phần mềm Maple trong dạy học nội dung nguyên hàm, tích phân và ứng dụng, ở mỗi nội dung này chúng tôi đề ra các biện pháp dạy học và vận dụng vào các tình huống cụ thể. Giúp HS nắm vững kiến thức và kĩ năng theo mục tiêu đề ra.
- Đã tiến hành xây dƣng bảng tổng hợp số lƣợng các dạng toán về nguyên hàm, tích phân trong các đề thi tốt nghiệp và đề thi ĐH - CĐ các khối A, B, D từ năm 2002 – 2010 và phân tích lời giải của một số đề thi.
- Đã đề xuất đƣợc một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phần mềm Maple trong dạy học nội dung nguyên hàm, tích phân và ứng dụng nhằm làm cơ sở định hƣớng cho giáo viên trong quá trình dạy học theo hƣớng nghiên cứu của đề tài.
- Đã tổ chức thực nghiệm sƣ phạm và phân tích các kết quả thực nghiệm để kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn.
Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng: mục đích nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣợc hoàn thành và giả thuyết khoa học đã nêu ra là có thể chấp nhận đƣợc. Việc nghiên cứu đề tài đã thành công.
2. Khuyến nghị
* Đối với giáo viên Toán ở các trƣờng THPT
GV cần phải xác định mục tiêu dạy học rõ ràng, trên cơ sỏ từ chuẩn môn học. Cần có kế hoạch dạy học cụ thể phù hợp với từng bài học. GV cần nghiên cứu việc vận dụng lí thuyết kiến tạo có sự hỗ trợ của phần mềm Maple vào quá trình dạy học chủ đề nguyên hàm, tích phân và ứng dụng một cách sáng tạo, phù hợp với từng đối tƣợng học sinh và mở rộng đối với từng chủ đề khác.
* Đối với các cấp quản lý của nghành giáo dục
Ở các trƣờng THPT cần phổ biến mở các lớp tập huấn về giảng dạy PPDH và giới thiệu, hƣớng dẫn sử dụng các PMDH, đặc biệt vận dụng lí thuyết dạy học kiến tạo và sự hỗ trợ của phần mềm Maple nhằm giúp GV có cơ hội tiếp cận và học hỏi phƣơng pháp dạy học này. Từ đó mở rộng ra các trƣờng học, cấp học trong cả nƣớc. Nâng cấp cơ sở vật chất: máy tính, máy chiếu Projector, máy chiếu hắt, cung cấp các phần mềm dạy học, bổ sung tài liệu nghiên cứu. Để giúp giáo viên cũng nhƣ học sinh có điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và học tập đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, phát triển đất nƣớc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu Bộ GD - ĐT
1. Sách giáo khoa Giải tích 12 - Chƣơng trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.
2. Sách bài tập Giải tích 12 - Chƣơng trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.
3. Sách giáo viên Giải tích 12 - Chƣơng trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.
4. Sách giáo khoa Giải tích 12 - Nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
5. Sách bài tập Giải tích 12 - Nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. 6. Sách giáo viên Giải tích 12 - Nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
7. Sách giáo khoa Giải tích 12 - Cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. 8. Sách bài tập Giải tích 12 - Cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. 9. Sách giáo viên Giải tích 12 - Cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
* Tài liệu khác
10. Luật giáo dục 2005. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Nghị quyết số 40/2000. Quốc hội khoá X về "Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ".
12. Nguyễn Thị Vân Anh. Phương pháp giải toán tự luận tích phân.
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2008.
13. Nguyễn Cam. Phương pháp giải toán tích phân và giải tích tổ hợp.
.Nxb Đại học sƣ phạm, 2008.
15. Nguyễn Hữu Châu, Lƣu Thu Thuỷ, Nguyễn Thuý Hồng. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Tạp chí khoa học giáo dục, số 17, 2007.
16. Phạm Huy Điển. Tính toán, lập trình và giảng dạy toán học trên Maple. Nxb khoa học và kĩ thuật Hà Nội, 2003.
17. Vũ Văn Đức. Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học Toán ở trường THPT. Tạp chí giáo dục, tháng 5/2008.
18. Phạm Gia Đức, Nguyễn Mạnh Cảng, Bùi Huy Ngọc, Vũ Dƣơng Thụy. Phương pháp dạy học môn toán, Tập 1,2, Nxb GD, 2001.
19. Phạm Minh Hoàng. Maple và các bài toán ứng dụng. Nxb khoa học và kĩ thuật Hà Nội , 2005.
20. Nguyễn Vũ Quốc Hƣng. Sự phát triển của phần mềm dạy học, các công nghệ mới và các ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Báo cáo tại hội thảo CNTT quốc gia, Hải Phòng, 6/2002.
21. Nguyễn Hồng Hoằng. Sử dụng phần mềm Maple trong dạy học nội dung “Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng” chương trình Giải tích 12 Trung học phổ thông. Luận văn thạc sỹ sƣ phạm toán học, Trƣờng ĐHGD, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2009.
22. Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn toán. Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội, 2006.
23. Nguyễn Bá Kim. Dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động. Nxb GD, Hà Nội, 1998.
24. Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn toán. Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2002.
25. Trần Lƣơng Công Khanh. Khái niệm tích phân trong dạy học toán THPT, một nghiên cứu so sánh giữa Pháp và Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Đại học Grenoble 1 và Đại học sƣ phạm TPHCM, 2006.
26. Ngô Thúc Lanh. Tìm hiểu Giải tích phổ thông. Nxb Giáo dục, 1997. 27. Đào Thái Lai. Ứng dụng CNTT và những vấn đề cần xem xét đổi mới trong hệ thống PPDH môn toán. Tạp chí giáo dục, số 9/2002.
28. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP, 2005.
29. Bùi Văn Nghị. Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán. Nxb Đại học sƣ phạm, 2008.
30. Bùi Văn Nghị. Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Nxb Đại học sƣ phạm, 2009.
31. Nguyễn Sinh Nguyên. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 12, tập
2. Nxb Giáo dục, 2008.
32. G.Polya. Toán học và những suy luận có lý. Nxb GD, 1968. 33. G.Polya. Giải một bài toán như thê nào. Nxb GD, 1975. 34. G.Polya. Sáng tạo toán học. Nxb GD, 1975.
35. Hoàng Phê. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà nẵng, 1997.
36. Trần Phƣơng. Tuyển tập các chuyên đề luyện thi đại học môn Toán.
Nxb Hà Nội, 2004.
37. Nguyễn Thế Thạch. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
38. Nguyễn Chí Thành. Sử dụng CNTT - TT trong dạy học theo quan điểm didactic: một số khái niệm cơ bản. Báo cáo tại khoa sƣ phạm, Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội, 2006.
39. Nguyễn Chí Thành. Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri II Plus trong dạy học toán chương trình Toán lớp 10 trung học phổ thông. Báo cáo tại hội thảo. Trƣờng Đại học quốc gia TPHCM, tháng 10/2007.
40. Lê Văn Tiến. Phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT.
41. Nguyễn Cảnh Toàn. Nên học Toán như thế nào cho tốt. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.
42. Đào Văn Trung. Làm thế nào để học tốt môn toán phổ thông. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001.
43. Nguyễn Ngọc Trung. Giáo trình Maple (tài liệu bồi dưỡng thường xuyên). NxbĐại học sƣ phạm TPHCM, TP HCM, 2006.
44. Nguyễn Chánh Tú. Ứng dụng Maple trong đổi mới phương pháp học tập và giảng dạy Toán học. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học sƣ phạm Huế, tháng 4/2004.
45. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
Giáo án 1:
Chƣơng III. NGUYÊN HÀM – TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG
Bài 1: NGUYÊN HÀM I.Mục tiêu
Qua bài học, HS cần: 1. Về kiến thức
- Hiểu đƣợc định nghĩa của nguyên hàm, các tính chất cơ bản của nguyên hàm.
- Nhớ đƣợc nguyên hàm của các hàm số thƣờng gặp. 2. Về kĩ năng
- Biết vận dụng đƣợc các tính chất cơ bản của nguyên hàm và nguyên hàm của các hàm số thƣờng gặp để tìm đƣợc nguyên hàm của các hàm số khác phức tạp hơn.
3. Về tư duy và thái độ
- Biết đƣợc mối liên hệ giữa đạo hàm và nguyên hàm, biết quy lạ về quen. Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng nhƣ tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1.Chuẩn bị của GV
Ngoài giáo án, phấn, bảng, đồ dung dạy học còn có: - Phiếu học tập
2.Chuẩn bị của HS
Ngoài đồ dung học tập nhƣ SGK, bút, … còn có:
Các kiến thức về đạo hàm: Các công thức tính đạo hàm, đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thƣơng, đạo hàm của hàm hợp.
III. Phƣơng pháp dạy học
Vận dụng linh hoạt các PPDH, trong đó chú trọng đến dạy học theo quan điểm kiến tạo nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới.
IV. Tiến trình bài dạy
Nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra, chúng tôi xây dựng một số HĐ trong giáo án nhƣ sau:
HĐ1: Hình thành khái niệm nguyên hàm Câu hỏi 1: Tính f ' x , nếu:
a. 3 x x f với x; b. f x tanx với x k ,kZ 2
GV đặt vấn đề: Biết phƣơng trình của một chuyển động thẳng S f t
thì phƣơng trình vận tốc của chuyển động là v t f' t . Vậy ngƣợc lại, biết phƣơng trình vận tốc của chuyển động là v t g t thì có biết đƣợc phƣơng trình của chuyển động đó hay không ?
Câu hỏi 2: Tìm hàm số F(x) sao choF' x f x , nếu: a. 2 3x x f với x; b. x x f 2 cos 1 với x k ,kZ 2
Câu hỏi 3: Ngoài hàm số đã tìm đƣợc ở câu hỏi 2, có còn hàm số nào mà đạo hàm cũng bằng f x không ?
- Đối với câu hỏi 1: Nhằm giúp HS nhớ lại kiến thức cũ cần thiết trong việc hình thành kiến thức mới. Sau đó GV nêu bài toán: tìm phƣơng trình của chuyển động khi biết phƣơng trình vận tốc của chuyển động đó. Bài toán trên nẩy sinh yêu cầu: tìm một hàm số khi biết đạo hàm của hàm số đó.