8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Kết luận chƣơng 1
Từ sự phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài thì việc hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về dạy học tích cực hoá ngƣời học, Vấn đề vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Toán, HĐ dạy và học toán nói chung và HĐ dạy và học giải toán nói riêng; sử dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng, một số vấn đề về sử dụng PMDH trong dạy học toán
nói chung và PMDH trong dạy học Giải tích nói riêng; một số cách thức sử dụng PMDH trong dạy học Giải tích để tích cực hoá ngƣời học chúng tôi rút ra đƣợc một số kết luận sau:
- Dạy học tích cực hóa ngƣời học là PPDH hƣớng vào việc tổ chức cho ngƣời học học tập trong HĐ và bằng HĐ tự giác, tích cực và sáng tạo, đƣợc thể hiện độc lập và trong giao lƣu. Thực chất của HĐ hoá ngƣời học là học tập trong HĐ và bằng HĐ.
- Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng là một phƣơng pháp dạy học tích cực hoá ngƣời học, giúp ngƣời học có thể chủ động tiếp nhận tri thức. Qua đó phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của ngƣời học.
- Bài toán có vai trò nhƣ giá mang HĐ học tập của HS. Trong quá trình dạy học, HS tự mình xây dựng các kiến thức toán học thông qua HĐ giải toán hoặc thông qua HĐ giải toán có thể thực hiện các mục tiêu dạy học.
- Trong dạy học giải toán, có thể tạo ra môi trƣờng học tập tƣơng tác tốt nhờ sử dụng CNTT thông qua tổ chức các HĐ học tập cho HS, làm cho HS trở thành chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.
- CNTT-TT góp phần tạo ra các hình thức dạy học phong phú đa dạng, thay đổi cách thức HĐ của GV và HS, hình thành ở HS phong cách làm việc mới phù hợp với xu hƣớng thời đại.
Nhƣ vậy chúng tôi cho rằng có thể tích cực hoá ngƣời học nếu GV tổ chức các tình huống DH với sự trợ giúp của CNTT-TT để học sinh học tập trong HĐ và bằng HĐ. Thông qua HĐ giải toán, GV có thể khai thác các PMDH thể hiện bằng các HĐ, để thông qua các HĐ ấy HS dự đoán, tìm kiếm lời giải, kiểm tra kết quả.
Kết quả phân tích này đặt ra một số cầu hỏi nghiên cứu mới: thực trạng DH chủ đề nguyên hàm, tích phân và ứng dụng hiện nay nhƣ thế nào? Vấn đề
vận dụng lý thuyết kiến tạo trong DH Toán nói chung và DH nội dung nguyên hàm, tích phân và ứng dụng nói riêng nhƣ thế nào ? CNTT-TT đƣợc ứng dụng vào dạy học nội dung này nhƣ thế nào? Tổ chức dạy học giải toán ra sao? Sử dụng phần mềm Maple theo hƣớng nào để tích cực hoá ngƣời học trong các hoạt động giải toán ?
Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH KIẾN TẠO VÀ ỨNG DỤNG PHẦN
MỀM MAPLE TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG "NGUYÊN HÀM, TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG"
Theo kết quả nghiên cứu ở chƣơng 1, việc vận dụng quan điểm kiến tạo có sự trợ giúp của phần mềm Maple trong DH chƣơng "Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng" thông qua các HĐ nhận thức của bản thân, qua đó phát huy tính tích cực chủ động của HS trong quá trình học tập. Vì vậy chƣơng này chúng tôi tiến hành nghiên cứu CT và SGK để phân tích những thuận lợi và khó khăn khi DH nội dung nguyên hàm, tích phân và ứng dụng, từ đó đề xuất những giả thuyết khoa học và xây dựng một số tình huống DH theo quan điểm kiến tạo có sự trợ giúp của phần mềm Maple.