Thị trường chứng khốn phi tập trung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN HỆ THỐNG VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 32)

Thị trường giao dịch chứng khốn tập trung chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, tuy nhiên việc giao dịch chứng khốn đã phát sinh từ trước đĩ, kể từ khi Việt Nam cổ phần hĩa doanh nghiệp nhà nước từ năm 1992. Từ thời điểm trước khi thị trường chứng khốn tập trung hoạt động, việc giao dịch chứng khốn ở Việt Nam được thực hiện thơng qua hình thức trao tay các loại trái phiếu, cơng trái, phần hùn… và việc

giao dịch trầm lắng vì số lượng chứng khốn rất hạn chế. Đến nay mặc dù thị trường giao dịch chứng khốn tập trung đã đi vào hoạt động nhưng việc giao dịch chứng khốn chưa niêm yết vẫn diễn ra thường xuyên vì số lượng cơng ty cổ phần cĩ hàng ngàn mà số lượng chứng khốn niêm yết chỉ vài trăm. Thị trường chứng khốn phi tập trung hiện nay tồn tại các hình thức sau.

b1- Thị trường trao tay

Số lượng doanh nghiệp hiện nay trong nền kinh tế vào khoảng 500.000 doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau và tồn tại dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên số lượng cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn tập trung khơng nhiều, vì vậy việc tồn tại thị trường này là một tất yếu của nhu cầu giao dịch chứng khốn. Thị trường này giao dịch với cơ chế trao tay là chủ yếu, các giao dịch chứng khốn chỉ thực hiện qua trung gian mơi giới (gọi dân gian là “cị”) là chủ yếu, chính vì cơ chế này mà thị trường này hoạt động khá linh hoạt về thời gian, địa điểm giao dịch, hình thức thanh tốn. Điều bất cập nhất của loại hình thị trường này là tính thanh khoản kém và thường giao dịch với khối lượng lớn, điều này khĩ thúc đẩy thị trường phát triển, do vậy sẽ hạn chế khả năng huy động vốn cho nền kinh tế. Cho nên hướng giao dịch chứng khốn chưa niêm yết vào quỹ đạo là vấn đề cần thiết để tăng tính thanh khoản và bảo vệ lợi ịch của nhà đầu tư và thúc đẩy khả năng huy động vốn cho nền kinh tế.

b2- Thị trường Upcom

Năm 2009 việc giao dịch cổ phiếu của cơng ty cổ phần đại chúng được thực hiện một cách cĩ tổ chức là sàn Upcom. Điều này là tăng tính thanh khoản của các cổ phiếu của các cơng ty này đồng thời tiến tới xây dựng thị trường OTC trong tương lai. Sàn giao dịch chứng khốn Upcom ra đời đã giúp cho việc giao dịch cổ phiếu của cơng ty cổ phần đại chúng được thuận lợi và làm tăng tính minh bạch cũng như nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị của các cơng ty này. Tuy nhiên thời gian qua hoạt động trên sàn giao dịch này khá trầm lắng vì chưa đạt được sự kỳ vọng của nhà đầu tư, doanh nghiệp kể cả các nhà quản lý thị trường do số lượng cơng ty tham gia cịn hạn chế nên chưa cĩ sự phong phú về hàng hĩa và thời gian giao dịch (từ 10h – 15h) chưa hợp lý.

Sau khi đi vào hoạt động, thị trường Upcom tỏ ra kém hấp dẫn và mờ nhạt hẳn so với diễn biến của hai thị trường niêm yết TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Giao dịch của 34 cổ phiếu qua mỗi phiên chỉ vài trăm nghìn, với giá trị phổ biến 1 – 4 tỷ đồng.

Khoảng 03 tháng sau ngày thị trường Upcom ra mắt, thị trường chứng khốn Việt Nam đĩn nhận hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt. Hơn 500 loại trái phiếu với giá trị 166.000 tỷ đồng được giao dịch bằng hệ thống cơng nghệ từ xa và tách biệt khỏi cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cĩ thêm lựa chọn đầu tư ít rủi ro. Đây được kỳ vọng là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, tạo sự đa dạng hố các cơng cụ đầu tư trên thị trường vốn, tăng cường sự độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN HỆ THỐNG VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w