Các giải pháp hạn chế hoạt động thiếu hiệu quả của ngân hàng mới

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích tình hình MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG (Trang 44)

Trong quá trình thực hiện sáp nhập ngân hàng, rất dễ sảy ra việc khách hàng từ bỏ việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình để chuyển sang một ngân hàng khác do các ngân hàng quá chú tâm vào quá trình sáp nhập mà bỏ qua các chương trình chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm hay việc khách hàng nghe được những thông tin không chính thức gây nên sự hiểu nhầm chẳng hạn như :sắp tới ngân hàng này sẽ sáp nhập với ngân hàng khác, sẽ làm giảm lãi suất huy động hoặc sẽ khó rút tiền gốc do chính sách tín dụng thay đổi dẫn đến việc khách hàng chuyển sang gửi tiền tại ngân hàng cạnh tranh hoặc các nhân sự chủ chốt khi không nắm được những thông tin đầy đủ về chính sách đãi ngộ có thể tìm một nơi khác để làm việc. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng mới sau M&A cho nên để hạn chế bớt các rủi ro này các ngân hàng TMCP việt Nam nên áp dụng các biện pháp sau:

3.1 Tuyên truyền đầy đủ thông tin cần thiết về việc sáp nhập

Để hạn chế những thông tin ngoài luồng không chính thức có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Ban điều hành ngân hàng cần thiết phải công bố những thông tin ở mức cần thiết cho từng đối tượng là nhân viên chủ chốt, hay chính sách duy trì đối với khách hàng.

- Đối với cán bộ nhân viên, ban điều hành nên tổ chức các cuộc họp nội bộ tuyên truyền thông tin về thương vụ tới toàn thể nhân viên một cách rõ ràng từ đó tạo thái độ yên tâm làm việc cho họ. Tuỳ từng giai đoạn mà lượng thông tin cần thiết được đưa ra để phục vụ cho mục đích điều hành hoạt động diễn ra bình thường. Giai đoạn hậu M&A rất quan trọng nó cần có được lòng tin và tinh thần trách nhiệm của nhân viên về viễn cảnh tương lai của ngân hàng.

- Đối với khách hàng, cần xây dựng một kênh công bố thông tin chính thức tránh gây hiểu nhầm để họ yên tâm giao dịch, đảm bảo hoạt động ngân hàng mới diễn ra bình thường. Xây dựng kế hoạch công bố thông tin cho khách hàng theo từng giai đoạn, tránh những thông tin xuyên tác gây tâm lý hoang mang. Đồng thời, vai trò của các nhân viên giao dịch là không nhỏ trong quá trình cung cấp và giải thích thông tin đối với khách hàng. Mỗi nhân viên phải nhân ra vai trò quan trọng của minh là cầu nối niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với ngân hàng.

3.2 Đánh giá đúng tác động của sự cộng lực

Việc nghiên cứu khảo sát không tường tận tiềm năng thực sự của ngân hàng mục tiêu dẫn đến đánh giá quá cao hiệu quả của tác động cộng lực là một trong những lý do dẫn đến thất bại sau sáp nhập. Để hiểu rõ tiềm năng cộng lực của ngân hàng mục tiêu là một việc không phải dễ dàng và tốn kém thời gian, do vậy yếu tố tư vấn độc lập thường được các ngân hàng thâu tóm lựa chọn để tham vấn và chuẩn bị cho quá trình thâu tóm một cách hiệu quả và thuận lợi.

Vấn đề xác định được hiệu quả sau sáp nhập mang lại, khả năng cạnh tranh của ngân hàng mới, thị phần hoạt động, khả năng phát triển thị phần, năng lực quản trị rủi ro, chất lượng nhân sự, hệ thống khách hàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động….. là những tiêu chí cần được phân tích kỹ trong quá trình đánh giá sự cộng lực

3.3 Đánh giá đầy đủ và chính xác đối thủ, các khoản nợ xấu, nợ tiềm năng.

Do đánh giá và thẩm định chi tiết không đầy đủ, chính xác nên nhiều ngân hàng thâu tóm sau khi thực hiện xong thương vụ đều gặp phải nhiều vấn đề về nợ xấu. Các khoản nợ này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sau sáp nhập. Vì vậy, ngân hàng thâu tóm phải tiến hành xác minh và định giá cẩn trọng các khoản nợ hiện hữu của ngân hàng mục tiêu. Để có được kết quả đánh giá có uy tín chất lượng tốt nên thuê các công ty luật có đủ khả năng để thẩm tra lại tính pháp lý của các tài sản nợ ngân hàng mục tiêu. Do các ngân

hàng Việt Nam hiên nay đánh giá nợ xấu theo tiêu chuẩn là khoản nợ đã quá hạn trên 90 ngày, trong khi quốc tế thường tính theo khả năng trả nợ đáng lo ngại của con nợ. Vì vậy cần phải xác định các khoản nợ theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo tránh những tổn thất có thể phát sinh sau khi sáp nhập. Do đó nên các ngân hàng thâu tóm nên thuê những công ty kiểm toán có đủ năng lực và tín nhiệm có uy tín trên thị trường để xác định được chính xác và đầy đủ các khoản nợ của ngân hàng mục tiêu. Do đó việc tham vấn đơn vị kiểm toán có trình độ quốc tế là vấn đề cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quá trình thẩm định ngân hàng mục tiêu nhằm lượng hoá hết các vấn đề có thể phát sinh để đưa ra mức giá thâu tóm phù hợp.

Trong cuộc cạnh tranh trong ngành tài chính, đánh giá đúng đối thủ là một bước đi quan trọng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Luôn tự đổi mới mình cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và sức ép của cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài phải được các ngân hàng nội chú trọng nếu không muốn bị loại trong cuộc chạy đua khốc liệt nay.

3.4 Lập kế hoạch hợp nhất phần mềm hệ thống giao dịch.

Vấn đề hệ thống thông tin của ngân hàng là rất quan trọng, nếu khi sáp nhập hệ thống giao dịch của hai ngân hàng không liên kết được với nhau thì sẽ gây ra những phiền toái trong việc quản trị và điều hành ngân hàng. Do vậy, ngân hàng thâu tóm phải làm việc với nhà thầu cung cấp phần mềm giao dịch cho ngân hàng thâu tóm và ngân hàng mục tiêu để chuẩn bị cho việc hợp nhất hệ thống. Nếu chuẩn bị không kỹ sẽ gây nên tình trạng đình trệ trong hoạt động kinh doanh, gây tâm lý lo ngại cho khách hàng, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng sau sáp nhập. Việc xúc tiến đặt hàng nhà thầu về chương trình công nghệ thông tin sử dụng chung cho hai ngân hàng là vấn đề cần được quan tâm. Đây là những công việc quan trọng nhằm hạn chế tối đa những tổn thất có thể gặp phải như:mất dữ liệu, sai lệch thông tin khách hàng, mất khả năng truy cập, không thể liên kết giữa các chi nhánh…

KẾT LUẬN

Nhìn chung, thời gian vừa qua là khoảng thời gian rộn ràng của thị trường M&A ngân hàng tại Việt Nam. Mặc dù các ngân hàng đều phải “trả giá” sau mỗi thương vụ sáp nhập, hợp nhất, song có thể thấy hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng nói riêng sẽ “được nhiều hơn là mất”. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhìn vấn đề từ 2 mặt, những hiệu quả ban đầu của M&A thì đã rõ nhưng những việc cần phải giải quyết sau M&A cũng là vấn đề phải lưu tâm và chắc chắn nó cũng sẽ ngốn không ít giấy mực của báo chí và các phương tiện truyền thông. Nhưng dù sao, để bắt kịp với xu hướng chung của nền kinh tế, cũng như sự vận động toàn cầu và lành mạnh hóa hệ thống tài chính, M&A việc không tránh khỏi và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước cũng như bản thân các tổ chức tín dụng trong những năm tới đây cũng là rất nặng nề, đòi hỏi phải sát sao hơn nữa, tận tâm hơn

nữa, hoàn thiện hơn nữa để nền kinh tế Việt Nam sẽ lại có một hệ thống ngân hàng “khỏe mạnh”, phát triển ổn định và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như các cổ đông và nhà đầu tư như chúng ta đã từng.

MỤC LỤC

Và cuối cùng, sau khi lấy đi nhiều giấy mực của báo chí cũng như nhiều tin đồn trái chiều, ngày 07/03/2012, SHB và Habubank đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ số 01/2012 ngày 8/3/2012 HBB - SHB thống nhất việc sẽ sáp nhập theo thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Và chiều ngày 28/04/2012, sau nhiều “cân đo đong đếm” thì cuối cùng các cổ đông Habubank cũng đưa ra quyết định tán thành phương án sáp nhập vào SHB với tỉ lệ đồng ý trên 85% chính thức chấm dứt sự tồn tại của thương hiệu Habubank trên thị trường...25 Hết quý 3 năm 2013, tức 1 năm sau khi sáp nhập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã có bước phát triển vượt bậc trở thành một trong những Ngân hàng TMCP quy mô lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam...25

Thứ hai : Việc quản lý các hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng nhằm tạo ra thị trường mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việ Nam diễn ra lành mạnh, công khai, minh bạch thì vai trò

của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý hoạt động này là hết sức quan trọng. Hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động M&A ngân hàng tuân thủ các qui định của pháp luật, phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn ngành ngân hàng là mục tiêu quan trọng nhất của ngân hàng nhà nước đối với thương vụ này. Ngân hàng nhà nước phải quản lý các hoạt động thâu tóm và sáp nhập để đảm bảo lợi ích cho các cổ đông thiểu số, người lao động và quyền lợi chung của khách hàng. Các qui định về thị phần cũng cần được qui định rõ để hướng dẫn các hoạt động M&A diễn ra thuận lợi, tránh tạo nên những thế lực độc quyền và phá vỡ thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng tài chính. Hơn thế nữa đối tượng thực hiện thương vụ cũng cần phải qui định rõ ràng nhằm tránh hiện tượng các Tập đoàn lớn, Tổng công ty hay các tổ chức tài chính phi ngân hàng thâu tóm ngân hàng nhằm mục đích kiểm soát ngân hàng để phục vụ mục đích kinh doanh riêng. Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế nếu ngân hàng đổ vỡ sẽ gây nên những hệ luỵ vô cùng khủng khiếp cho nền kinh tế. Bài học về cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng ở Mỹ là một bài học vô cùng quí giá đối với Việt Nam trong quá trình quản lý và ban

hành các qui định pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường tài chính-ngân hàng trong nước...37

Thứ năm là tăng tính công khai và minh bạch...38

Thứ sáu là việc thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam...39

Thứ bảy là việc phát triển hệ thống các tổ chức tư vấn trung gian...39

2.1 Thăm dò tìm kiếm đánh giá và khảo sát thận trọng mục tiêu tiềm năng...40

2.2 Xây dựng tiêu chí lưa chọn ngân hàng mục tiêu phù hợp với thực tế...40

2.3 Xác định giá thâu tóm một cách cẩn trọng và hợp lý...40

2.4 Xây dựng kế hoạch hoà hợp văn hoá và thương hiệu doanh nghiệp...41

2.5 Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự linh hoạt...43

3. Các giải pháp hạn chế hoạt động thiếu hiệu quả của ngân hàng mới...44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1 Tuyên truyền đầy đủ thông tin cần thiết về việc sáp nhập...44

3.2 Đánh giá đúng tác động của sự cộng lực...45

3.3 Đánh giá đầy đủ và chính xác đối thủ, các khoản nợ xấu, nợ tiềm năng...45

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích tình hình MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG (Trang 44)