Sau khi thực hiện việc sáp nhập đội ngũ nhân sự sẽ có sự thay đổi rất lớn. Công tác sắp xếp tất yếu sẽ không thể làm hài lòng hết tất cả mọi người, môi trường làm việc thay đổi, cán bộ quản lý trực tiếp thay đổi dẫn đến những xáo trộn trong công việc của nhân viên. Họ lại phải làm quen lại từ đầu như khi mới bắt đầu gia nhập đội ngũ nhân viên ngân hàng. Vì thế một bộ phận ít hay nhiều nhân sự sẽ đi tìm kiếm một công việc mới hay không đều phụ thuộc vào chính sách đãi ngộ nhân sự của ngân hàng sau sáp nhập?
Có hai vấn đề chính sau mà các NHTMCP việt Nam nên xem xét khi xây dựng một chính sách nhân sự mới của ngân hàng sau M&A để tránh những sự chuyển dịch gây xáo trộn hoạt động kinh doanh :
+ Thứ nhất là vấn đề thông tin.
Mối quan tâm của hầu hết mọi nhân viên trong ngân hàng đều là những câu hỏi xung quanh bản thân họ “M&A điều này có ý nghĩa gì với họ”Họ biết rằng sau sáp nhập thì khả năng mất việc là rất lớn. Những câu hỏi lúc này của đại đa số nhân viên sẽ là
- Liệu ngân hàng mới có tiếp tục thuê tôi nữa không hay tôi sẽ thất nghiệp?
- Liệu tôi sẽ làm việc tại chỗ cũ cùng đồng nghiệp cũ hay phải thuyên chuyển công tác?
- Liệu khối lượng công việc của tôi có tăng lên trong khi tiền lương không đổi? - Thu nhập kì vọng tăng lên trong tương lai không?
- Tương lai nghề nghiệp của tôi sẽ cải thiện?
Họ tập trung vào nghe ngóng tình hình. Mà nguồn tin thứ cấp đến với họ chính là từ các tin đồn do vậy để tránh gây tình trạng bất ổn ban lãnh đạo các ngân hàng nên nhanh chóng cung cấp thông tin ra ngoài bằng nhiều cách thức khác nhau như thông tin trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách giới thiệu ngân hàng hay cổng thông tin điện tử…Nên bổ nhiệm một nhóm để chuyên trách thông tin, tiếp thu, phản hồi thông tin nhiều chiều hạn chế các tin đồn bất lợi. Các thông tin phải chính xác nhưng được đẽo gọt đáp ứng với các quan ngại của từng nhóm nhân viên.
Tuỳ từng hoàn cảnh và vị trí cụ thể mà Ban điều hành cuản ngân hàng mới phải đưa ra các chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm giữ được những nhân tài thực sự phục vụ cho mục tiêu chiến lược phát triển dài hạn của ngân hàng. chính sách mua cổ phiếu với giá ưu đãi, tăng thu nhập hay chính sách đào tạo thường được các ngân hàng sử dụng để chiêu dụ nhân tài. Sự trung thành không thể có trong thời gian ngắn hay cũng không thể bỏ tiền bạc ra để mua, mà nó chỉ có thể được bồi đáp qua quá trình gắn bó lâu dài và liên tục từ phía ngân hàng, đặc biệt là Ban lãnh đạo ngân hàng. Hầu như nhân viên nào cũng mong được tăng lương nhưng thực sự thì tiền bạc tự bản thân nó không mang lại lòng trung thành. Mặt khác ban lãnh đạo ngân hàng phải hoạch định được lộ trình thăng tiến để nhân viên đặt ra mục tiêu phấn đấu cho mình đặc biệt là lớp nhân sự trẻ nhiều hoài bão tham vọng. Vì vậy, khi tiếp quản đội ngũ nhân viên mới đến từ ngân hàng bị sáp nhập thì từ cán bộ quản lý bộ phận đến ban lãnh đạo đều cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với nhân viên, tránh thái độ của “kẻ chiến thắng” động viên họ vượt qua giai đoạn hậu sáp nhập để tiến đến hoà nhập nhằm tạo ra cho ngân hàng mới một sức mạnh đoàn kết gắn bó.