Xây dựng kế hoạch hoà hợp văn hoá và thương hiệu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích tình hình MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG (Trang 41)

+ Hòa hợp văn hóa:

Sau khi thương vụ sáp nhập được hoàn thành thì ngân hàng sau sáp nhập sẽ kế thừa hai loại hình văn hoá doanh nghiệp đế từ ngân hàng thâu tóm và ngân hàng mục tiêu. Ban điều hành mới phải xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp phù hợp với tình hình mới để đảm bảo yếu tố hợp tác nội bộ được ưu tiên hàng đầu. Nếu duy trì hai hình thái văn hoá doanh nghiệp riêng biệt quá lâu sẽ dẫn đén sự thiếu đoàn kết và hợp tác giữa các nhân viên hai ngân hàng dẫn đến chia rẽ nội bộ sâu sắc. Vì vậy ban lãnh đạo ngân hàng cần xây dựng được chương trình hành động nhằm thay đổi văn hoá doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình chiến lược mới trong tương lai. Để tạo nên được sự thay đổi văn hoá công ty thì sự ửng hộ của đại đa số mọi thành viên trong ngân hàng và cách thức điều chỉnh linh hoạt của Ban lãnh đạo là yếu tố quyết định tạo nên thành công. Ban lãnh đạo phải là những người đầu tiên thực hiện việc điều chỉnh hành vi của mình và phải nhất quán trong việc thay đổi. Đội ngũ nhân cần phải hiểu rõ những gì được mong đợi từ họ và biết cách thể hiện những hành vi mới trong thực tế. Do vậy các ngân hàng sau sáp nhập nên thực hiên các giải pháp sau:

- Thứ nhất là xây dựng những tuyên bố về giá trị của ngân hàng mới. có thể tổ chức các cuộc thoả luận theo từng bộ phận, nhằm chuyển tải sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cộng hưởng của ngân hàng sau sáp nhập từ lời nói thành hành động đối với từng nhân viên. Việc làm này tác động tới nhân thức của nhân viên về sự hiểu biết chung về môi trường văn hoá mà ngân hàng muốn xây dựng và hành động của chính họ nên thực hiện trong môi trường với nét văn hoá kinh doanh mới.

- Thứ hai là giao tiếp có hiệu quả. Ngân hàng nên thông báo cho tất cả các nhân viên về quá trình thay đổi văn hoá ngân hàng nhằm đảm bảo có sự cam kết và hợp tác của họ để có

thể thành công trong suốt quá trình chuyển đổi. Cách tốt nhất để vượt qua những rào cản về văn hoá là làm cho các nhân viên hợp tác với nhau. Các dự án ngắn hạn tập trung vào ciệc nhanh chóng đạt được kết quả sẽ huy động nhân viên của cả hai bên tham gia luôn giúp xoá nhoà các khác biệt văn hoá. Mặt khác, trong quá trình giao tiếp không thể tránh những bất đồng nảy sinh thì sự có mặt của ban điều hành với tinh thần làm việc công tâm, mang tính xây dựng luôn là chiếc chìa khoá giúp giải quyết mâu thuẫn, tạo nên một môi trường làm việc hoà đồng thân thiện đạt kết quả cao.

- Thứ ba là điều chỉnh lại nội qui nội bộ. Quá trình thay đổi văn hoá doanh nghiệp phải được diễn ra đồng bộ thống nhất trong toàn bộ ngân hàng mới. Nên xây dựng tiêu chuẩn văn hoá doanh nghiệp có bản sắc riêng của ngan hàng song phải hiện đại và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Các chế độ chính sách trong nội bộ như chế độ phối hợp giữa các bộ phận, chế độ khen thưởng, kỉ luật, nội qui, qui chế làm việc…. cần được điều chỉnh phù hợp với văn hoá doanh nghiệp mới.

+ Kết hợp thương hiệu là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến mức độ thành công

của ngân hàng sau sáp nhập. Trong xây dựng thương hiệu, điều quan trọng khác cần ghi nhớ chính là nắm được điểm mạnh cũng như điểm yếu của thương hiệu được sáp nhập, để từ đó có thể đánh giá được mức độ tương thích của thương hiệu này với chiến lược của thương hiệu đứng ra mua lại. Chỉ khi đánh giá đúng "thực lực" mới có thể vẽ ra chính xác "kiến trúc thương hiệu" (một từ giới chuyên môn dùng để nói về thương hiệu và cách các thương hiệu ăn khớp với nhau ra sao) và kế hoạch truyền thông.

Và ta cũng thường thấy trong các cuộc sáp nhập ngân hàng, thương hiệu sẽ bị tiêu hủy trong một cuộc đánh giá được gọi là đánh – giá – trước – sáp nhập bởi quyết định của các nhà sáp nhập, bao gồm các đánh giá về tài chính, hoạt động, pháp lý, pháp nhân và các hoạt động công nghệ.

Thương hiệu không phải là tất cả mọi thứ đối với một ngân hàng, nhưng đó là thứ DUY NHẤT giúp ngân hàng khác biệt. Thương hiệu tạo ra sự yêu mến và sự khác biệt trong trái tim và suy nghĩ của khách hàng. Đó là lý do vì sao khách hàng chọn ngân hàng này mà không phải là ngân hàng bên kia đường. Số liệu nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 50-80% cuộc sáp nhập ngân hàng không đạt được vị trí mong muốn, chính vì điều đó, thương hiệu (và cả khách hàng) là điều không thể bỏ qua trong cuộc đánh giá của các nhà sáp nhập. Mục đích của việc sáp nhập là tăng giá trị của ngân hàng bằng cách này hoặc cách khác. Vì thế, chiến lược thương

hiệu của các ngân hàng M&A cũng phải đặt mục tiêu làm tăng giá trị thương hiệu lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích tình hình MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w