Quy trình thực hiện học theo hợp đồng

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo hợp đồng chương Dao động cơ Vật lý lớp 12 cơ bản (Trang 26)

1.5.2.1. Chọn nội dung và thời gian phù hợp

*Chọn nội dung:

Trước hết, giáo viên cần xác định nội dung nào của môn học có thể được tổ chức dạy học theo phương pháp này. Để đảm bảo đúng đặc trưng của phương pháp học theo hợp đồng, học sinh được tự quyết định thứ tự thực hiện các nhiệm vụ được giao. Vì vậy phương pháp này phù hợp với các bài ôn tập hoặc luyện tập, hoặc cũng có thể với bài học kiến thức mới trong đó có thể thực hiện các nhiệm vụ không phải tuân theo thứ tự bắt buộc.

Nhiệm vụ bắt buộc được xây dựng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học.

Nhiệm vụ tự chọn là những nhiệm vụ mang tính chất củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ thực tế.

*Thời gian học theo hợp đồng:

Tùy thuộc vào nội dung của bài học. Học sinh có thể thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ bắt buộc trên lớp trong giờ học, các nhiệm vụ tự chọn có thể thực hiện ngoài giờ hoặc ở nhà.

1.5.2.2. Thiết kế kế hoạch bài học

Sau khi đã xác định nội dung và thời gian, giáo viên cần thiết kế kế hoạch bài học để tổ chức cho học sinh học theo hợp đồng.

*Xác định mục tiêu bài học:

Việc xác định mục tiêu của bài học cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình thành ở học sinh sau bài học. Tuy nhiên, cũng có thể nên xác định thêm một số kĩ năng, thái độ chung cần đạt khi thực hiện phương pháp học theo hợp đồng, ví dụ như kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng hợp tác (học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên), kĩ năng đánh giá đồng đẳng và kĩ năng tự đánh giá…Những kĩ năng này rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực chung của người lao động trong tương lai. *Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp cơ bản là học theo hợp đồng nhưng cần phải sử dụng phối hợp với các phương pháp/ kĩ thuật khác, ví dụ như thực hành thí nghiệm, trò chơi, giải quyết vấn đề, học tập hợp tác…để tăng cường sự tham gia đảm bảo cho học sinh học sâu và học thoải mái.

*Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Cần chuẩn bị các tài liệu, phiếu bài tập, sách tham khảo, dụng cụ, thiết bị cần thiết, phiếu hỗ trợ theo các mức độ khác nhau để hoạt động học tập của học sinh đạt hiệu quả. Đặc biệt là giáo viên phải chuẩn bị được một bản hợp đồng đủ chi tiết để học sinh có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập, hợp tác.

*Thiết kế văn bản hợp đồng:

Học theo hợp đồng chỉ khả thi khi các học sinh có thể đọc, hiểu và thực thi các nhiệm vụ một cách tương đối độc lập. Các tài liệu cho học sinh cần được chuẩn bị đầy đủ. Các nhiệm vụ bắt buộc được giáo viên thiết kế dựa trên những nội dung sẵn có trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc tài liệu. Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ/ bài tập theo chỉ dẫn ở số trang, bài trong sách giáo khoa/ tài liệu. Các nhiệm vụ tự chọn được giáo viên thiết kế có thể là bài tập mang tính củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc câu đố, trò chơi có liên quan đến nội dung bài học…

Ngoài ra, kèm theo hợp đồng là các phiếu hỗ trợ theo các mức độ khác nhau, phù hợp với trình độ của học sinh như phiếu hỗ trợ ít, phiếu hỗ trợ nhiều. Học sinh khá, trung bình có thể sử dụng phiếu hỗ trợ ít, học sinh yếu kém cần phiếu hỗ trợ nhiều, học sinh giỏi không cần phiếu hỗ trợ.

*Thiết kế các dạng bài tập/ nhiệm vụ:

Một hợp đồng luôn phải đảm bảo tính đa dạng của bài tập/nhiệm vụ. Không phải học sinh nào cũng có cách học tập và các nhu cầu giống nhau. Sự đa dạng trong nhiệm vụ/ bài tập sẽ đảm bảo rằng trong mỗi hợp đồng, tất cả các phương pháp học tập của mỗi học sinh đều được đề cập. Mặt khác, học sinh cũng cần được làm quen với những bài tập không đề cập trực tiếp đến quan điểm riêng của mình. Điều này mở rộng tầm nhìn của học sinh và cách thức các học sinh nhìn nhận vấn đề.

Trong bản hợp đồng, giáo viên có thể kết hợp các nhiệm vụ cá nhân cụ thể với sự hướng dẫn của giáo viên, bài tập trong nhóm nhỏ, bài tập chuyên sâu hơn, hoặc yêu cầu cần chú ý đặc biệt đối với một số quy tắc khi làm bài…

Hợp đồng học tập: Tìm hiểu các tật cận thị, viễn thị của mắt và cách khắc phục

Nội dung Lựa

chọn  Nhóm Đáp án Hoàn thành Tự đánh giá  SD phiếu hỗ trợ      A B 1    2    3    4    5    Những ký hiệu trong hợp đồng:

*Thiết kế những nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn:

Một hợp đồng tốt tạo ra sự khác biệt giữa nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn. Điều này cho phép giáo viên tôn trọng, quan tâm đến nhịp độ học tập khác nhau của học sinh.

Nhiệm vụ bắt buộc: Yêu cầu mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến

thức và kĩ năng của bài học và tạo mọi điều kiện để mọi học sinh đều có thể thực hiện được với sự trợ giúp hoặc không cần trợ giúp của giáo viên.

Nhiệm vụ tự chọn: Yêu cầu học sinh vận dụng, mở rộng, làm sâu sắc

kiến thức và rèn luyện kĩ năng có liên quan đến kiến thức đã học.

Tôi đã hiểu rõ và cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng này trong thời gian 45’ Học sinh Giáo viên

Nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn đều phải thử thách học sinh. Tất cả học sinh, kể cả những học sinh trung bình yếu, cũng nên được khuyến khích làm thêm những bài tập tự chọn và không nên có trường hợp ngoại lệ nào.

*Thiết kế bài tập/ nhiệm vụ học tập có tính chất giải trí.

Nhiệm vụ mang tính giải trí: Tạo cơ hội để luyện tập sự cạnh tranh

trong một môi trường giải trí nhưng cũng gắn với kiến thức kĩ năng đã học. Các ví dụ như: trò chơi ngôn ngữ hay số học, luyện tập chương trình trên máy vi tính, trò chơi vòng tròn, trò chơi đoán ô chữ, ai nhanh ai đúng, lắp mảnh ghép…

Những kĩ năng và kiến thức xã hội, giáo dục môi trường…cũng là một phần không thể thiếu trong các bài tập, giúp học sinh rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học vào thực tiễn.

*Thiết kế bài tập/ nhiệm vụ mở và nhiệm vụ đóng.

Nhiệm vụ đóng: Nêu rõ ràng những gì học sinh phải làm trong một giới

hạn xác định. Dạng bài tập này cung cấp cho những học sinh sợ thất bại và bảo đảm an toàn cần thiết. Ví dụ: Có thể là dạng bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.

Dạng bài tập mở: Thường chứa đựng một vài thử thách và khó khăn

hơn. Những bài tập mở khuyến khích học sinh bỏ cách suy nghĩ cũ và tìm kiếm những cách làm mới. Đặc biệt đối với những học sinh có khả năng sáng tạo và khả năng xử lí vấn đề nhanh nhạy, dạng bài tập này sẽ giúp học sinh đạt được mức độ tham gia cao và phát triển tư duy bậc cao.

*Thiết kế nhiệm vụ/ bài tập cá nhân kết hợp nhiệm vụ/ bài tập hợp tác theo nhóm.

Trong hợp đồng, ngoài quy định học sinh thực hiện theo cá nhân cũng cần có nhiệm vụ học sinh có thể có yêu cầu làm việc hợp tác, theo cặp, nhóm nhỏ.

Một sự kết hợp khéo léo giữa các nhiệm vụ cá nhân với các nhiệm vụ theo cặp hay theo nhóm được xem là khá hiệu quả. Tuy nhiên, làm việc theo nhóm chỉ tận dụng được phần rất nhỏ của sự khác biệt giữa các thành viên,

một số học sinh sẽ chỉ ỷ lại vào người khác trong khi một số em khác lại nhanh chóng thể hiện năng lực lãnh đạo của mình.

*Thiết kế các nhiệm vụ/ bài tập độc lập và nhiệm vụ/ bài tập được hướng dẫn với mức độ hỗ trợ khác nhau.

Không phải nhiệm vụ nào cũng phải thực hiện một cách độc lập đối với tất cả học sinh. Học sinh giỏi có thể thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự hỗ trợ nào. Nhưng học sinh trung bình, yếu thì sẽ cần hỗ trợ với mức độ khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Việc hỗ trợ chỉ có hiệu quả khi xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh. Tuy nhiên, cần chú ý phiếu hỗ trợ không phải là đáp án mà là những chỉ dẫn, gợi ý cụ thể theo từng mức độ do giáo viên dự đoán và thiết kế cho phù hợp.

Nhiệm vụ dành cho học sinh không cần hỗ trợ và nhiệm vụ cho các học sinh cần các mức độ hỗ trợ khác nhau sẽ tạo điều kiện cho mọi học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mình. Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tự xác định nhu cầu cần có sự hỗ trợ hay không, nếu cần thì lựa chọn phiếu hỗ trợ ở mức độ nào? Ít hay nhiều?

Ví dụ: Các phiếu hỗ trợ với các mức độ khác nhau khi yêu cầu học sinh giải

một bài tập vật lí:

*Phiếu hỗ trợ A (hỗ trợ ít) NHIỆM VỤ:

Từ các dữ liệu thực nghiệm hãy xây dựng công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn.

Hướng dẫn:

- Xác định những đại lượng đặc trưng của con lắc đơn.

- Làm cách nào để kiểm tra sự phụ thuộc của chu kì dao động của con lắc đơn vào các đại lượng đó.

*Phiếu hỗ trợ C (hỗ trợ vừa) NHIỆM VỤ:

Từ các dữ liệu thực nghiệm hãy xây dựng công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn.

Hướng dẫn:

-Tìm sự phụ thuộc của chu kì dao động của con lắc đơn vào biên độ bằng cách giữ nguyên khối lượng quả nặng, chiều dài con lắc đơn, thay đổi các giá trị của biên độ. Tính chu kì T trong mỗi trường hợp rồi tìm ra sự phụ thuộc của chu kì T vào biên độ.

-Tìm sự phụ thuộc của chu kì dao động của con lắc đơn vào khối lượng bằng cách giữ nguyên chiều dài con lắc, biên độ A, thay đổi các giá trị của khối lượng. Tính chu kì T trong mỗi trường hợp rồi tìm ra sự phụ thuộc của chu kì T vào khối lượng.

-Tìm sự phụ thuộc của chu kì dao động của con lắc đơn vào chiều dài con lắc bằng cách giữ nguyên khối lượng quả nặng, biên độ dao động, thay đổi các giá trị của chiều dài con lắc. Tính chu kì T trong mỗi trường hợp rồi tìm ra sự phụ thuộc của chu kì T vào chiều dài con lắc.

*Phiếu hỗ trợ B (phiếu hỗ trợ nhiều) NHIỆM VỤ:

Từ các dữ liệu thực nghiệm hãy xây dựng công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn.

Hướng dẫn:

Dụng cụ thí nghiệm gồm: - Ba quả nặng có móc treo 50g. - Một sợi dây mảnh dài 1m.

- Một giá thí nghiệm dùng treo con lắc đơn (có cơ cấu điều chỉnh dây treo con lắc).

- Một đồng hồ bấm giây (sai số ± 0,2s).

Có thể tiến hành theo 3 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Giữ nguyên khối lượng m = 50g, chiều dài con lắc l = 50 cm.

Kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một khoảng A sao cho dây treo con lắc nghiêng một góc α so với phương thẳng đứng rồi thả cho nó dao động. Đo thời gian t con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần trong các trường hợp A = 3, 6, 9, 18 cm) rồi tính chu kì T. (m = 50g, l = 50 cm) A (cm) Sinα = l A Góc lệch α (o) Thời gian 10 dao động Chu kì (T) A1 = 3 ……… ……… t1 = …±… T1 = …±… A2 = 6 ……… ……… t2 = …±… T2 = …±… A3 = 9 ……… ……… t3 = …±… T3 = …±… A4 = 18 ……… ……… t4 = …±… T4 = …±…  Kết luận. Thí nghiệm 2:

Giữ nguyên chiều dài l = 50 cm, biên độ A đủ nhỏ. Thay đổi khối lượng con lắc (m = 50, 100, 150g) (lưu ý khi thêm, bớt quả nặng thì chiều dài dây sẽ thay đổi. Vì vậy phải điều chỉnh sao cho chiều dài dây l = 50 cm không đổi). Đo thời gian t con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần trong các trường hợp m = 50, 100, 150g) rồi tính chu kì T.

(l = 50 cm, A………..cm)

m (g) Thời gian 10 dao động (s) Chu kì T (s) 50 ……… TA = …±… 100 ……… TB = …±… 150 ……… TC = …±…  Kết luận.

Thí nghiệm 3: Giữ nguyên khối lượng m = 50g, thay đổi chiều dài l = 40, 50, 60

cm. Đo thời gian 10 dao động toàn phần. Tính chu kì T trong từng trường hợp. Tính bình phương 2 3 2 2 2 1 ,T ,T T rồi tính tỉ số: 3 2 3 2 2 2 1 2 1 , , l T l T l T

. Điền kết quả vào bảng. Chiều dài l (cm) Thời gian t = 10T (s) Chu kì T (s) T2 (s2) l T2 l1= 40 cm t1 = …±… T1 =…±… T12 ....... ... ... 1 2 1   l T l2 = 50 cm t2 =… ±… T2 =…±… T22 ...... ... ... 2 2 2   l T l3 = 60 cm t3 = …±… T3 =…±… T32 ...... ... ... 3 2 3   l T  Kết luận…

*Thiết kế các hoạt động dạy học:

Trong kế hoạch bài học cần thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh trong khi thực hiện như: kí hợp đồng, thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.

Các hoạt động của giáo viên và học sinh có thể như sau:

Hoạt động 1: Kí hợp đồng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương tiện Nêu mục tiêu bài học hoặc

vấn đề của bài học

Giới thiệu hợp đồng, các nhiệm vụ trong hợp đồng.

Lắng nghe. Bản hợp đồng, tài liệu học tập.

Trao cho học sinh hợp đồng chung đã có chữ kí của Giáo viên.

Học sinh nghiên cứu nội dung của hợp đồng.

Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện các nhiệm vụ.

Học sinh đặt câu hỏi về vấn đề còn chưa rõ. Giáo viên tổ chức cho học

sinh kí hợp đồng.

Hoạt động 2: Thực hiện hợp đồng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương tiện Giáo viên hướng dẫn thực

hiện hợp đồng, giới thiệu các phiếu hỗ trợ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo các thứ tự phù hợp với trình độ, nhịp độ học tập của mỗi cá nhân. Các phiếu hỗ trợ.

Giáo viên theo dõi và hỗ trợ.

Học sinh có thể chủ động chọn mức độ hỗ trợ từ phiếu hỗ trợ.

Hoạt động 3: Nghiệm thu hợp đồng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương tiện (nếu cần)

Giáo viên hướng dẫn học sinh điền các thông tin trong hợp đồng.

Học sinh điền các thông tin trong hợp đồng và tự đánh giá.

Đáp án.

Giáo viên yêu cầu trao đổi bài chéo nhau để đánh giá trên cơ sở đáp án của giáo viên.

Học sinh đánh giá bài làm của bạn khi giáo viên công bố đáp án của các nhiệm vụ: Có thể chấm điểm hoặc chỉ đánh giá đúng/ sai.

Học sinh ghi rõ họ tên vào bài làm của bạn. Giáo viên nhận xét, đánh

giá chung.

Học sinh lắng nghe, chỉnh sửa.

Hoạt động 4: Củng cố, đánh giá

Sau khi học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, giáo viên tổng kết,

1.5.2.3. Tổ chức học theo hợp đồng

Giáo viên cần giới thiệu phương pháp học theo hợp đồng, ban đầu cần tập trung vào hình thức làm việc độc lập. Hình thức tổ chức dạy học này còn tương đối mới mẻ đối với các giáo viên và học sinh nhưng có thể làm quen dần qua một số giờ học. Để thực hiện các nhiệm vụ được trôi chảy cần có sự thống nhất giữa giáo viên và học sinh về một số nguyên tắc.

Việc tổ chức học theo hợp đồng sẽ giúp giáo viên có nhiều cơ hội

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo hợp đồng chương Dao động cơ Vật lý lớp 12 cơ bản (Trang 26)