Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo hợp đồng chương Dao động cơ Vật lý lớp 12 cơ bản (Trang 92)

-Để đảm bảo tính khách quan, lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được tiến hành dạy song song trong cùng một khoảng thời gian và cùng nội dung kiến thức.

-Lớp đối chứng là lớp 12A1, lớp thực nghiệm là lớp 12A2. Các tiết học được bố trí vào các buổi sáng, mỗi buổi dạy 2 tiết học. Đây là các lớp học có trình độ tương đương nhau.

-Ở lớp đối chứng, tôi dạy theo phương pháp truyền thống (giáo viên thuyết giảng và có pháp vấn học sinh).

-Ở lớp thực nghiệm, tổ chức dạy học theo hợp đồng trên tiến trình đã soạn ở chương 2 của luận văn. Trong quá trình thực hiện, tôi theo dõi và ghi chép các biểu hiện của các em học để phục vụ cho việc đánh giá tính tích cực học tập của học sinh.

-Sau mỗi tiết học, chúng tôi phân tích diễn biến của tiết học, phân tích thái độ của học sinh trong quá trình học tập và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các em.

-Sau thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm, tôi cho học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra (cùng một đề).

-Dựa trên kết quả bài kiểm tra của hai lớp, và thái độ học tập của các em, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh tính tích cực học tập của học sinh ở hai lớp. Đây là cơ sở để kiểm nghiệm cho giả thuyết của đề tài. 3.7. Các bước tiến hành thực nghiệm

-Thiết kế tiến trình dạy học thực nghiệm, các bản hợp đồng, nhiệm vụ trong hợp đồng, các phiếu hỗ trợ và các đáp án cho các hợp đồng đối với lớp thực nghiệm.

-Dạy các nội dung liên quan đến chương “Dao động cơ” là ba bài: Dao động điều hòa, con lắc lò xo và con lắc đơn. Bài “Dao động điều hòa” dạy trong hai tiết. Bài con lắc đơn và con lắc lò xo mỗi bài dạy trong một tiết.

-Các tiết thực nghiệm có mời các giáo viên cùng chuyên môn đến dự. -Cuối đợt thực nghiệm tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra để khảo sát, đồng thời kiểm tra các sản phẩm mà học sinh làm được trong các nhiệm vụ trong hợp đồng đã được giao về nhà.

3.8 Đánh giá kết quả thực nghiệm

Mục đích của việc đánh giá là: Đánh giá hiệu quả của dạy học theo hợp đồng đối với việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Để đánh giá hiệu quả của dạy học theo hợp đồng đối với việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh, trước hết chúng tôi đánh giá định tính. Sau đó, chúng tôi đánh giá định lượng dựa vào kết quả các bài kiểm tra ở hai lớp.

3.8.1. Đánh giá định tính

Để đánh giá hiệu quả của phương pháp học theo hợp đồng và hiệu quả của phương pháp này đối với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trước hết tôi căn cứ vào bản hợp đồng của học sinh.

Kết quả thu được từ bản hợp đồng như sau:

-Về mức độ hoàn thành hợp đồng: Trong thời gian 60 phút có 31/43 học sinh (chiếm 72%) hoàn thành xong các nhiệm vụ bắt buộc. Trong đó có 21

học sinh (chiếm 48% cả lớp) đã làm được ít nhất 1 nhiệm vụ tự chọn, 2 trong số đó (chiếm 4,6% cả lớp) hoàn thành được hơn 2 nhiệm vụ. Còn lại 12/43 học sinh (chiếm 28%) chưa hoàn thành xong các nhiệm vụ bắt buộc. Kết quả cho thấy phần lớn các em chủ động, tích cực, tự giác thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng.

-Trong quá trình thực hiện hợp đồng tỉ lệ số học sinh sử dụng phiếu hỗ trợ A (hỗ trợ ít ) và số học sinh không sử dụng phiếu hỗ trợ nhiều hơn tỉ lệ số học sinh sử dụng phiếu hỗ trợ B (hỗ trợ nhiều).

-Trong quá trình làm việc nhóm, tất cả các em đều chú tâm làm việc, chấp nhận nhiệm vụ được phân công, khuyến khích các thành viên khác trong nhóm, chấp nhận quyết định của nhóm. Không có thành viên nào không tham gia, đứng ngoài cuộc, đi lại lung tung, có thái độ ỷ lại, chờ đợi các bạn khác.

-Bảng tự đánh giá của học sinh cho thấy: Các biểu tượng mặt cười (tôi thích nhiệm vụ này) được học sinh chọn nhiều ở các nhiệm vụ. Cụ thể: Nhiệm vụ 1: Có 25/43 học sinh (chiếm 58%), nhiệm vụ 2 có 22/43 học sinh (chiếm 51%), nhiệm vụ 3 có 30/43 học sinh (chiếm 69,7%), nhiệm vụ 4, 5, 6 cũng được chọn tương đối nhiều. Nhiệm vụ 11, 12 tuy nhiều học sinh chưa kịp hoàn thành nhưng các em đều rất thích thú.

-Không khí học tập cũng rất vui vẻ, thoải mái. Các em được tự quyết định, lựa chọn các nhiệm vụ và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ, có thể trao đổi với giáo viên hoặc với học sinh khác để hoàn thành các nhiệm vụ của mình.

-Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tính tích cực của học sinh được biểu hiện rất rõ như:

+ Học sinh chủ động so sánh, phân tích, kiểm tra kết quả của mình với các bạn khác và với đáp án của giáo viên.

+ Học sinh giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ các bạn khác khi đã xong nhiệm vụ.

+ Trên lớp, học sinh chú ý theo dõi và bổ sung câu trả lời của bạn, học sinh rất hào hứng với các nhiệm vụ trong hợp đồng.

Những kết quả trên cho thấy phương pháp học theo hợp đồng đã đáp ứng được mục tiêu đề ra đó là phát huy được tính tích cực học tập ở học sinh.

Một số hình ảnh học tập của học sinh khi tham gia vào 2 tiết học được thiết

kế theo phương pháp học theo hợp đồng:

Hình 3.1. Học sinh nghiên Hình 3.2. Học sinh thực hiện hợp đồng cứu và kí kết hợp đồng

3.8.2. Đánh giá định lượng

-Căn cứ vào kết quả của các bài kiểm tra được thực hiện trên hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nội dung các bài kiểm tra bao gồm các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận thuộc kiến thức chương “Dao động cơ”, vật lí lớp 12 cơ bản. Cụ thể là các kiến thức thuộc bài: “Dao động điều hòa”, “con lắc lò xo” và “con lắc đơn”.

-Mục đích của bài kiểm tra: Bài kiểm tra được tiến hành đồng thời trên 2 lớp thực nghiệm và đối chứng nhằm đánh giá khả năng nắm vững kiến thức lý thuyết và vận dụng các kiến thức đó để làm các bài tập. Qua đó đánh giá được tính tích cực học tập của các em. Đề bài kiểm tra được in trong phần phụ lục 3. Bài kiểm tra được tiến hành trong thời gian 45 phút. Bài kiểm tra gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận.

Để đánh giá kết quả các bài kiểm tra của học sinh, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học đề phân tích và xử lí kết quả thu được.

a.Điểm trung bình cộng (X): là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo công thức sau:

1 1 i n i i X n X N   

Trong đó: Xi: là điểm số; ni: là tần số ; N: là số học sinh.

b.Phương sai (S2): Đánh giá mức độ phân tán các giá trị của biến ngẫu nhiên

X xung quanh trị số trung bình của nó.

Phương sai càng nhỏ thì độ phân tán càng nhỏ. 2 2 1 ( ) 1 n i i i n X X S N      Xi: là điểm số. X : Điểm trung bình cộng. ni: là tần số N: số học sinh

c. Độ lệch tiêu chuẩn(S): Biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá

trị trung bình cộng. 2 2 1 ( ) 1 n i i i S S n X X N      

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít bị phân tán. d.Hệ số biến thiên (V)

-Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng

X khác nhau, thì ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên.

-Hệ số biến thiên (V): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có

X khác nhau: .100% S V X  . Trong đó:

-V trong khoảng 0 - 10% dao động nhỏ, độ tin cậy cao

-V trong khoảng 11% - 30% dao động trung bình

-V trong khoảng 31% - 100% dao động lớn, độ tin cậy nhỏ

Trong đó:

2 2 1, 2

S S là phương sai của các khối lớp TN và ĐC.

S1 , S2 là độ lệch chuẩn các khối lớp TN và ĐC. 1, 2

X X là điểm trung bình của các lớp ĐC và TN.

ni là số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng là Xi trong đó 1 ≤ Xi ≤ 10.

Tần suất : .100% N n W i i Tần suất lũy tích : .100% N n N

j  j với nj là số bài kiểm tra đạt điểm dưới hoặc bằng Xi

e. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích: -Tần số: cho biết số học sinh đạt điểm Xi

-Tần suất: cho biết tỉ lệ % số học sinh đạt điểm Xi

-Tần suất lũy tích: cho biết tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống.

f. Đồ thị đường tần suất lũy tích: biểu diễn tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống. Nếu đồ thị đường tần suất lũy tích của nhóm nào ở vị trí cao hơn chứng tỏ chất lượng của nhóm đó tốt hơn (điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm cao hơn nhóm còn lại).

Kết quả thực nghiệm sư phạm

Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả của các bài kiểm tra

Bài kiểm tra Nhóm học sinh Điểm N 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 45 phút ĐC 42 0 0 2 4 4 12 11 6 3 0 0 TN 43 0 0 1 1 2 8 11 13 6 1 0 - Giá trị điểm trung bình của lớp đối chứng: X1= 5,33

- Giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm: X2= 6,21

*Từ bảng thống kê kết quả của các bài kiểm tra ta thấy:

- Giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm (X2= 6,21) lớn hơn giá trị điểm trung bình của lớp đối chứng (X1= 5,33)

+ Lớp đối chứng là 10/42 học sinh, chiếm 23,80%. + Lớp thực nghiệm là 4/43 học sinh, chiếm 9,31%. - Số học sinh đạt điểm trung bình (5 – 7):

+ Lớp đối chứng là 29/42 học sinh, chiếm 69,05%. + Lớp thực nghiệm là 32/43 học sinh, chiếm 74,42%. - Số học sinh đạt điểm giỏi (8 – 10):

+ Lớp đối chứng là 3/42 học sinh, chiếm 7,14%. + Lớp thực nghiệm là 7/43 học sinh, chiếm 16,28%.

Như vậy, tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm ít hơn tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu kém ở lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm gần như nhau. Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp đối chứng. Hơn nữa, giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn giá trị điểm trung bình của lớp đối chứng, chứng tỏ kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả điểm kiểm tra của lớp đối chứng.

Bảng 3.2. Xử lí kết quả để tính các tham số Lớp đối chứng: X1= 5,33 Lớp thực nghiệm: X2= 6,21 Xi n1i X1iX1 (X1iX1)2 n1i(X1iX1)2 Xi n2i X2 iX2 (X2 iX2)2 n2i(X2iX2)2 0 0 0 0 1 0 1 0 2 2 -3,33 11,0889 22,1778 2 1 -4,21 1,7241 1,7241 3 4 -2,33 5,4289 21,7156 3 1 -3,21 10,3041 10,3041 4 4 -1,33 1,7689 7,0756 4 2 -2,21 4,8841 9,7682 5 12 -0,33 0,1089 1,3068 5 8 -1,21 1,4641 11,7128 6 11 0,67 0,4489 4,9379 6 11 -0,21 0,0441 0,4851 7 6 1,67 2,7889 16,7334 7 13 0,79 0.6241 8,1133 8 3 2,67 7,1289 21,3867 8 6 1,79 3,2041 19,2246 9 0 9 1 2,79 7,7841 7,7841 10 0 10 0 42 95,3338  43 69,1163

Bảng 3.3. Bảng giá trị các tham số đặc trưng

X S2 S V(%)

Lớp ĐC 5,33 2,33 1,52 28,61

Lớp TN 6,21 1,65 1,28 20,66

Từ bảng số liệu ta thấy:

- Phương sai (S2) của lớp thực nghiệm (1,65) nhỏ hơn phương sai của lớp đối chứng (2,33). Độ lệch chuẩn (S) của lớp thực nghiệm (1,28) nhỏ hơn độ lệch chuẩn của lớp đối chứng (1,52). Điều đó chứng tỏ mức độ phân tán của các điểm số xung quanh giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng.

- Hệ số biến thiên (V) của lớp thực nghiệm (20,66 %) nhỏ hơn hơn hệ số biến thiên của lớp đối chứng (28,61 %), chứng tỏ mức độ biến thiên của điểm số ở lớp thực nghiệm là nhỏ hơn lớp đối chứng.

Bảng 3.4. Phân phối tần suất (Wi %) số học sinh đạt điểm Xi

Lớp N Số % học sinh đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 4,76 9,52 9,52 28,57 26,19 14,29 7,15

TN 43 2,33 2,33 4,65 18,6 25,58 30,23 13,95 2,33

Bảng 3.5. Phân phối tần suất (ωi%) số học sinh đạt điểm Xi trở xuống

Lớp n Số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 4,76 14,28 23,80 52,37 78.56 92,85 100

TN 43 2,33 4.66 9,31 27,91 53,49 83,72 97,67 100

Tham số Đối tượng

Từ bảng số liệu trên, chúng tôi tiến hành vẽ đồ thị đường phân bố tần suất và đường phân bố tần suất lũy tích cho hai đối tượng thực nghiệm là lớp

đối chứng và lớp thực nghiệm.

Hình 3.3. Phân bố tần suất

Đồ thị cho thấy:

- Khi Xi thuộc khoảng từ 1 – 5 điểm: đường tần số của lớp đối chứng ở vị trí cao hơn lớp thực nghiệm. Chứng tỏ, số học sinh đạt điểm từ 0 – 5 điểm của lớp đối chứng nhiều hơn lớp thực nghiệm.

- Khi Xi thuộc khoảng từ 6 – 10: đường tần số của lớp đối ở vị trí thấp hơn lớp thực nghiệm. Chứng tỏ, số học sinh đạt điểm trung bình, khá, giỏi ở lớp đối chứng ít hơn lớp thực nghiệm.

Đồ thị cho thấy: đường tần suất lũy tích của lớp đối chứng luôn ở cao hơn lớp thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ với mỗi mức điểm Xi bất kì, lớp đối chứng có số học sinh đạt điểm Xi trở xuống nhiều hơn lớp thực nghiệm hay chất lượng học tập của lớp đối chứng thấp hơn chất lượng học tập của lớp thực nghiệm.

Dựa vào những kết quả thu được ở trên, có thể kết luận rằng: “Tổ chức dạy học theo hợp đồng chương “Dao động cơ” vật lí lớp 12 cơ bản” cho học sinh lớp thực nghiệm không những phát huy được tính tích cực học tập của học sinh mà còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đánh giá và tự đánh giá…Do đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Sau khi tổ chức thực nghiệm sư phạm, qua quá trình theo dõi, phân tích và đánh giá các kết quả thu được, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau đây:

Đối với những tiết học tổ chức dạy học theo hợp đồng, học sinh có hứng thú với bài học, tập trung chú ý tới bài học/ nhiệm vụ học tập, mức độ tự giác thực hiện nhiệm vụ trong hợp đồng của học sinh tăng, quá trình trao đổi, thảo luận, bài cũng tăng, có sáng tạo trong quá trình học tập, các em thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao, hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình, biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Như vậy, tổ chức dạy học theo hợp đồng theo nội dung đã soạn thảo trong luận văn đã phát huy được tính tích cực học tập ở học sinh.

Tuy nhiên, để dạy học hợp đồng có hiệu quả hơn thì khi chuẩn bị xây dựng nội dung nhiệm vụ cho hợp đồng tiếp theo, giáo viên cần dựa trên những kết quả đánh giá của hợp đồng trước đó để điều chỉnh nội dung các nhiệm vụ cho phù hợp với trình độ của học sinh, không quá dễ hoặc quá khó.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và kết quả

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo hợp đồng chương Dao động cơ Vật lý lớp 12 cơ bản (Trang 92)