Kết quả thu mẫu lá bị bệnh và củ giống ở một số tỉnh miền Bắc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VIRUS CHÍNH HẠI CÂY TỎI TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM (Trang 39)

4.1.2.1. Kết quả thu mẫu lá bị bệnh

Cùng với việc điều tra tình hình bệnh virus trên cây tỏi ngoài đồng ruộng, các lá bị bệnh mang triệu chứng điển hình (các vết sọc màu vàng, lá quăn) nhiễm bệnh thu về được bảo quản trong silica gel, để trong tủ 4oC. Để phục vụ cho các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, kiểm tra virus bằng kĩ thuật PCR, lây bệnh nhân tạo.

Kết quả thu mẫu lá bệnh được trình bày ở bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4 Kết quả thu mẫu lá tỏi bị bệnh tại một số tỉnh miền Bắc

STT Địa điểm Số mẫu Triệu chứng

1 Chi Lăng - Lạng Sơn (LS) 1 Sọc vàng nhỏ, to

2 Yên Mô - Ninh Bình (NB) 1 Sọc vàng nhỏ nhiều

3 Cao Bằng - Cao Bằng (CB) 1 Sọc vàng nhỏ nhiều

4 Nghĩa Hưng - Nam Định (NĐ) 1 Sọc vàng nhỏ nhiều

5 Lý Nhân - Hà Nam (HN) 4 Sọc vàng nhỏ dài, lá quăn

6 Thái Thụy - Thái Bình (TT) 4 Sọc vàng giống khảm, sọc to ở giữa lá, lá quăn

7 Gia Lâm – Hà Nội (GL) 3 Sọc vàng dài, lá không mở,lá quăn

8 Nam Sách - Hải Dương (NS) 2 Vết sọc vàng dài ở 2 mép

9 Lạng Giang - Bắc Giang (BG) 1 Sọc vàng dài

Chúng tôi đã thu được 18 mẫu lá tỏi bị bệnh virus ở 9 tỉnh khác nhau. Ở mỗi tỉnh chúng tôi thực hiện thu mẫu với số lượng mẫu khác nhau, ở Thái Thụy – Thái Bình và Lý Nhân – Hà Nam thu được nhiều mẫu nhất với 4 mẫu, tiếp theo Gia Lâm – Hà Nội 3 mẫu, Nam Sách – Hải Dương 2 mẫu, còn lại các địa phương khác 1 mẫu.

Qua bảng kết quả 4.4 chúng tôi nhận thấy:

Mẫu thu được ở được ở Thái Thụy – Thái Bình có triệu chứng nhiễm bệnh nặng nhất (sọc vàng giống khảm, sọc to ở giữa lá, lá quăn). Ở Lý Nhân – Hà Nam triệu chứng bệnh vết sọc vàng nhỏ dài, lá quăn, ở Đặng Xá – Gia Lâm

triệu chứng là vết sọc vàng dài, lá quăn không mở. Còn lại ở một số tỉnh khác triệu chứng chủ yếu là các vết sọc màu vàng nhỏ. Có thể thấy các triệu chứng thu được đều có các vết sọc màu vàng.

Hình 4.5 Triệu chứng sọc vàng điển hình trên lá

4.1.2.2. Kết quả thu mẫu củ ở một số tỉnh miền Bắc

Để đánh giá khả năng khả năng nhiễm bệnh qua củ chúng tôi tiến hành thu những củ tỏi giống ở một số địa phương tại miền Bắc. Những củ tỏi giống được chúng tôi thu lại và trồng ở nhà lưới để đánh giá tỷ bệnh virus truyền qua củ tỏi, với mỗi mẫu thu được chúng tôi trồng vào 10 chậu với mỗi chậu 3 nhánh. Theo dõi triệu chứng và đánh giá kết quả.

Sau một thời gian trồng và theo dõi kết quả được trình bày qua bảng 4.5.

Bảng 4.5 Kết quả đánh giá tỷ lệ truyền qua củ tỏi giống thu thập tại một số địa phương

STT Địa điểm SNT SCBB TLB(%) Triệu chứng

2 Hưng Yên (HY) 30 30 100 Sọc vàng, vết sọc nhỏ, nhiều cây có triệu chứng quăn lá. 3 Phú Thọ (PT) 30 30 100 Sọc vàng nhỏ, quăn lá

4 Tuyên Quang (TQ) 30 30 100 Quăn lá nhiều, lá đổ, sọc màu vàng mờ.

5 Thái Bình (TT) 30 30 100 Vết sọc màu vàng nhỏ, lá bị quăn nhiều.

6 Hải Dương (HD) 30 30 100 Lá quăn nhiều, nhiều vết sọc màu vàng nhỏ.

Ghi chú: SNT: số nhánh trồng SCBB: số cây bị bệnh TLB: tỷ lệ bệnh

Qua bảng kết quả 4.5 chúng tôi thấy:

Tất cả các mẫu đều truyền bệnh virus qua củ với tỷ lệ bệnh lên đến 100%, điều đó cho thấy bệnh virus trên tỏi truyền qua củ là rất cao. Do đó, có thể thấy ở ngoài đồng ruộng cây tỏi nhiễm bệnh virus cao, khi thu hoạch củ làm giống thì bệnh virus sẽ tồn tại trong củ, đến khi trồng ở nhà lưới bệnh lại phát triển trên cây mới.

Triệu chứng bệnh chủ yếu là những vết sọc màu vàng, một số cây bị bệnh nặng lá quăn lại, giống với triệu chứng ngoài đồng ruộng. Vì vây, việc hạn chế bệnh virus trên cây tỏi ngoài đồng ruộng rất cần thiết, nó giúp cho việc hạn chế nguồn bệnh phát tán qua củ giống và sang các vụ khác.

(C) (D) Hình 4.6 Triệu chứng bệnh virus truyền qua củ tỏi (A, B) Triệu chứng sọc vàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VIRUS CHÍNH HẠI CÂY TỎI TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM (Trang 39)