2. 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA ( BAI HOC)
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
Kết quả đạt được của công tác đào tạo nghề cho lao động tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua
- Hệ thống mạng lưới dạy nghề bước đầu đã được xã hội hóa, năng động, linh hoạt, gắn đào tạo với sử dụng lao động, các mô hình dạy nghề đã được đa dạng hóa, cụ thể: dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề trong các làng nghề truyền thống, dạy nghề cho các đối tượng nghèo của tỉnh, các mô hình tổ chức dạy nghề của các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội như hợp tác xã, hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên.... Trong thời gian vừa qua tính đến năm 2009 đã đào tạo được 142.632 người với tổng số cơ sở đào tạo lên đến 57 cơ sở. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng lên nhanh chóng từ 5,8% (2001) lên tới 28,5% năm 2009.
- Các chính sách của Nhà nước, Tỉnh hỗ trợ cho người lao động dạy nghề giải quyết việc làm đã được thực hiện kịp thời, tạo được sự phấn khởi và đồng tình trong nhân dân.
- Chất lượng công tác đào tạo nghề của tỉnh ngày càng được nâng lên, dần hoàn thiện. Bên cạnh việc tăng cường số lượng giáo viên giảng dạy, thì hàng năm trình độ giáo viên cũng nâng cao, hàng năm bổ sung nhiều giáo viên có trình độ Đại học và Sau đại học tham gia dạy nghề ; số học sinh đạt trình độ khá giỏi và đạo đức tốt luôn đạt trên 60% ; có những trường như trường Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình đạt trên 90%. Lao động qua đào tạo nghề đang từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề có việc làm đạt80%
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAOĐỘNG CẤP CƠ SỞ NHƯ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 ĐẾN NĂM