Hệ thống dạy nghề của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 34)

Trong một thời gian dài cùng với sự phát triển đất nước, công tác dạy nghề của Việt Nam cũng đã có nhiều những biến động có thể được chia thành 4 giai đoạn chính:

Trước năm 1987

Giai đoạn này Việt Nam có 4 cơ quan nhà nước ở cấp trung ương chịu trách nhiệm về công tác giáo dục và đào tạo, trong đó bao gồm cả đào tạo nghề, đó là Bộ Giáo dục, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề và Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Trong đó, Tổng cục dạy nghề là đơn vị trực thuộc Chính phủ và đồng thời là cơ quan chính, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề.

Từ năm 1987 đến 1990

Giai đoạn này, Bộ giáo dục được giao chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục còn Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo, trong đó có đào tạo nghề.

Từ năm1990 đến 1998:

Giai đoạn đến trước tháng 6 năm 1998, Bộ Giáo dục và đào tạo được tái thành lập và Bộ Giáo dục và Đào tạo mới được giao thực hiện cả chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nghề.

Từ tháng 6 1998 đến nay:

Giữa năm 1998, Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội được giao làm đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề.

Nguồn: Tổng Cục Dạy nghề

Hình 2.1:Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề qua các giai đoạn

Hiện tại, Tổng cục Dạy nghề vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm chính về

dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và không chính quy và quản lý nhà nước đối với các cơ sở dạy nghề. Mặt khác, nếu xét về khía cạnh quản lý dạy nghề còn có sự tham gia của khá nhiều các Bộ, ngành (quản lý các trường chuyên ngành của các Bộ/ngành đó) hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh (các Tập đoàn sản xuất kinh doanh) thậm chí cả quân đội (Bộ Quốc phòng) cũng có và quản lý trực tiếp các trường nghề riêng của mình. Các địa phương cũng có các cơ sở dạy nghề ở cấp địa phương.

Nguồn: Tổng Cục Dạy nghề

Hình 2.2: Hệ thống Quản lý dạy nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 34)