Cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức cơ bản của phần Sinh thái học

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học lớp 12, Trung học phổ thông (Trang 46)

2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng trình và nội dung kiến thức phần Sinh thái học (Sinh học 12)

2.1.1. Cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức cơ bản của phần Sinh thái học thái học

Sinh thái học là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật trong tự nhiên cũng như giữa sinh vật với môi trường. Kiến thức Sinh thái học không phải là hoàn toàn mới mẻ đối với học sinh phổ thông. Bởi vì, ngay từ bậc Tiểu học, học sinh đã được tìm hiểu tiếp xúc với thiên nhiên, với con người, với xã hội qua môn “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”, và phần nào qua môn “Tiếng Việt”.

Đến bậc Trung học cơ sở, qua các phân môn “Hình thái giải phẫu thực vật” “Sinh lý thực vật”, “Động vật học”, học sinh đã nắm vững được các tri thức sinh thái về mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường, vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, các nội dung này còn tản mạn, chưa khái quát và hệ thống hoá.

Cho tới chương trình Sinh học bậc THPT, học sinh mới được cung cấp một cách hệ thống qua các mối quan hệ cơ bản giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường qua nội dung chương trình Sinh thái học (Sinh học 12).

Chương trình Sinh thái học bậc THPT nghiên cứu các cấp độ tổ chức sống gồm 3 chương, tương ứng với 3 nội dung cơ bản: Sinh thái học cá thể; Sinh thái học quần thể, quần xã; Sinh thái học hệ sinh thái và sinh quyển.

Với mỗi chương, học sinh được lĩnh hội những khái niệm, những kiến thức cơ bản về Sinh thái học, từ đó làm cơ sở để hình thành những kiến thức về Giáo dục môi trường.

48

Bảng 2.1. Những nội dung cơ bản của phần Sinh thái học

Các cấp tổ chức

của sự sống

Nội dung cơ bản

Cá thể

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường ở mức độ đơn giản nhất (giữa cá thể và môi trường).

- Nghiên cứu các khái niệm cơ bản: Môi trường, các loại môi trường, nhân tố sinh thái, các nhóm nhân tố sinh thái.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh lên đời sống sinh vật.

Quần thể

- Nghiên cứu khái niệm quần thể

- Nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển của quần thể thông qua mối quan hệ giữa quần thể với môi trường sống trong những điều kiện cụ thể.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (hỗ trợ, cạnh tranh)

- Nghiên cứu các đặc trưng của quần quần thể (Tỉ lệ giới tính, mật độ, sức sinh trưởng, thành phần nhóm tuổi…).

Quần xã

- Nghiên cứu khái niệm quần xã

- Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. - Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần xã (đặc trưng về thành phần loài, cấu trúc không gian của quần xã).

- Nghiên cứu sự biến động số lượng của quần thể và quá trình biến đổi của quần xã (diễn thế sinh thái)

Hệ sinh thái

- Nghiên cứu khái niệm hệ sinh thái

- Nghiên cứu quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.

49 mô đó là sinh quyển.

- Nghiên cứu về nguy cơ của nạn ô nhiễm môi trường và những kiến thức cần thiết để phát triển bền vững môi trường, những kiến thức cơ bản về luật môi trường.

2.1.2. Phân phối số tiết của phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TIẾT BÀI TÊN BÀI

38 35 Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

39 36 Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

40 37 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

41 38 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) 42 39 Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

43 40 Quần xã sinh vật và các đặc trưng cơ bản của quần xã 44 41 Diễn thế sinh thái

45 42 Hệ sinh thái

46 43 Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái 47 44 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

48 45 Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái 49 46 Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

2.2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học

* Kiến thức: Thông qua giảng dạy chương trình Sinh thái học ở trường phổ thông, giúp học sinh có hệ thống kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường. Cụ thể:

- Trình bày được một số khái niệm cơ bản như: Môi trường, Ô nhiễm môi trường, Khủng hoảng môi trường, Đa dạng sinh học...

50

- Giải thích được một số nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với đời sống kinh tế xã hội.

- Phân tích được thành phần, đặc điểm và tính chất của môi trường, vai trò của thực vật trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Xác định vai trò của con người trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trên Trái Đất và bảo vệ môi trường.

* Kỹ năng:

- Kỹ năng nhận biết các vấn đề môi trường. - Kỹ năng xác định các vấn đề môi trường.

- Kỹ năng nhận biết và xác định được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, xác định được xu hướng biến đổi của môi trường theo những hướng khác nhau.

- Kỹ năng đưa ra những quyết định trong việc xử lý ô nhiễm môi trường, giải pháp BVMT và đánh giá hiệu quả của từng giải pháp.

- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.

- Kỹ năng phát triển kế hoạch hành động, kỹ năng làm việc nhóm.

* Thái độ:

- Trên cơ sở xác định được các giá trị của môi trường đối với con người bao gồm: giá trị trực tiếp (thực phẩm, nước uống...), giá trị gián tiếp (bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các chu trình sinh địa hoá các chất), giá trị tồn tại...học sinh có ý thức trong việc bảo vệ sinh vật, BVMT và tuyên truyền, vận động mọi người trong cộng đồng cùng tham gia BVMT.

2.3. Quy trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong dạy học phần Sinh thái học

Để thực hiện tích hợp các nội dung BVMT vào dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12), giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Phân tích cấu trúc, lôgic nội dung bài học để xác định mục tiêu bài học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT.

51

Bước 2: Nghiên cứu các tài liệu về Sinh thái học và các tài liệu liên quan đến giáo dục môi trường để lựa chọn, xác định nội dung, dung lượng kiến thức giáo dục BVMT cần tích hợp.

Bước 3: Dự kiến các phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục BVMT vào từng bài cụ thể sao cho phù hợp và hoàn thành giáo án . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học, đồng thời hình thành, phát triển các kỹ năng, thái độ và hành vi BVMT cho học sinh.

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học lớp 12, Trung học phổ thông (Trang 46)