Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học(Sinh học

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học lớp 12, Trung học phổ thông (Trang 31)

học (Sinh học 12) ở một số trường THPT của huyện Thanh Oai - Hà Nội

1.2.2.1. Mục đích điều tra

a. Tìm hiểu thực trạng giáo dục BVMT thông qua dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12) ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Oai - Hà Nội.

- Tìm hiểu ý kiến, nhận xét của giáo viên quanh vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT.

- Tham khảo ý kiến giáo viên về phương tiện, phương pháp và hình thức dạy học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT.

- Tham khảo ý kiến của GV về những thuận lợi, khó khăn của việc tích hợp kiến thức giáo dục BVMT trong dạy học phần Sinh thái học

- Thu thập những kiến nghị của giáo viên để việc thực hiện giáo dục BVMT được hiệu quả hơn.

33

b. Tìm hiểu thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT trên địa bàn huyện Thanh Oai – Hà Nội

- Tìm hiểu thái độ của học sinh trước những hoạt động bảo vệ môi trường. - Tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.

- Kiểm tra kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh về vấn đề BVMT.

1.2.2.2.Đối tượng điều tra

- Các GV bộ môn Sinh học ở các trường THPT của huyện Thanh Oai - Hà Nội. - Học sinh các lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A6 (Trường THPT Thanh Oai B) và HS các lớp 12A0, 12A1, 12A3 (Trường THPT Thanh Oai A)

1.2.2.3. Tiến hành điều tra

* Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên - Số phiếu phát tra: 35

- Số phiếu thu vào: 34

* Phát phiếu điều tra cho học sinh - Số phiếu phát ra: 300

- Số phiếu thu vào: 257

1.2.2.4. Kết quả điều tra

a. Thực trạng giáo dục BVMT thông qua dạy học phần Sinh thái học ở một số trường phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Oai

Các số liệu thu được từ kết quả điều tra và nhận xét của chúng tôi như sau: - Về vấn đề “đang được thế giới quan tâm”, có 100% giáo viên được hỏi đã trả lời đúng là “vấn đề Bảo vệ tài nguyên và môi trường”, chứng tỏ đây là vấn đề đang được quan tâm thực sự, được chú ý hàng đầu trong hoạt động của xã hội toàn cầu hiện nay.

Tất cả các giáo viên được hỏi đều trả lời chính xác cho thấy có thể đưa vấn đề giáo dục môi trường vào nội dung giảng dạy, giáo viên có quan tâm, ắt sẽ có động lực để cải tiến bài dạy của mình cho phù hợp với xu thế đào tạo của xã hội.

34

- Về vấn đề “đánh giá mức độ hiểu biết của HS về môi trường hiện nay”, có 5 phiếu trả lời cho rằng học sinh hiểu biết nhiều (chiếm 15%), trong khi đó, có 27 phiếu trả lời cho rằng học sinh ít hiểu biết về vấn đề này (chiếm 79%). Như thế, có thể thấy, dù báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet…liên tục đưa thông tin về môi trường, cách xử lý và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường nhưng theo nhận định của giáo viên, hiệu quả thấy được ở học sinh là thấp.

- Về việc đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục môi trường, kết quả thu được ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của công tác giáo dục môi trường

Không

hiệu quả Hiệu quả ít

Khá hiệu

quả Rất hiệu quả

Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Gia đình 4 11,76 19 55,89 8 23,53 3 8,82 Khu phố 8 23,53 14 41,18 11 32,35 1 2,94 Trường học 0 0 8 23,52 17 50 9 26,47 Tổ chức tôn giáo 10 29,41 15 44,12 7 20,59 2 5,85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng kết qủa trên, dễ dàng nhận thấy “trường học” chiếm nhiều sự lựa chọn nhất về mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục BVMT. Như vậy, việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng Sinh thái học để thực hiện tại trường học là một việc làm cần thiết và dự đoán sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên quanh việc giáo dục môi trường và hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông ở bảng 1.2.

35

Bảng 1.2. Nhận xét của giáo viên về GDMT

Ý kiến tham khảo

Đồng ý Phân vân Phản đối

Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Việc tích hợp GDMT vào dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12) ở trường THPT là cần thiết

34 100 0 0 0 0

Dạy học phần Sinh thái học rất thuận lợi cho việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

27 79,41 7 20,59 0 0

Hình thành kiến thức môi trường và ý thức BVMT từ nhà trường là hiệu quả nhất

25 73,53 9 26,47 0 0

Tích hợp giáo dục BVMT vào bài giảng của phần Sinh thái học sẽ tăng hiệu quả dạy học và hứng thú học tập của học sinh

27 79,41 7 20,59 0 0

Giáo dục môi trường không phải là nhiệm vụ của giáo viên phổ thông

1 2,94 8 25,53 25 71,53

Giáo dục bảo vệ môi trường là hình thức để giáo viên liên hệ thực tế trong dạy học phần Sinh thái học

30 88,24 4 11,76 0 0

Giáo dục bảo vệ môi trường không thể thực hiện trên lớp vì không có thời gian

36

Qua các nhận xét trên, có thể thấy đa số giáo viên được hỏi đều đồng ý với việc đưa GDMT vào giảng dạy ở trường THPT là cần thiết.

- Về việc tham khảo ý kiến GV trong việc sử dụng tài liệu, phương tiện dạy học và mức độ hiệu quả của chúng trong dạy học phần Sinh thái học thu được kết quả ở bảng 1.3.

Bảng 1.3. Đánh giá mức độ sử dụng và hiệu quả của các tài liệu, phương tiện dạy học

Tài liệu, phƣơng tiện

Mức độ sử dụng Mức độ hiệu quả

Thường

xuyên Đôi khi

Chưa sử dụng Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả Tranh vẽ 74% 26% 0% 74% 4% 22% Ảnh, Sơ đồ, đèn chiếu 74% 22% 4% 86% 7% 7% Sách, báo 93% 7% 0% 78% 11% 11% Video, phim 55% 26% 19% 81% 4% 15% Vườn trường, góc sinh vật 11% 37% 52% 48% 33% 19% Quan sát ngoài thiên nhiên 7% 35% 58% 45% 48% 7%

Từ những số liệu ở bảng trên cho thấy, phần lớn GV vẫn quen sử dụng những phương tiện truyền thống như tranh, sơ đồ, sách, báo. Số GV chọn địa điểm ngoài lớp học để dạy học như vườn trường, ngoài thiên nhiên còn ít. Một phần là do tâm lý GV ngại quản HS ngoài lớp học, một phần do nhà trường không cung cấp đủ các điều kiện và kinh phí để thực hiện những giờ học ngoài thiên nhiên.

- Với việc tham khảo ý kiến để lựa chọn phương pháp hoặc hình thức dạy học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT, kết quả thu được ở bảng 1.4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

Bảng 1.4. Phƣơng pháp hoặc hình thức dạy học tích hợp giáo dục BVMT

STT Phƣơng pháp hoặc hình thức dạy học Số phiếu Tỉ lệ %

1 Thuyết trình

17 50,00

2 Sử dụng phim, tranh, ảnh được trang bị sẵn

27 79,41

3 Tổ chức hoạt động nhóm

21 61,76

4 Tham quan ngoại khóa

7 20,59

5 Đưa vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp

10 29,41

6 Phương pháp Seminar

11 32,35

7 Phương pháp đàm thoại

22 64,71

Từ kết quả về sự lựa chọn phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp trong dạy học phần Sinh thái học có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thể thấy sự lựa chọn tập trung ở các phương pháp: thuyết trình, sử dụng phương tiện trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại.

Khi thực hiện vào điều kiện thực tiễn, giáo viên tham gia thực nghiệm có thể kết hợp thêm các phương pháp và hình thức dạy học khác để phù hợp với khả năng và đặc điểm lớp thực nghiệm, cũng như phù hợp với điều kiện khách quan của từng trường cụ thể.

- Về việc điều tra những thuận lợi khi giáo viên thực hiện giáo án phần Sinh thái học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT, kết quả thu được ở bảng 1.5.

38

Bảng 1.5. Thuận lợi của giáo viên

STT Thuận lợi Số phiếu Tỉ lệ %

1 Nội dung phần Sinh thái học có liên quan mật

thiết với kiến thức môi trường 24 70,59

2 Tư liệu về giáo dục môi trường phong phú 15 44,12

3 Học sinh yêu thích môn học 14 41,18

4 Học sinh có quan tâm nhiều đến tình hình môi

trường và biện pháp bảo vệ môi trường 12 35,29

5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên đã được bồi dưỡng về giáo dục môi trường trong đợt bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì

3 8,82

6 Được nhà trường hỗ trợ để thực hiện GDMT 4 11,76 7 Tích hợp giáo dục BVMT là cách liên hệ thực

tế hiệu quả nhất 20 58,82

8 Tích hợp giáo dục BVMT giúp khắc sâu kiến

thức cho học sinh 11 32,35

9

Đưa nội dung giáo dục BVMT vào dạy học phần Sinh thái học giúp tăng hứng thú học tập cho học sinh

21 61,76

Như vậy, đứng trước vấn đề dạy học bằng giáo án có tích hợp nội dung giáo dục BVMT, giáo viên không hề e ngại mà ngược lại, còn cảm thấy có nhiều thuận lợi trước mắt. Đặc biệt, giáo viên thấy được môn học sẽ hứng thú hơn nếu được liên hệ thực tế bằng kiến thức môi trường, giúp tiết học thêm phong phú, sôi nổi và có ý nghĩa hơn. Từ đó, chúng tôi có thể mạnh dạn tiến hành việc tích hợp nội dung GDMT và tin tưởng rằng giáo viên hưởng ứng tích cực vấn đề nghiên cứu này.

- Về vấn đề tìm hiểu những khó khăn mà các giáo viên gặp phải khi thực hiện giảng dạy phần Sinh thái học có tích hợp nội dung giáo dục BVMT, kết quả thu được ở bảng 1.6.

39

Bảng 1.6. Khó khăn của giáo viên khi tích hợp nội dung giáo dục BVMT

STT Khó khăn Số phiếu Tỉ lệ %

1 Chưa được tập huấn về dạy học có tích hợp nội

dung giáo dục BVMT 8 23,53

2 Thời gian một tiết học không cho phép để tích

hợp kiến thức giáo dục BVMT 22 64,70

3 Việc tích hợp kiến thức BVMT làm nặng thêm

bài học 6 17,65

4 Không được hỗ trợ từ phía nhà trường về kinh

phí, tư liệu 13 38,24

5 Học sinh không quan tâm đến vấn đề môi trường 4 11,76 Khó khăn lớn nhất của giáo viên là về vấn đề thời gian. Căn cứ trên kết quả điều tra này, chúng tôi sẽ thiết kế những giáo án có chú ý đến thời gian một cách kỹ lưỡng nhất, không làm nặng thêm kiến thức, giảm bớt được những chi tiết phụ.

Khó khăn thứ lớn thứ hai là về vấn đề kinh phí thực hiện tiết dạy có tích hợp nội dung giáo dục BVMT. Khi liên hệ thực tế, rất cần những phương tiện trực quan, tối thiểu phải là tranh, ảnh, phim minh họa….. việc trang bị những phương tiện này ít nhiều còn tốn kém, trong đề tài này, để khắc phục khó khăn, chúng tôi sẽ soạn những giáo án hoặc hướng dẫn hoạt động có kèm theo tư liệu tranh, ảnh, phim có liên quan để giáo viên sử dụng ngay, và cũng giới thiệu những trang web môi trường để giáo viên tự tham khảo khi cần.

Tín hiệu khả quan nhất trong phần điều tra này là có rất ít ý kiến cho rằng học sinh ít quan tâm đến môi trường, đó cũng là một động lực để chúng tôi hoàn thành các giáo án được mạnh dạn hơn.

- Trong phần điều tra thực trạng này, chúng tôi cũng tham khảo giáo viên về những kiến nghị để giúp công tác giáo dục môi trường hiệu quả hơn. Kết quả ở bảng 1.7.

40

Bảng 1.7. Kiến nghị của giáo viên

STT Kiến nghị Số

phiếu Tỉ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1

Cần có sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu về tư liệu,

kinh phí 19 55,88

2 Cần có giáo án mấu 11 32,35

3

Cần được dự giờ những tiết học có tích hợp

giáo dục BVMT 9 26,47

4

Cần được cung cấp sách, tranh, ảnh, các

phương tiện liên quan đế giáo dục BVMT 17 50,00 5

Cần có nguồn thông tin được cập nhật thường

xuyên 21 61,76

6

Cần có sự phối hợp của tổ chức Đoàn, Thanh

niên trong hoạt động BVMT 16 47,06

7

Cần được sự phối hợp của các phương tiện thông tin đại chúng( báo, đài truyền thanh, truyền hình…)

12 35,29

Kiến nghị khác:

• Cần thay đổi nội dung kiểm tra - đánh giá, bổ sung các câu hỏi về BVMT trong dạy học phần Sinh thái học.

• Cần đưa giáo dục môi trường vào tiêu chí đánh giá thi giáo viên giỏi.

b. Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT trên địa bàn huyện Thanh Oai – Hà Nội.

- Với câu hỏi về “vấn đề được thế giới quan tâm giải quyết cấp bách”, chúng tôi thống kê kết quả ở bảng 1.8.

41

Bảng 1.8. Lựa chọn của học sinh về vấn đề thế giới quan tâm

STT Vấn đề quan tâm Số phiếu Tỉ lệ %

1 Già hóa dân số 30 12

2 Bệnh ung thư 5 2

3 Bảo vệ tài nguyên và môi trường 198 77

4 Xóa mù chữ 24 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 77% học sinh trả lời đúng chứng tỏ đa số học sinh có sự quan tâm đúng đắn về môi trường sống, cập nhật được thông tin của các sự kiện lớn diễn ra trên toàn cầu và có sự khái quát đúng về những vấn đề mà cả thế giới quan tâm.

- Điều tra kết quả tự đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của học sinh thu được kết quả ở bảng 1.9.

Bảng 1.9. Mức độ hiểu biết cuả học sinh về vấn đề môi trƣờng

STT Mức độ hiểu biết Số phiếu Tỉ lệ %

1 Hiểu biết rất rõ 5 2

2 Có hiểu biết 47 18

3 Ít hiểu biết 152 59

4 Không hiểu biết gì 53 21

Tính tổng cho mức độ “ít hiểu biết” và “không hiểu biết gi” về vấn đề môi trường có đến 80%, đây là con số rất đáng lo ngại, các em không biết hoặc không tự tin về những hiểu biết sẵn có của mình đối với vấn đề môi trường. Đây là vấn đề được các em học sinh xem là vấn đề toàn cầu, và có nhiều quan tâm, lại không có hiểu biết về nó. Từ đây, có thể thấy, việc trang bị kiến thức môi trường cho các em là rất cần thiết.

- Với phần điều tra về mức độ ảnh hưởng của các sự kiện được báo đài đưa tin đến học sinh để đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền ý thức giáo dục môi trường, kết quả thu được ở bảng 1.10.

42

Bảng 1.10. Mức độ tác động của các hoạt động về môi trường đến ý thức của học sinh

Các hoạt động

Không

biết Đồng ý Phân vân Phản đối

Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % "Ngày chủ nhật xanh do Trung Ương Đoàn Thanh niên phát động"

0 0 229 89 28 11 0 0

Xuyên Việt vì môi trường 2009 hành trình theo dãy Trường Sơn

82 32 59 23 57 22 59 23 CoopMart - vì môi trường xanh (tặng khách hàng 300.000 túi sử dụng nhiều lần) 10 4 226 88 21 8 0 0 Việc tự nguyện trồng rừng thầy giáo Lê Duy Nguyên (Nghệ An)

200 78 57 22 0 0 0 0

Chuyền tay "khối cầu tập thể chứa các câu chuyện, hành động, giọng nói thôi thúc hoạt động chống biến đổi khí hậu"

39 15 188 73 30 12 0 0

Giờ trái đất 0 0 257 100 0 0 0 0

Ngày không túi nilon (9/9/2009 tại Hội An)

43

Trong bảng xuất hiện một số ý kiến phản đối việc làm vì môi trường có kèm lời giải thích có thể khái quát lại là “không thực tế, hoặc chỉ mang tính hình thức, hoặc khó làm theo nên cho rằng không hiệu quả”.

Từ những số liệu thu được ở bảng trên, có thể thấy, những hoạt động “vì môi trường” nếu được tuyên truyền rộng rãi bởi các phương tiện thông tin đại chúng cũng như được thúc đẩy bởi các ban ngành, đoàn thể như tổ chức Đoàn thanh niên đều mang lại hiệu quả cao.

Những thông tin học sinh biết đều có tác dụng thúc đẩy mối quan tâm

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học lớp 12, Trung học phổ thông (Trang 31)