Xuất nhận diện khách hàng mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược kinh doanh thẻ ATM của ngân hàng NNo&PTNT thành phố Hải Phòng (Trang 27)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP MARKETING TĂNG CƯỜNG HIỆU

3.3.1xuất nhận diện khách hàng mục tiêu:

Theo nghiên cứu của đề tài với nhóm khách hàng có tài khoản của Agribank, chỉ có 85,71% số người có sử dụng tài khoản ATM còn lại họ chưa bao giờ hoặc hiện tại không sử dụng tài khoản ATM(phụ lục 2). Lý do khách hàng có thẻ nhưng không sử dụng là do họ không có nhu cầu hay họ không rõ được tiện ích của các sản phẩm dịch vụ thẻ, do hệ thống ATM thường xuyên lỗi, gây khó chịu cho người sử dụng hoác các giao dịch không thuận tiện, không phù hợp với khách hàng.

Điều tra đối với người sử dụng thẻ ATM, mức độ sử dụng thẻ để giao dịch của khách hàng là rất khác nhau và khá ổn định. Có đến 34,78% người được hỏi chỉ sử dụng thẻ 1 lần/ tháng(phụ lục 2). Từ khi nhà nước có chính sách hạn chế lượng tiền mặt lưu thông, buộc các cơ quan, doanh nghiệp trả lương qua thẻ. Do đó, đa số họ dùng thẻ để nhận lương một lần trong tháng. Bên cạnh đó, 19,75% khách hàng sử dụng thẻ ATM 3 lần/ tuần(phụ lục 2). Đây là những đối tượng khách hàng đã thấy được sự tiện lợi của tài khoản ATM, họ thường xuyên để tiền trong tài khoản và khi nào có nhu cầu sử dụng thì họ thanh toán qua máy hoặc rút tiền để sử dụng. Ngoài ra, một bộ phận lớn các sinh viên ngoại tỉnh sống xa gia đình được gia đình gửi tiền sinh hoạt phí qua tài khoản ATM. Điều này giúp gia đình gửi tiền sinh hoạt cho con em mình một cách nhanh nhất và tiện lợi nhất, an toàn và đặc biệt là không mất phí. Đây

3.3.2 Về sản phẩm, dịch vụ:

Chính sách sản phẩm trước hết phải nhằm mục đích hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ hiện có của ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cường các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn các nhu cầu mới của khách hàng. Các dịch vụ bổ sung này có thể là những dịch vụ tài chính do bản than ngân hàng cung cấp mà cũng có thể là các dịch vụ phi tài chính do ngân hàng lien kết với một số đối tác cung cấp. Mặt khác, dựa trên tính chất của sản phẩm và tính sẵn sàng của hệ thống ATM, trong thời gian tới, ngân hàng cùng các đối tác có thể triển khai sớm các dịch vụ cho khách hàng như: sử dụng thẻ bằng nguồn tiền của tài khoản ngoại tệ và tài khoản tiết kiệm không kì hạn, chuyển từ tài khoản không kì hàn dùng phát hành thẻ sang tài khoản có kì hạn để hưởng lãi suất cao hơn.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, ngân hàng cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm kiếm đối tác để có thể đưa ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn.

3.3.3 Về giá:

Việc ngân hàng không thu phí dịch vụ một số sản phẩm dịch vụ căn bản của ATM trong hệ thống của ngân hàng và các khoản phí mà ngân hàng đưa ra là khá hợp lí. Tuy nhiên để doanh số từ thẻ cao hơn để bù đắp các chi phí cho dịch vụ, ngân hàng cần bám sát theo phương châm thu ít của một khách hàng nhưng nhiều khách hàng sẽ đem lại hiệu quả lớn:

−Thực hiện giảm phí đối với đông đảo cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện phát hành thẻ.

−Phí phát hành thẻ ATM hiện nay không cao nhưng chính sách giảm phí phát hành hấp dẫn hơn cho khách hàng náo giao dịch thường xuyên và có số dư bình quân trên tài khoản trong một khoảng thời gian nào đó đạt ở một mức độ nhất định.

−Thực hiện thu phí phát hành thẻ làm nhiều đợt ( áp dụng đối với cán bộ công nhân viên tỏng các doanh nghiệp sử dụng thẻ để lĩnh lương). Có thể chia nhỏ phí phát hành làm nhiều đợt để tránh ảnh hưởng đến thu nhập vốn ít ỏi của người công nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược kinh doanh thẻ ATM của ngân hàng NNo&PTNT thành phố Hải Phòng (Trang 27)