Các đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket tại công ty cổ phần Sơn Thanh (Trang 62)

- Máy khung đầu tròn Máy cắt tay

3.2. Các đề xuất, kiến nghị

Về hạch toán NVL nhận gia công

Để thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý của kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán nên sử dụng TK 002- Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công để phản ánh toàn bộ quá trình nhận nhập, xuất, tồn NVL do bên thuê gia công đem đến.

TK002 dùng để phản ánh giá trị tài sản, vật tư, hàng hóa của đơn vị khác nhờ doanh nghiệp giữ hộ hoặc gia công, chế biến. Giá trị của vật liệu nhận gia công, chế biến được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật.

Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến, bảo quản tài sản, vật liệu, hàng hóa nhận gia công, chế biến, nhận giữ hộ không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong bảng cân đối kế toán.

Kế toán tài sản, vật tư hàng hóa nhận gia công, chế biến hoặc nhận giữ hộ phải theo dõi chi tiết cho từng loại vật tư, hàng hóa, từng nơi bảo quản và từng người chủ sở

nên khi giao nhận hay trả lại phải có chứng từ của hai bên.

Tài khoản này ghi theo phương pháp ghi đơn cho từng vật liệu. Cụ thể phương pháp ghi chép trên TK 002 như sau:

Khi công ty nhận nguyên vật liệu gia công từ khách hàng, kế toán ghi nhận giá trị vật tư hàng hóa giữ hộ, nhận gia công bằng bút toán sau:

Nợ TK 002: tri giá NVL nhận gia công nhập kho

Khi xuất kho NVL nhận gia công, kế toán ghi giảm giá trị NVL nhận gia công bằng bút toán:

Có TK 002: trị giá vật liệu xuất kho  Về chi phí nhân công trực tiếp

Tiền lương nghỉ phép là một khoản chi phí nhân công trực tiếp. Tại công ty cổ phần Sơn Thanh, CPNCTT là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng CPSX toàn doanh nghiệp, nên việc hạch toán chi phí NCTT chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác kế toán CPSX tại công ty. Hiện nay, công ty chưa trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Vì vậy, nếu những khoản chi phí này phát sinh trong kỳ nào thì làm cho chi phí kỳ đó tăng lên đáng kể. Để đảm bảo việc tính chi phí được chính xác, đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc thận trọng công ty nên tiến hành trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Kế toán sử dụng TK 335- Chi phí phải trả. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 335 là:

trả, số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế, được ghi giảm chi phí. + Bên Có: phản ánh các khoản chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào

CPSX, kinh doanh.

+ Số dư bên Có: phản ánh chi phí phải trả đã tính vào CPSX, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

Việc trích trước lương nghỉ phép cho công nhân được tiến hành như sau: - Hàng tháng, kế toán phải xác định số tiền lương trích trước theo tỷ lệ nhất định:

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Tỷ lệ trích

trước =

Tổng số ngày nghỉ phép thực tế năm trước

Tổng số ngày phép được hưởng theo chế độ x 100% Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm = Tỷ lệ trích trước x Tổng lương cơ bản được nghỉ theo chế độ (năm) Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước của một tháng = Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm 12

trong kỳ Có TK 335

Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622: CPNCTT (nếu số phải trả lớn hơn số trích trước) Nợ TK 335: Chi phí phải trả (số đã trích trước)

Có TK 334: Phải trả người lao động (tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả) Có TK 622: Chi phí NCTT (nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước)

Về CPSXC

Về tính khấu hao TSCĐ

Hiện nay, tất cả các TSCĐ của công ty đều được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, với thời gian sử dụng theo khung thời gian khấu hao TSCĐ theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, trong các phân xưởng sản xuất có các hệ thống máy như máy 1 kim mũi thắt nút, máy 12 kim di động,… có thời gian sử dụng 6 năm nhưng cường độ hoạt động của chúng lại rất lớn. Vì vậy, phương pháp khấu hao đường thẳng đối với những TSCĐ trên như hiện nay là không phù hợp. Hơn nữa công nghệ thì ngày càng tiên tiến nên hệ thống máy mới ra đời luôn có những tính năng ưu việt, cho năng suất lao động cao hơn. Do đó, để đảm bảo thu hồi vốn nhanh nhằm đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất là rất cần thiết. Theo em, công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần để trích khấu hao đối với hệ thống máy may ở các phân xưởng. Theo phương pháp này, số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau:

MKi = Gdi x Tkh Trong đó:

Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i i : Thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ (i = 1,n) Tkh : Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ Tkh = Tk x Hs

Trong đó:

Tk : Tỷ lệ khấu hao tuyến tính Tk = 1/số năm sử dụng

Hs : hệ số điều chỉnh

Hs = 1,5 Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 1 đến 4 năm Hs = 2 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm Hs = 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm.

Trong những năm cuối khi mức khấu hao năm xác định theo mức khấu hao giảm dần bằng hoặc thấp hơn giá trị trung bình tính bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại, thì kể từ năm đó, mức khấu hao được tính bằng giá trị trung bình kể trên.

Ứng dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán của công ty

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc áp dụng máy vi tính vào công việc kế toán dang trở nên rất phổ biến ở nước ta, nhờ có máy vi tính mà khối lượng ghi chép của con người được giảm bớt 90%, đồng thời nó cũng giúp cho việc tính toán được nhanh chóng, chính xác hơn, đặc biệt là sự lưu trữ dữ liệu với một khối lượng khổng lồ. Ở công ty cổ phần Sơn Thanh hiện nay cũng áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán, song vẫn còn nhiều khâu tiến hành kế toán thủ công. Theo em, công ty nên sử

nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công việc.

Tăng cường công tác kế toán quản trị CPSX

Kế toán quản trị rất cần thiết cho quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp vì nó cung cấp thông tin để ra quyết định về hoạch định giá thành định mức, kế hoạch về chi phí định mức… Trong quản lí, việc lập ra kế hoạch chưa đủ mà quan trọng hơn là cần những thông tin có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch. Kế toán quản trị giúp cho chức năng kiểm tra bằng cách thiết kế nên các báo cáo dạng so sánh. Các nhà quản trị sử dụng báo cáo đó để kiểm tra, đánh giá trong các lĩnh vực mà học quan tâm để xem xét và điều chỉnh thực hiện mục tiêu đề ra.

Mục đích của kế toán quản trị chi phí là phải tính toán được chi phí sản xuất của từng phân xưởng, từng loại sản phẩm… Phân tích tình hình thực hiện mục tiêu thực tế so với kế hoạch, từ đó tập hợp các dữ liệu cần thiết để dự kiến phương hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Như vậy kế toán quản trị đối với kế toán chi phí sản xuất bao gồm các công việc sau:

- Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm may mặc, lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm may mặc, phương pháp phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm may mặc theo mục tiêu quản trị.

- Xây dựng định mức và lập dự toán CPSX sản phẩm may mặc.

- Mở rộng hệ thống sổ kế toán chi tiết để thu thập thông tin chi tiết về CPSX sản phẩm may mặc.

- Cung cấp thông tin để lập báo cáo quản trị (như báo cáo sản xuất theo phân xưởng, báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí…)

Vì chỉ tập chung vào nghiên cứu kế toán CPSX sản phẩm may mặc, không nghiên cứu về giá thành nên sau đây em xin trình bày báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh dạng số dư đảm phí trong kỳ của công ty:

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho đơn vị sản Phẩm Doanh thu g.x G Biến phí b.x B Số dư đảm phí (g-b)x g-b Định phí A

Lãi thuần (g-b)x-A

Trong đó:

- g :là đơn giá sản phẩm

- x: là số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc bàn giao cho khách hàng Khi đó, gx là doanh thu của loại sản phẩm đó

- b: là biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm, là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của số lượng sản phẩm. Số lượng sản phẩm được sản xuất ra càng nhiều thì khoản chi phí này càng lớn.

Việc xác định biến phí cho một đơn vị sản phẩm công ty hoàn thành có thể thực hiện được vì dụa trên cơ sở việc sản xuất thử của phòng kế hoạch định ra được mức nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đồng thời tính ra được số giây để hoàn thành sản phẩm nên sẽ tính ra được chi phí nhân công và xây dựng định mức chi phí cho một số khoản chi phi khác.

- A: là định phí, là khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi số lượng sản phẩm sản xuất ra trong phạm vi phù hợp. Đây là chi phí cố định mà công ty phải bỏ ra kể cả trong trường hợp công ty có sản xuất ra sản phẩm hay không. Ví dụ: chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc…

bộ biến phí . Vì định phí cố định nên số dư đảm phí của sản phẩm càng lớn thì lãi thuần mà sản phẩm đó mang lại càng cao.

Do đó có thể dựa vào chỉ tiêu này để xác định mặt hàng chủ đạo trong sản xuất của công ty, cũng như việc lựa chọn các hợp đồng, đơn dặt hàng tốt nhất.

Ví dụ: có 2 hợp đồng sản xuất gia công như sau:

HĐ 1: Sản xuất áo sơ mi đơn giá gia công là 16000 đồng, số lượng là 1000.000 chiếc HĐ 2: Sản xuất áo khoác đơn giá gia công 20.000, số lượng 700.000 chiếc

Sau khi xem xét các hợp đồng phòng kỹ thuật dự kiến có b1 = 9000, b2=12000, thời gian sản xuất một áo khoác nhiều hơn thời gian sản xuất 1 áo sơ mi nên thời gian sản xuất 700.000 áo khoác tương đương thời gian sản xuất 1000.000 áo sơ mi. Định phí sản xuất 2 hợp đồng là như nhau vì nếu chọn một trong hai hợp đồng thì đều tiến hành sản xuất trong các phân xưởng như nhau.

Dựa vào thông số trên có thể lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí dự kiến như sau: Đơn vị: 1000đ

Chỉ tiêu Sản phẩm áo sơ mi Sản phẩm áo khoác

Tiền Đơn vị Tiền Đơn vị

Doanh thu 16.000.000 16 14.000.000 14

Biến phí 9.000.000 9 8.400.000 8.4

Số dư đảm phí 7.000.000 7 5.600.000 5.6

Định phí 5.000.000 5000.000

Lãi thuần 2.000.000 600.000

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên, nhà quản trị sẽ dễ dàng ra quyết định lựa chọn hợp đồng gia công áo sơ mi (hợp đồng 1)

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket tại công ty cổ phần Sơn Thanh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w