Đưa câu chuyện về gần với độc giả

Một phần của tài liệu SỔ TAY DÀNH CHO PHÓNG VIÊN TRẺ VIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG (Trang 47 - 48)

Theo quy luật tự nhiên, độc giả có xu hướng thích đọc thông tin nào gần gũi và ảnh hưởng trực tiếp đến họ và nơi họ sống hơn là một câu chuyện quan trọng nhưng ở quá xa hoặc khó hiểu. Trong quá trình viết về môi trường, bạn sẽ gặp tình huống này khá thường xuyên, nhất là khi viết về những vấn đề khô khan mang tính kỹ thuật hoặc chính sách pháp luật.

Môi trường luôn là đề tài hấp dẫn báo chí

điều tra

PanNature tổ chức điền dã báo chí dành cho các bạn sinh viên năm cuối tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định (Ảnh: PanNature)

Với những “ca khó” này, bạn cần tự chất vấn mình bằng những câu hỏi “Vậy nó có ý nghĩa gì?”, “Thế thì sao?”. Nếu tự mình trả lời được một cách rõ ràng nghĩa là bạn đã có thể đưa câu chuyện về gần với độc giả hơn.

Các nhà báo có kinh nghiệm đã xử lý rất khéo léo những “ca khó” tương tự. Thay vì đề cập trực tiếp những vấn đề vĩ mô hay phức tạp khó hiểu, họ rút ra thông điệp từ những câu chuyện, những nhân vật cụ thể. Để làm được điều này, trước hết, người viết phải thực sự hiểu được bản chất của vấn đề.

Trong cuốn “Mười lời khuyên thực tế cho phóng viên môi trường”,

Tác giả Peter Nelson khuyên các phóng viên môi trường hai điều đơn giản nhưng cần thực hành thường xuyên, thứ nhất phải nhớ tới độc giả của mình, thứ hai nên đặt câu hỏi. Ông viết:

“Khi phóng viên mang độc giả trong đầu, họ thấy phải viết rõ ràng hơn và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan để làm bài viết có nghĩa. Có nhà báo biện hộ rằng họ chỉ viết cho lượng độc giả giới hạn là các chuyên gia và phần lớn người ta không chú ý đến tin môi môi trường. Tôi không đồng ý. Mọi người đều quan tâm đến môi trường”.

Một phần của tài liệu SỔ TAY DÀNH CHO PHÓNG VIÊN TRẺ VIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG (Trang 47 - 48)