quản lý, thực hiện các dịch vụ công về môi trường.
Theo hệ thống ngành dọc, dưới Bộ Tài nguyên và Môi trường có các Sở Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh). Đây là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, nhưng đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong Sở Tài nguyên và Môi trường có Chi cục Bảo vệ Môi trường, là đơn vị giúp giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường trong phạm vi toàn tỉnh.
Dưới Sở Tài nguyên và Môi trường có Phòng Tài nguyên và Môi trường (cấp huyện) và cán bộ địa chính kiêm quản lý môi trường hoặc chuyên trách về môi trường (cấp xã).
Bên cạnh Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều Bộ, ngành khác cũng có cơ quan chuyên trách việc quản lý nhà nước về môi
Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường về môi trường
trường trong lĩnh vực chuyên môn. Thậm chí, nhiều Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Ban quản lý các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn cũng thành lập các phòng, ban về môi trường hoặc có cán bộ chuyên trách.
Đáng lưu ý, ngày 29/11/2006, Bộ Công an đã thành lập Cục Cảnh sát môi trường (nay là Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường) với chức năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường.
Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường hiện vẫn đang tiếp tục được kiện toàn nhằm khắc phục các điểm yếu như: thiếu phân định rõ ràng về chức năng; sự phối hợp liên ngành giữa Trung ương và địa phương còn yếu; thiếu cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm v.v.
Hiểu về hệ thống ngành dọc và ngành ngang trong quản lý nhà nước về môi trường giúp bạn tiếp cận với đúng đối tượng cần gặp và hỏi đúng điều cần giải đáp. Trên thực tế, không ít trường hợp phóng viên, do không nắm rõ hệ thống quản lý về môi trường ở các cấp, đặc biệt là cấp địa phương nên khá lúng túng khi tác nghiệp hoặc bị từ chối phỏng vấn.
Mách nhỏ phóng viên: