cư bắt buộc, Chính sách về Dân tộc bản địa và Chính sách Môi trường.
và xã hội7, chính sách bảo trợ xã hội8 và yêu cầu nhà đầu tư phải tuân thủ chặt chẽ. Đây là những công cụ mà phóng viên hoàn toàn có thể khai thác cho các bài viết của mình khi viết về tác động của các dự án phát triển. Để sử dụng được chúng, bạn cần dành thời gian nghiên cứu và có thể phải nhờ đến chuyên gia.
• Cân bằng mảng “xanh” và mảng “nâu”
Thông thường phóng viên có xu hướng phản ánh các vấn đề tiêu cực về môi trường nhiều hơn là tích cực và thường vào cuộc khi hậu quả môi trường đã lộ rõ. Điều này dễ dàng hơn cho người viết, tuy nhiên, việc đưa thông tin thiên về tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt lên độc giả, khiến họ mất lòng tin và có cảm giác vấn đề môi trường ở đâu cũng ô nhiễm và bế tắc, tài nguyên ở đâu cũng bị tàn phá. Bản thân phóng viên nếu viết nhiều về tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng. Bạn nên chú ý những khía cạnh tích cực của môi trường để phản ánh nhiều hơn, cân bằng giữa “mảng xanh” và “mảng nâu”.
Viết về giải pháp có nhiều hướng khai thác thông tin, chẳng hạn sử dụng ý kiến của các chuyên gia, tìm kiểm mô hình thành công hoặc bài học kinh nghiệm tương tự ở trong nước hoặc nước ngoài. Bạn cũng nên lưu ý các tổ chức hoạt động xã hội và vận động chính sách bởi họ tiếp cận với những sáng kiến, trào lưu tân tiến từ thế giới khá sớm và thường có những đề xuất mạnh dạn. Trong thời đại công nghệ này, bạn cũng có thể tìm đến “đám đông” để tìm kiếm ý tưởng và giải pháp cho vấn đề mình theo đuổi bằng cách đưa lên các diễn đàn, mạng lưới trực tuyến hoặc các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Twitter v.v. mặc dù việc này cũng có tính may rủi như “câu cá”.