Dự báo triển vọng hiệu quả cho vay DNVVN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nộ

Một phần của tài liệu hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 43)

Bảng 3.4.4 Thu nhập từ lãi cho vay DNVVN Đơn vị: tỷ đồng

4.2.1. Dự báo triển vọng hiệu quả cho vay DNVVN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nộ

Thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội

Tháng 2/2011, chính phủ ban hành Nghị quyết 11 kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện nghị quyết này, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, song song với kiểm soát mức tăng tín dụng năm 2011 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây ( tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%) mục tiêu còn lại là tập trung tín dụng vào phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên việc tiếp cận của DNVVN với nguồn vốn tín dụng ngân hàng là rất khó khăn do các ngân

hàng sẽ thận trọng trong hoạt động tín dụng, thực hiện sàng lọc khách hàng tốt mà đại đa số các DNVVN lại khó có thể đáp ứng được các tiêu chí ngân hàng đưa ra

Nếu tiếp cận được vốn thì lãi suất hiện nay đang ở mức quá sức chịu đựng so với DNVVN. Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động 14% /năm ( đã bao gồm cả khuyến mại và quà tặng). Tuy nhiên, sau một thời gian tuân thủ quyết định nhiều NHTM đang tạo nên một cuộc đua tăng lãi suất huy động VND, với lãi suất quanh mức 18%/năm, thậm chí lên tới 20%/năm tuy theo lượng tiền và kỳ hạn gửi. Và một khi lãi suất đầu vào tăng cao thì lãi suất đầu ra được ngân hàng nâng lên mức 21- 27%/năm là điều dễ hiểu. Lãi suất này làm cho hầu hết doanh nghiệp thực hiện "án binh bất động", co cụm sản xuất để bảo toàn hoạt động hơn là đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Đó cũng là lý do khiến cho số lượng đăng ký thành lập doanh nghiệp mới đầu năm 2011 trên cả nước suy giảm. Còn theo cơ quan thuế thì tổng số tiền nợ thuế của cac doanh nghiệp lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Hiện nay, các DNVVN còn đối mặt với việc tăng giá xăng, giá điện, giá nhân công, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào tăng chưa từng thấy và phổ biến ở mức từ 20 - 30%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 3 tháng đầu năm nay tăng gần 13,5% so với cùng kỳ năm trước chính điều này làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

Tỷ lệ lạm phát cao và liên tục tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN. Và điều này cũng gây rủi ro cho ngân hàng do khả năng vỡ nợ của khách hàng là lớn, bên cạnh đó Chính phủ lại thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt nên việc mở rộng quy mô cho vay DNVVN của ngân hàng trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w