Theo kết quả điều tra thực tế tại Công Ty Cổ phần Tập Đoàn IDC cho thấy vấn đề triển khai chiến lược kinh doanh đã được tiến hành và nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo và các phòng ban, tuy nhiên công tác này thực hiện chưa có tính hệ thống và kết quả thì chưa rõ ràng.
Theo ý kiến Ông: Nguyễn Kiên Cường- Tổng Giám Đốc công ty
Công tác triển khai chiến lược kinh doanh của công ty còn gặp nhiều vướng mắc như:Việc tổ chức thu thập xử lý thông tin môi trường kinh doanh còn hạn chế, đánh giá các điều kiện môi trường chưa được đầy đủ, tính dự báo còn thấp.Tiếp đến, các phương hướng, mục tiêu, giải pháp và kế hoạch thực hiện chiến lược kinh doanh thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, các đơn vị trực thuộc công ty. Dẫn đến một số chiến lược kinh doanh của công ty chưa được thực hiện một cách thông nhất đồng bộ. Hơn nữa, nguồn lực phân bổ chưa được đảm bảo, trình độ phân viên trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế, nguồn vốn hạn chế.
* Thời cơ, thách thức của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn IDC
Qua điều tra trắc nghiệm ta có biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Thời cơ, thách thức của công ty
(Nguồn: Tác giả) Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Việt Nam gia nhập WTO với 30% đây được coi là thời cơ thuận lợi nhất để công ty phát huy những điểm mạnh nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tiếp đến là thời cơ tình hình chính trị, xã hội Việt Nam ổn định và nền kinh
tế Việt Nam tăng trưởng cao với 20%; yếu tố cuối cùng là sự phát triển khoa học công nghệ với 10%. Những thời cơ phản ảnh những biến động của môi trường kinh doanh có lợi cho công ty trong quá trình triển khai chiến lược kinh doanh.
Mặt khác, nhìn vào kết quả tổng hợp ta thấy: Cường độ canh tranh ngày càng khốc liệt cùng với yếu tố tăng cường các quy định pháp lý của chính phủ đều chiếm 10% là những thách thức mà công ty đang phải đối mặt.
*Điểm mạnh, điểm yếu của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn IDC
Qua điều tra trắc nghiệm ta có biểu đồ:
Biểu đồ 3.2: Điểm mạnh, điểm yếu của công ty
(Nguồn: Tác giả) Nhìn vào biểu đồ ta thấy: mặt mạnh của công ty trong việc hiện chiến lược kinh doanh là chất lượng và sản phẩm/dịch vụ chiếm 20%; kênh phân phối rộng,mối quạn hệ với nhà phân phối cũng chiếm 20% và tiếp đến là công tác truyền thông, xúc tiến; vị thế uy tín trên thị trường chiếm 10%. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại mặt hạn chế là trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực chưa đảm bảo, còn thiếu kinh nghiệm.
* Thực trạng đối thủ cạnh tranh
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn IDC với thương hiệu đã được khẳng định và chấp nhận rộng rãi trên thị trường. Một thương hiệu thu hút được đông đảo người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó việc xuất hiện một lực lượng khá đông đảo các nhà kinh doanh trong ngành dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Do đó qua điều tra ta có biểu đồ:
Biểu đồ 3.3: Đối thủ cạnh tranh của công ty
(Nguồn: Tác giả) Nhìn vào biểu đồ ta thấy đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là công ty tư nhân chiếm 50%, tiếp đến là tư thương chiếm 30% và cuối cùng là doanh nghiệp nước ngoài chiếm 20%.
Theo ý kiến của Ông Nguyễn Kiên Cường- Tổng Giám Đốc thì: đây là các đối thủ cạnh tranh mạnh chiếm thị phần lớn trên thị trường. Vì vậy công ty đã đang có những chiến lược hiệu quả nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho công ty, giúp công ty khẳng định thương hiệu ở trong nước và tiếp đến là thị trường quốc tế
Bên cạnh đó, quá trình triển khai chiến lược có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của công ty. Qua điều tra ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của công ty
(Nguồn: Tác giả) Nhìn vào kết quả tổng hợp trên ta thấy tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng đến chiến lược phát triển, sự thành công của doanh nghiệp trong đó yếu tố chất lượng
sản phẩm và chất lượng nguồn lực ảnh hưởng lớn cùng với 30%, tiếp đến là mặt hàng kinh doanh và giá sản phẩm với 20%.