Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đều phải không ngừng vươn lên, không ngừng đổi mới phương thức tổ chức quản lý, phương thức hoạt động kinh doanh. Xét trên một khía cạnh nào đó, tăng doanh thu cũng đồng nghĩa với tăng lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng luôn tìm mọi biện pháp để tăng doanh thu.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Ánh Sáng, dựa trên tình hình thực tế cũng như với kiến thức đã được học, em nhận thấy để khắc phục những mặt hạn chế doanh nghiệp cần phải đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu, giúp doanh
thu tăng cao và ổn định qua các năm. Để thực hiện được giải pháp tăng doanh thu em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dưới đây.
1. Container hóa
Như chúng ta đều biết, vận tải hay nói đúng hơn là quá trình vận tải luôn luôn được cải tiến và hoàn thiện. Mục đích chủ yếu của tiến bộ kỹ thuật và tổ chức quản lý trong vận tải là rút ngắn thời gian chuyên chở, đảm bảo an toàn cho đối tượng chuyên chở và giảm chi phí tới mức thấp nhất. Vì vây, với đặc trưng kích thước tiêu chuẩn, dùng được nhiều lần, và sức chở lớn Container đã thỏa mãn được các yêu cầu trên. Tuy nhiên, tiến hành container hóa doanh nghiệp cần quan tâm đến cả yếu tố tài chính của công ty. Doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý để trang bị thêm tàu vận chuyển container. Mặt khác, hiện nay các cảng container không nhiều mà chủ yếu là các cảng nhỏ hẹp thô sơ. Chính vì thế, công ty cần liên hệ với các cảng thuận lợi với tàu container để việc chuyên chở đạt hiệu quả cao nhất.
2. Đầu tư đổi mới công nghệ
Đối với lĩnh vực vận tải biển, doanh nghiệp nên thay thế những tàu cũ bằng những tàu mới hiện đại hơn nhằm nâng cao năng suất hơn nữa. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thuê thêm các tàu bên ngoài vừa thỏa mãn nhu cầu chuyên chở hàng hóa cho khách lại không phải bỏ ra một khoản tiền lớn.
Đối với lĩnh vực sửa chữa sản phẩm cơ khí,doanh nghiệp nên đầu tư các máy móc công cụ sửa chữa hiện đại hơn nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.
3. Nâng cao chất lượng nguồn lực
Vấn đề nguồn nhân lực, cụ thể là đội ngũ chuyên viên sỹ quan có kinh nghiệm và chuyên môn cho ngành vận tải biển đang làm đau đầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp nên có kế hoạch đào tạo huấn luyện các chuyên viên sỹ quan nhằm nâng cao tay nghề nghiệp vụ cho họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có mức lương hợp lý để có thể duy trì đội ngũ thuyền trưởng và thủy thủ có kinh nghiệm trong thời gian dài. Hiện nay, để đào tạo một thuyền trưởng phải mất ít nhất 5 năm. Thời gian đó không phải quá dài nhưng cũng ảnh
hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, ngoài giải pháp đào tạo doanh nghiệp có thể thuê thêm các thuyền trưởng bên ngoài để giải quyết khó khăn trước mắt.
4. Xây dựng website bán hàng trực tuyến
Ngày nay công nghệ thông tin rất phát triển, đa số người dân đều biết sử dụng các công cụ như: máy tính, điện thoại,... để truy cập thông tin qua mạng. Bởi lẽ lợi ích mà Internet mang lại là vô cùng lớn. Vì vậy, công ty nên xây dựng, quản lý và phát triển tốt website của công ty. Đây là công cụ hữu hiệu để quảng bá thương hiệu, hình ảnh của công ty, góp phần thu hút sự quan tâm của khách hàng đến công ty.
5. Xây dựng bộ phận marketing và tổ chức nghiên cứu thị trường
Mở rộng phát triển thị trường là mục tiêu đặt ra đối với công ty nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Để thâm nhập và mở rộng được thị trường, một trong những giải pháp chính là tăng cường hoạt động Marketing và đảm bảo cho hoạt động này có hiệu quả. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào nhanh nhạy trong khâu tìm kiếm thông tin về thị trường từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Doanh nghiệp nên xây dựng bộ phận Marketing riêng chuyên nghiên cứu thị trường, tiềm năng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ của công ty, giá cước đưa ra đáp ứng mong đợi của khách hàng, hình ảnh của công ty trong nhận thức của khách hàng, so sánh của khách hàng với công ty và đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, đội ngũ tốt nghiệp chuyên ngành Marketing ở nước ta khá nhiều, họ có trình độ và chuyên môn khá cao vì các trường đại học kinh tế ở nước ta đào tạo khá sâu về ngành này. Doanh nghiệp nên tuyển dụng nguồn nhân lực này và đào tạo thêm.
6. Tổ chức công tác thống kê phân tích và dự báo doanh thu
Phân tích thống kê tình hình doanh thu giúp cho nhà quản lý trong doanh nghiệp nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan kết quả kinh doanh của công ty,nhận thức được những ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và
thách thức. Cụ thể, qua quá trình phân tích thống kế doanh thu, ta thấy được mức độ hoàn thành và xu hướng biến động của doanh thu qua các năm của công ty. Mặt khác, qua đó ta cũng thấy được những nhân tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng tới doanh thu từ đó giúp cho nhà quản lý có cái nhìn khái quát tổng thể để đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Chính vì vậy, trong thời gian tới doanh nghiệp nên có chú trọng hơn nữa công tác thống kê phân tích doanh thu. Doanh nghiệp cần có sự phân công hợp lý những cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực này. Ngoài ra, việc phân tích thống kê doanh thu cần tiến hành thường xuyên để đem lại những kết quả có độ chính xác cao.
Về dự báo doanh thu, Công ty có thể căn cứ vào đặc điểm hoạt động của mình để lựa chọn phương pháp dự báo doanh thu phù hợp. Qua quá trình vận dụng phân tích ở trên, em nhận thấy phương pháp dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình có kết quả khá phù hợp với Công ty. Vì vậy Công ty có thể vận dụng phương pháp này để dự báo thống kê doanh thu, làm căn cứ cho xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty.