- Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng vật tư, hàng hoá và khả năng giảm giá của từng thứ vật tư, hàng hoá để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 632 –giá vốn hàng bán, đồng thời đối ứng Có TK 159 -Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối niên độ kế toán năm sau, tiếp tục tính toán mức cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm tiếp theo. Sau đó sẽ so sánh với số dự phòng đã lập cuối kỳ kế toán của năm trước.
Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán ghi: Nợ TK 632 -Giá vốn hàng bán, đối ứng ghi Có TK 159 -Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi: Nợ TK 159 -Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đồng thời đối ứng Có 632 - Giá vốn hàng bán
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU Trong bài khóa luận này em chọn công trình xây dựng Nhà Văn hóa xã Diễn Trong bài khóa luận này em chọn công trình xây dựng Nhà Văn hóa xã Diễn Thịnh do công ty đứng thầu để tìm hiểu thực trạng và những vấn đề tồn tại của kế toán NLVL tại công ty, từ đó đưa ra giải pháp giải quyết
2.1. Tổng quan về tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán nguyên liệu, vật liệu. liệu.
2.1.1. Tổng quan tình hình kế toán nguyên liệu, vật liệu2.1.1.1. Phân loại nguyên liệu, vật liệu. 2.1.1.1. Phân loại nguyên liệu, vật liệu.
Ta biết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp nói chung , và nguyên vật liệu trong công ty cổ phần xây dựng Dân dụng và phát triển giao thông Nghệ An nói riêng rất đa dạng và phong phú , NLVL dùng trong xây lắp cũng rất đa dạng nhiều loại, số lượng mỗi loại cũng rất lớn, mỗi loại NLVL có nội dung kinh tế và chức năng riêng vì vậy để quản lý và hạch toán chính xác thì phải tiến hành phân loại NLVL một cách khoa học và hợp lý , NLVL trong Công ty Cổ phần xây dựng dân dụng và phát triển giao thông Nghệ An được phân loại như sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Ta biết rằng NLVL chính là những vật liệu chủ yếu trong doanh
nghiệp cấu thành nên sản phẩm xây lắp như: sắt thép, xi măng, cát, đá, gạch, ngói,
Đá bao gồm đá 1*2, đá 4*6, đá hộc, đá mạt,…mỗi loại đá có công dụng khác nhau trong quá trình thi công xây dựng.
+ Nguyên vật liệu phụ: Có tác dụng phụ trợ trong quá trình thi công các công trình,
cùng với nguyên vật liệu chính tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh thường là sơn các loại, các linh kiện dân dụng, dây cáp điện, cầu thang, lan can, đồ trang trí
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Giàn giáo, lưới sàng, máy trộn bê tông, cát sỏi…
+ Nhiên liệu: xăng, dầu
+ Phế liệu bao gồm: thép rỉ, các vật liệu hỏng…đã hết giá trị sử dụng.
2.1.1.2. Tính giá nguyên liệu, vật liệua, Tính giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho a, Tính giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho
Doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu nhập kho theo giá thực tế, nguyên vật liệu chủ yếu là do mua ngoài, với số lượng lớn, giá trị cao nên việc thu mua nguyên
vật liệu thường theo hợp đồng dưới sự kiểm tra, theo dõi, giám sát trực tiếp của thủ kho và bộ phận cung ứng, giá nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá trên hợp đồng hoặc giá ghi trên hóa đơn.
- Giá thực tế của NLVL mua ngoài được xác định theo công thức
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vì vậy giá ghi trên hóa đơn hay hợp đồng là giá chưa có thuế GTGT.
Ví dụ ( VD): Ngày 11/ 01/ 2012 Công ty mua đá 1*2 của Công ty khai thác tài nguyên An Phú để phục vụ xây dựng công trình nhà văn hóa xã Diễn Thịnh với số lượng 28m3 đơn giá mua chưa có thuế là 148.500 đồng/m3, thuế suất thuế GTGT 10%.
Vậy giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là: 28 x 148.500= 4.158.000 đồng - Giá thực tế của phế liệu thu hồi
Phế liệu thu hồi được sắt, thép công ty thường đem thanh lý cho các đại lý thu mua phế liệu, giá ghi sổ được phản ánh theo giá tại thời điểm bán.
Nếu nhập kho để tái sử dụng thì kế toán hạch toán theo một giá ước tính được quy định trước ngay từ đầu kỳ
VD: Ngày 15/ 02/ 2012 sau khi hoàn thành bàn giao công trình Trường tiểu học Diễn An, công ty thu hồi được một lượng sắt, thép vụn với khối lượng một tấn với giá bán 9.000 đồng / 1kg.
Giá thực tế của phế liệu thu hồi = 1.000 x 9.000 = 9.000.000 ( đồng)