Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Kim loại Mầu Châu Á (Trang 60)

- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Kim loại Mầu Châ uÁ năm 2012 và 2013.

3.1.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Cùng với những thành công còn có những hạn chế tồn tại.

 Về vốn cố định.

- Quản lí sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả nhất, chưa khai thác hết công suất, một số máy móc chưa được bảo dưỡng đúng yêu cầu kĩ thuật. Thời tiết thất thường mưa nắng nên các máy móc để ngoài trời đẽ bị hư hỏng, giảm giá trị…

- Vốn cố định của công ty có xu hướng tăng nhưng hiệu quả không cao, biểu hiện qua việc hệ số doanh thu/ vốn cố định ngày càng giảm, trong năm 2013 hệ số này giảm 3,11% so với năm 2012. Sức sinh lời của TSCĐ có tăng lên nhưng mức tăng là chưa cao, ở mức 16,33%.

- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, các tháng sử dụng trích khấu hao bằng nhau, tuy nhiên trong những khoảng thời gian khác nhau thì những máy móc thiết bị không được sử dụng giống nhau, Ngoài ra còn bị hao mòn vô hình.

- Có những tài sản cố định dù đã cũ hoặc sắp hỏng, tuy nhiên do chưa có điều kiện nên công ty chưa thay thế, hoặc chưa sửa chữa, đôi khi gây sự trì trệ trong công việc do không có máy móc để sử dụng.

- Các khoản phải thu cũng của công ty vẫn còn trong khi công ty đang thiếu vốn để đầu tư, một số khoản phải thu là khó đòi, có những khách hàng còn chậm trả, gây ứ đọng vốn dẫn đến sự khó khăn trong thu hồi vốn với công ty, làm thời gian hoàn vốn bị kéo dài.

- Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2013 kém hơn năm 2012, khả năng tạo doanh thu từ TSCĐ giảm 2,07%, hệ số sinh lời vẫn còn thấp chỉ ở mức 0,114.. có thể do chi phí quản lí còn quá cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm chi phí này trong những năm tiếp theo.

- Đôi khi công ty còn phải chấp nhận vay vốn với lãi suất cao do thiếu vốn… - Chi phí quản lí doanh nghiệp còn cao…

 Về vốn lưu động :

- Năm 2013 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng 2,35% cho thấy công ty cần tìm các nguồn tài trợ cho vốn lưu động đa dạng hơn nữa trong kì kinh doanh tới, nếu không sẽ thiếu vốn trầm trọng dẫn đến đình trệ sản xuất.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thị Thư

- Số ngày chu chuyển của vốn lưu động tăng lên từ 30,85 ngày năm 2012 lên 31,41 ngày trong năm 2013 chứng tỏ công ty chưa thật sự nhạy bén cao trong sử dụng vốn lưu động.

- Khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có xu hướng giảm đi, với mức giảm 43,04% trong năm 2013 so với năm 2012, điều này có thể gây nên sự mất uy tín của công ty đối với khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng vay nợ hay tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như tài trợ vốn của công ty.

 Nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, sự mở cửa thị trường tạo nên sự cạnh tranh của các công ty cùng lĩnh vực ở trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt.

- Có những máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng công ty vẫn chưa đầu tư mới hoặc còn sử dụng nên đôi khi làm hiệu quả hoạt động thấp do máy móc đã cũ, lạc hậu.

- Chi phí quản lí của doanh nghiệp còn quá cao làm giá thành sản phẩm của công ty cao, khó khăn hơn trong cạnh tranh.

- Do tình trạng thiếu vốn, công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng để tài trợ kinh doanh của mình, mà lãi suất ngân hàng cũng tốn một khoản tiền lãi khá lớn, nó làm giảm lợi nhuận của công ty làm công ty mất nhiều cơ hội đầu tư và các lĩnh vực khác.

- Do sự quản lí và điều phối vốn lưu động của công ty là chưa thật sự tốt.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Kimloại Mầu Châu Á

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Kim loại Mầu Châu Á (Trang 60)