- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Kim loại Mầu Châ uÁ năm 2012 và 2013.
2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc sử dụng vốn kinh doanh ở công ty
2.1.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan
Các nhân tố môi trường bên ngoài công ty có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh như tình hình lạm phát, tình hình nguyên vật liệu đầu vào, tình hình lãi suất tín dụng…
• Thuận lợi:
Chính sách quản lí vĩ mô của nhà nước.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và trong công ty nói riêng đều chịu chung sự quản lí của nhà nước. Nhà nước tạo hành lang pháp lí, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp hoạt động, để bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, thời gian vừa qua nhà nước đã có một số chính sách nhằm ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, giúp cho họ yên tâm khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thị Thư
- Để duy trì sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm việc làm, Chính phủ đã có quyết định dùng một phần lớn số tiền trích từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ lãi suất cho một số đối tượng doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại.
- Từ 1/1/2009, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ chính thức hạ xuống còn 25%. Thuế TNDN giảm xuống làm giảm chi phí mà các DN phải trả cho nhà nước, tạo điều kiện làm tăng lợi nhuận sau thuế, các cổ đông sẽ được trả cổ tức cao hơn.
- Chúng ta đã phải chứng kiến những cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, tỷ giá VND-USD đã có lúc tăng cao kỷ lục và doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất vì không tiếp cận được vốn…Nhưng Nhà Nước đã thực hiện chính sách tiền tệ để góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo sự ổn định cần thiết trên thị trường tiền tệ.
Khó khăn:
Sự biến động và các rủi ro từ nền kinh tế.
Các công ty khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì sẽ chịu ảnh hưởng, tác động nhiều từ nền kinh tế. Khi nền kinh tế có sự biến động công ty không kịp nắm bắt và điều chỉnh lại giá trị của các loại tài sản sẽ làm vốn kinh doanh giảm dần không nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Tình hình lạm phát:
Một vài năm gần đây lạm phát thường xảy ra làm cho lãi suất tăng, công ty phải vay tiền với lãi suất cao, dẫn đến việc thiếu vốn đầu tư và sự tăng trưởng của công ty bị chậm lại do không có vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư kinh doanh. Huy động vốn của công ty gặp nhiều khó khăn, chi phí vốn tăng, lợi nhuận giảm.
Lạm phát khiến cho chi phí đầu vào tăng cao khiến công ty khiến công ty đã phải thực hiện các chính sách nhằm giữ giá hoặc có tăng nhưng tăng ít để có thể cạnh tranh với các công ty khác cùng loại trên thị trường.
Tình hình nguyên vật liệu đầu vào:
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tạo nên giá thành của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao và ngược lại.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thị Thư
Như chúng ta đã biết giá nguyên vật liệu quặng kim loại trong những năm qua cũng thay đổi nhiều, khi vật liệu tăng giá khiến việc sản xuất gặp khó khăn, bên cạnh đó việc tìm đầu vào của một số loại nguyên liệu quặng kim loại cũng khó khăn do nguồn cung khan hiếm.
Lãi suất tín dụng:
Đối với công ty khi đầu tư hay mở rộng sản xuất bằng cách vay tín dụng thì điều quan tâm đầu tiên đến đó chính là lãi suất vay tín dụng. Đó chính là 1 phần của chi phí sử dụng vốn và để thu được lợi nhuận cao thì giảm chi phí là một điều tất yếu mà công ty quan tâm đến.
Vài năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách giảm cung tiền và thiết chặt tín dụng. Sự can thiệp này là đúng hướng, nhưng chưa đủ. Khi lãi suất tăng gây khó khăn cho nhiều dự án kinh doanh của công ty, vì lúc đó chi phí sử dụng vốn cao, song lãi suất tăng là một chỉ báo, là một công cụ vô cùng hiệu quả để buộc công ty tính toán về hiệu quả kinh doanh và đầu tư. Lãi suất tăng cao công ty buộc phải dãn, chấm dứt một số hoạt động kinh doanh kém hiệu quả (lỗ) và tập trung nguồn lực, kể cả tiền vay, vào các dự án hay công việc kinh doanh có hiệu quả (cao hơn lãi vay).
Sự cạnh tranh
Trong giai đoạn ngày nay, với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập của đát nước và giao lưu thương mại quốc tế, các khu công nghiêp…, ngày càng được mọc lên nhiều hơn, các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực ngày càng nhiều, công nghệ tiên tiến phát triển từng ngày, các sản phẩm trên thị trường ngày càng hoàn thiện nên sự cạnh tranh giữa các công ty là rất lớn. Bên cạnh đó khách hàng ngày càng cẩn thận hơn trong tiêu dùng do nền kinh tế khó khăn, vì thế nên công ty cũng gặp khó khăn hơn tron việc cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan
Các nhân tố thuộc môi trường bên trong có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như quy chế tài chính, trình độ chuyên môn của người lao động, ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên…
Thuận lợi
Quy chế tài chính của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thị Thư
Quy chế tài chính của công ty là đưa ra các quyết định vay vốn, chuyển tiền, thanh toán nợ, các khoản phải thu của khách hàng…trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các quy chế tài chính nội bộ của công ty đã đưa ra giúp cho các nhân viên thực hiện đúng theo sự chỉ đạo đã đề ra của ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó là các quy chế lương thưởng hay cho vay nợ đối với các nhân viên của công ty. Khi nhân viên làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm, hăng say trong công việc…công ty có chế độ thưởng cho các nhân viên này, dù không nhiều nhưng một chế độ tốt sẽ khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
Nhân tố con người:
Trình độ chuyên môn của người lao động:
Tổng số nhân viên trong công ty là 121 người (trong đó trình độ đại học trở lên là 50 người ). Các cấp lãnh đạo đều có trình độ trên đại học. Trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc, đối với cùng một công việc người có trình độ chuyên môn cao sẽ có thể hoàn thành được nhanh, đúng yêu cầu chất lượng hơn là người có trình độ chuyên môn kém hơn. Tại công ty đã thực hiện phân công công việc cụ thể theo đúng trình độ của người lao động để nâng cao hiệu quả công việc dẫn đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các nhân viên khi được tuyển dụng vào công ty đều được sắp xếp vào các công việc phù hợp với ngành học.
Ý thức trách nhiệm của người lao động:
Ý thức trách nhiệm của người lao động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khi người lao động làm việc với hết trách nhiệm, ý thức trong công việc thì công việc sẽ được hoàn thành tốt đúng kế hoạch giúp tăng năng suất lao động hiệu quả công việc cũng được nâng cao, tiết kiệm chi phí. Vì vậy công ty Cổ phần Kim loại Mầu Châu Á đã có các qui định trong lao động đối với nhân viên của mình nhằm tăng cường ý thức lao động làm việc. Các nhân viên của công ty cũng đã có ý thức làm việc, giữ gìn của công.
Khó khăn
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Công ty thành lập chưa lâu nên việc vận hành và thiết lập cơ cấu vốn vẫn còn một số bất cập, đôi khi việc huy động vốn còn mất chi phí khá cao, sự
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thị Thư
chênh lệch về đầu tư vốn ngắn hạn và dài hạn còn quá lớn gây mất cân bằng về vốn kinh doanh.
Kỹ thuật và máy móc thiết bị:
Công ty có một số lượng thiết bị và máy móc rất lớn..chính vì thế cần thời gian và chi phí để quản lí và bảo dưỡng rất lớn, các máy móc dễ bị lạc hậu về công nghệ do sự phát triển quá nhanh của khoa học kĩ thuật.Do giá trị của máy móc của công ty thường lớn nên số lượng ít, máy móc đa số là nhập khẩu từ nước ngoài nên khi một máy móc hỏng đột xuất thường mất khá nhiều thời gian để thay mới sữa chữa dẫn đến công việc sản xuất bị ngừng trệ. Hàng tháng, công ty phải trích ra một khoản tiền khá lớn để dùng cho việc bảo dưỡng các máy móc đảm bảo hoạt động.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thị Thư
2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Kimloại Mầu Châu Á