Quyền lực tối cao là thực hiện ý chí chung của nhân dân

Một phần của tài liệu tư tưởng dân chủ của Rousseau trong các tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 49)

Từ việc đƣa ra quan niệm về các quyền chính trị của con ngƣời, mong muốn về một xã hội bảo vệ quyền tự do, bình đẳng, quyền làm chủ cho con ngƣời thông qua khế ƣớc xã hội, Rousseau tiếp tục nêu ra một luận điểm khác: để có thể xây dựng đƣợc xã hội đó, không thể thực hiện đƣợc bằng một hay một vài cá nhân riêng lẻ, mà phải gắn với cả cộng đồng, và “mỗi cá nhân trong khối liên kết tự thấy mình phải ƣớc thúc trong hai mối quan hệ: anh vừa là thành viên của quyền lực tối cao liên hệ với các cá nhân khác, đồng thời anh là thành viên của quốc gia liên hệ với quyền lực tối cao” [52, tr.70].

Theo Rousseau, quyền lực tối cao hay chủ quyền tối cao là sự thực hiện ý chí chung nhằm phục vụ lợi ích chung, tạo ra sự hài hòa về lợi ích và đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội: “quyền lực tối cao đƣợc thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại tạo ra nó, cho nên nó không có và không thể có lợi ích nào trái ngƣợc với các thành viên. Do đó, quyền lực tối cao không cần phải bảo đảm gì đối với các thần dân; bởi lẽ một cơ thể không bao giờ lại muốn làm hại tất cả thành viên của nó, cũng nhƣ làm hại đến một thành viên riêng lẻ. Quyền lực tối cao chỉ nhờ có tính chất nhƣ trên mới tồn tại đƣợc, nên luôn luôn tự nó phải là tất cả những gì tạo ra nó” [52, tr.71]. Theo Rousseau, quyền lực tối cao không phải là lực lƣợng nào đứng trên thần dân, yêu cầu thần dân phải tuân theo, “không phải một bản công ƣớc giữa cấp trên với cấp dƣới, mà là công ƣớc giữa cơ thể với tứ chi” [52, tr.89]. Đây là mối quan hệ hữu cơ giữa quyền lực tối cao với ý chí chung của nhân dân. Và nếu hỏi rằng quyền lực tối cao và quyền của công dân lấy ranh giới nào làm giới hạn, tức là ràng buộc với nhau nhƣ thế nào thì “mỗi ngƣời ràng buộc với tất cả vì tất cả ràng buộc với mỗi ngƣời” [52, tr.89].

Chủ quyền tối cao đƣợc trao cho cơ quan quyền lực tối cao, là sự thực hiện ý chí chung nên không thể tự nó từ bỏ nó đƣợc” [52, tr.79] nên “quyền hành thì có thể trao đƣợc lắm, nhƣng ý chí thì không” [52,tr.79]. Nói khác đi, “ý chí chung chỉ có thể điều khiển các lực lƣợng Nhà nƣớc theo mục đích của cơ chế nhằm phục vụ lợi ích chung” [52, tr.79].

Rousseau cho rằng, chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao chỉ có thể là sự thực hiện ý chí chung ở hiện tại, chứ không phải ở tƣơng lai. “Quyền lực tối cao có thể nói: bây giờ ta muốn cái mà ngƣời kia đang muốn, chứ không thể nói: ta cũng sẽ muốn cái mà ngƣời kia ngày mai sẽ muốn. Bởi vì, nói rằng ý chí chung tự trói buộc mình vào tƣơng lai thì thật là mơ hồ... Nếu dân chúng hứa hẹn một cách giản đơn là sẽ phục tùng vô điều kiện thì dân chúng không

còn tính cách là dân chúng nữa; lúc đó sẽ chỉ có ông chủ chứ không còn quyền lực tối cao nữa, và toàn bộ cơ thể chính trị sẽ phải tan rã” [52, tr.80].

Quyền lực tối cao đƣợc thiết lập bởi khế ƣớc xã hội là vô hạn và tuyệt đối. Chỉ có nhà nƣớc mới là vị quan tòa có thầm quyền quyết định xem nhà nƣớc đòi hỏi gì ở các công dân của mình. Trong khi đó, sự liên kết các cá nhân riêng lẻ thành liên minh chính trị tất yếu đòi hỏi sự tƣơng thân tƣơng ái vô điều kiện. Để ý chí chung có thể đƣợc thực thi một cách đúng đắn, cần làm sao để mỗi ngƣời chỉ phục tùng quyết định mà chính ngƣời đó tham gia.

Chủ quyền tối cao, theo Rousseau, là một con ngƣời tập thể. Chủ quyền tối cao không thể đƣợc đại diện bởi cá nhân nào nhân danh nó, mà đƣợc điều khiển bởi ý chí chung. Chủ quyền không thể chuyển giao cho cá nhân, nó luôn thuộc về nhân dân và không thể bị hạn chế bởi bất kỳ đạo luật nào. Tính tối cao của chủ quyền nhân dân thể hiện ở chỗ nó không bị ràng buộc bởi những luật lệ trƣớc đó và vào mọi thời điểm có thể thay đổi cả những thỏa thuận ban đầu của khế ƣớc. Tự do và bình đẳng của những ngƣời tham gia khế ƣớc bảo đảm sự liên kết nhân dân vào một thực thể với những quyền lợi không thể đi ngƣợc với những quyền lợi của từng cá nhân.

Quan hệ giữa quyền lực tối cao và ý chí chung đƣợc Rousseau xem xét dƣới giác độ nhân học, tựa nhƣ quan hệ giữa thể xác và tinh thần. Để ý chí chung với tính cách là một con ngƣời tinh thần trên cơ sở của khế ƣớc xã hội có thể đƣợc thực thi, ngƣời ta cần phải có một lực lƣợng (vật chất) có tính cƣỡng chế. Điều này cũng giống nhƣ để ý chí của mỗi ngƣời có thể đƣợc thực thi, ngƣời ta cần phải sử dụng tứ chi. Ông viết trong chƣơng 4, quyển II nhƣ sau: “Nếu nhà nƣớc và thành bang chỉ là một con ngƣời tinh thần nhờ sự đoàn kết của các thành viên mà tồn tại, và nếu điều quan tâm chủ yếu bậc nhất của nhà nƣớc là tồn tại, thì phải có một lực lƣợng chung có tính chất cƣỡng chế để động viên và sắp xếp cho mỗi bộ phận đều đƣợc thỏa đáng với toàn bộ. Thiên

nhiên đã ban cho con ngƣời cái quyền tuyệt đối sử dụng tứ chi, thì công ƣớc xã hội cũng phải trao cho cơ thể chính trị cái quyền tuyệt đối với các thành viên của nó” [52, tr.86]. Kết thúc lập luận này, Rousseau đƣa ra định nghĩa quyền lực tối cao: “Chính cái quyền tuyệt đối ấy đƣợc điều hành bằng ý chí chung, mang tên là quyền lực tối cao” [52, tr.86].

Nhƣ vậy, theo Rousseau, quyền lực tối cao chính là quyền lực nhà nƣớc, là sự thực hiện ý chí chung của toàn thể dân chúng. Nói cách khác, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Do vậy cơ thể chính trị có quyền lực tối cao có quyền tuyệt đối đối với các thành viên của nó. Để tránh tình trạng chuyên quyền và vô pháp luật, Rousseau cho rằng chỉ cần có:

1) Sự giới hạn thẩm quyền của các cơ quan lập pháp và hành pháp. 2) Sự phục tùng của quyền hành pháp đối với chủ quyền tối cao.

Theo đó, quyền của cơ quan tối cao là tuyệt đối, là thiêng liêng nhƣng không thể vƣợt qua giới hạn của khế ƣớc xã hội tổng quát, tức là không thể vi phạm những thỏa thuận mà con ngƣời đã xác lập. Đề làm rõ hơn bản chất của quyền lực tối cao, Rousseau đã phân tích hai đặc trƣng chủ yếu của nó. Đó là: tính không thể bị từ bỏ và tính không thể phân chia đƣợc. Trong chƣơng 1 và chƣơng 2, quyển II, Rousseau đã phân tích một cách khá chi tiết hai đặc trƣng này.

- Tính không thể bị từ bỏ của quyền lực tối cao

Theo Rousseau, chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao là không thể từ bỏ, bởi nó là sự thực hiện ý chí chung và luôn gắn liền với ý chí chung. Nếu nhƣ quyền lực tối cao có thể bị từ bỏ, điều này có nghĩa là ý chí chung bị thay thế bằng ý chí riêng. Nhƣ vậy sẽ vi phạm khế ƣớc xã hội, hay chính là xóa bỏ thể chế chính trị. Đề cao vị trí của quyền lực tối cao hay chính là đề cao vai trò của ý chí chung, ý chí của toàn dân, Rousseau đặc biệt coi trọng sức mạnh toàn dân, coi đây là lực lƣợng “có thể điều khiển các lực lƣợng nhà nƣớc theo mục đích của cơ chế nhằm phục vụ lợi ích chung” [52, tr.79].

Từ tính không thể từ bỏ của quyền lực tối cao, Rousseau đƣa đến kết luận về tính không thể của quyền đại diện nhân dân. Nằm ở ý chí chung, quyền lực tối cao không có ngƣời đại diện. Các đại biểu nhân dân, theo Rousseau, không phải là những ngƣời đại diện của nhân dân. Họ chỉ là những ngƣời dân ủy quyền và không thể đƣa ra các quyết định cuối cùng. Mọi thứ luật không đƣợc khẳng định bởi toàn thể nhân dân, thì không phải là luật. Luật đích thực là sự công bố ý chí chung, ý chí của toàn dân. Vì vậy, theo Rousseau, liên quan tới quyền lập pháp, nhân dân không thể có ngƣời đại diện. Tuy nhiên, nhân dân lại có thể và thậm chí cần phải có ngƣời đại diện liên quan đến quyền hành pháp. Bởi quyền hành pháp chỉ là sức mạnh đƣợc áp dụng theo luật. Còn đối với quyền lập pháp, một khi nhân dân bầu ra những ngƣời đại diện cho mình, nhân dân không còn tự do nữa. Ông viết: “Nhân dân Anh tƣởng mình là tự do; thật ra họ lầm to. Họ chỉ tự do khi đi bầu các đại biểu nghị viện mà thôi; bầu xong đại biểu họ trở lại là nô lệ, không còn là cái thá gì nữa. Trong những ngày tự do ngắn ngủi đó, cái quyền tự do họ đƣợc dùng thật xứng với cái mất tự do phải chịu sau đó” [52, tr.179]. Nhƣ vậy, Rousseau chủ trƣơng và ủng hộ nền dân chủ trực tiếp. Từ tính không thể từ bỏ của quyền lực tối cao, ông đƣa ra kết luận về sự cần thiết phải từ bỏ hệ thống lập pháp dựa vào quyền đại diện nhân dân.

Từ đây, Rousseau không chấp nhận một hệ thống nghị viện với những ngƣời đại diện. Nhà cầm quyền đƣa ra các bộ luật dựa vào ý chí chung. Vậy làm thế nào để nhận biết đƣợc, liệu một bộ luật có dựa vào ý chí chung và không dựa vào tổng số đơn thuần của các ý chí đặc thù? Khi trả lời câu hỏi này, Rousseau đã không đƣa ra một tiêu chí nào để phân định các bộ luật này.

Vấn đề có thể đƣợc đặt ra là: Bằng cách nào con ngƣời có tự do và đồng thời bị buộc phải tuân thủ ý chí không phải là của anh ta? Bằng cách nào những ngƣời không đồng tình có thể có tự do và đồng thời phải tuân thủ những luật mà họ không đồng tình? Theo Rousseau, bản thân cách đặt vấn đề

nhƣ vậy là sai lầm. Khi luật đƣợc đƣa ra biểu quyết tại hội nghị nhân dân, thì những ngƣời biểu quyết không đặt câu hỏi: Họ nhất trí với đề nghị hay là bác bỏ nó? Đề nghị đó có phù hợp với ý chí chung, cái mà cũng là ý chí của họ hay không? Bằng việc tham gia biểu quyết, một thành viên bộc lộ ý kiến của mình về vấn đề đƣa ra, và kết quả kiểm phiếu chính là việc tuyên bố ý chí chung. Thậm chí nếu ý kiến đối lập với ý kiến của ai đó đƣợc thông qua, thì điều này hoàn toàn không chứng tỏ rằng việc biểu quyết không thể hiện ý chí chung, mà chứng tỏ rằng, ngƣời đó đã nhầm, rằng cái mà ngƣời đó cho là ý chí chung, thực chất không phải thế.

Hình thức xác định ý chí chung thông qua biểu quyết bỏ phiếu trên của Rousseau mặc dù đƣợc nêu ra một cách khá sơ lƣợc nhƣng hiện nay, trên rất nhiều quốc gia trên thế giới, đây là một hình thức thể hiện tính dân chủ rõ ràng nhất. Nó thể hiện đặc trƣng quan trọng của quan niệm về dân chủ là nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân. Mọi cá nhân đều có thể nêu và bày tỏ ý kiến của mình, tuy nhiên ý kiến cuối cùng và đƣợc thông qua là ý kiến của số đông đồng tình, nhất trí, trở thành ý chí chung, và kết quả này sẽ đƣợc công bố công khai với tất cả cộng đồng. Rousseau đề cao quyền dân chủ trực tiếp trong cách xác định ý chí chung thông qua biểu quyết bỏ phiếu, mọi công dân, không cần thông qua trung gian là các đại diện đƣợc bầu hay chỉ định, có thể tham gia vào quá trình đƣa ra các quyết định cho các vấn đề xã hội. Một nhà nƣớc mà hoạt động của nó nhằm mục đích đảm bảo đƣợc quyền dân chủ, các quyền chính trị cơ bản của con ngƣời mới là một nhà nƣớc hợp pháp, chính đáng cho con ngƣời.

- Tính không thể phân chia được hay tính toàn vẹn của quyền lực tối cao

Về nguyên tắc, quyền lực tối cao hay chủ quyền tối cao là thống nhất, không thể phân chia đƣợc. Rousseau viết: “Chủ quyền tối cao không thể từ bỏ thì cũng không thể phân chia đƣợc; bởi vì ý chí là chung hoặc không phải là chung; nó có thể là của toàn thể dân chúng hoặc là của một bộ phận. Trƣờng

hợp thứ nhất, ý chí chung đƣợc công bố là một điều khoản của chủ quyền tối cao, nó trở thành luật. Trƣờng hợp thứ hai, ý chí cá nhân nếu công bố lên thì chỉ là mệnh lệnh pháp quan, cùng lắm chỉ là một nghị định mà thôi” [52, tr.81]. Chủ quyền tối cao là thống nhất, vì nó là ý chí chung của nhân dân, đại diện và bảo vệ lợi ích chung của nhân dân.

Tuy nhiên, trên thực tế ngƣời ta vẫn phân chia nó theo một cách nào đó chẳng hạn thành “lực lƣợng” và “ý chí”, “cai trị đối nội” và “cai trị đối ngoại”, hay thành “quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tƣ pháp”. Rousseau nhận xét: “Trong chính trị của ta, tuy về nguyên tắc thì quyền lực tối cao là không thể phân chia, nhƣng trên thực tế ngƣời ta vẫn chia tách nó trong đối tƣợng. Họ chia nó thành lực lƣợng và ý chí, thành quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp, thành quyền quan thuế, quyền tƣ pháp, quyền chiến tranh, thành cai trị đối nội và ứng phó đối ngoại; khi thì ngƣời ta trộn lẫn các bộ phận, khi thì ngƣời ta tách rời chúng với nhau. Họ biến quyền lực tối cao thành một thứ quái dị, ghép lại bằng nhiều mảnh, giống nhƣ họ ghép một hình ngƣời từ nhiều cơ thể, mặt của anh này, tay của chị nó, chân của ngƣời kia” [52, tr.81-82].

Phê phán sai lầm của các quan niệm trên về chủ quyền tối cao, Rousseau cho rằng, những quan điểm này “không xuất phát từ những khái niệm đúng đắn về quyền uy tối cao mà chỉ nắm lấy những biểu hiện bề ngoài, coi đó là các bộ phận của quyền uy tối cao” [52, tr.82]. Sai lầm của các quan niệm này là ở chỗ cho rằng, chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao có thể bị phân chia. Rousseau bác bỏ tất cả các cách phân chia quyền lực tối cao nhƣ vậy. Theo ông, các cách phân chia này sai lầm ở chỗ, cái chỉ là trƣờng hợp vận dụng lại đƣợc xem là bộ phận của quyền lực tối cao. Chẳng hạn, việc tuyên bố chiến tranh hay việc ký kết hòa bình không phải là luật, mà chỉ là vận dụng luật, chỉ là hành vi có tính cá nhân, xác định sự ngẫu nhiên của luật.

Rousseau rút ra kết luận: “Những bộ phận quyền hành đƣợc chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, đều giả định phải có ý chí tối cao, mỗi bộ phận đều chỉ nhằm thực hiện ý chí tối cao đó” [52, tr.82]. Nói một cách khác, tính thống nhất của ý chí chung là nền tảng cho tính không thể phân chia của chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao.

Một phần của tài liệu tư tưởng dân chủ của Rousseau trong các tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 49)